Những Câu Kệ Chánh Về Sáu Bardo

02/01/201112:00 SA(Xem: 7905)
Những Câu Kệ Chánh Về Sáu Bardo
Những Câu Kệ Chánh về Sáu Bardo

Bây giờ khi bardo của sự sanh hiện lên cho tôi,
tôi sẽ bỏ biếng lười vì cuộc đời không có thì giờ cho nó,
đi vào con đường không xao lãng của học hỏi, tư duythiền định
biến những phóng tưởng và tâm thức thành con đường, và chứng ngộ ba thân ;
giờ đây một khi tôi đã có được thân người,
không có thì giờ cho tâm thức lang thang trên con đường. ÷

Bây giờ khi bardo của giấc mộng hiện lên cho tôi,
tôi sẽ bỏ giấc ngủ như xác chết của vô minh cẩu thả,
và để cho những tư tưởng của tôi đi vào trạng thái tự nhiên của chúng mà không xao lãng ;
kiểm soátchuyển hóa những giấc mộng thành quang minh,
tôi sẽ không ngủ như loài thú vật
kết hợp trọn vẹn giấc ngủ và thực hành. ÷

Bây giờ khi bardo của thiền định hiện lên cho tôi,
tôi sẽ bỏ lũ phóng dậtmê lầm rối rắm,
và trụ trong trạng thái vô biên mà không bám nắm hay náo động ;
vững chắc trong hai thực hành : quán tưởngthành tựu,
vào lúc thiền định này, nhất tâm, thoát khỏi mọi hoạt động,
tôi sẽ không rơi vào sức mạnh của những xúc cảm rối bời. ÷

Bây giờ khi bardo của giây phút trước cái chết hiện lên cho tôi,
tôi sẽ bỏ mọi bám nắm, khát khao và luyến ái,
không phóng dật đi vào trong tỉnh giác trong sáng của giáo lý,

và phóng thức tôi vào không gian của tâm vô sanh ;
khi tôi bỏ thân máu thịt hợp tạo này
tôi sẽ biết nó là ảo tưởng thoáng qua. ÷

Bây giờ khi bardo của pháp tánh hiện lên cho tôi,
tôi sẽ bỏ mọi tư tưởng sợ hãi, kinh hoàng,
tôi sẽ nhận ra bất cứ cái gì xuất hiện là sự phóng tưởng của tôi
và biết nó là một ảnh hiện của bardo ;
giờ đây tôi đã đến điểm quan yếu này,
tôi sẽ không sợ hãi những vị thần hòa bình và hung nộ là những phóng tưởng của chính tôi. ÷

Bây giờ khi bardo của thác sanh hiện lên cho tôi,
tôi sẽ nhất tâm tập trung tâm thức tôi,
cố gắng kéo dài những kết quả của thiện nghiệp,
đóng lối vào mẫu thai và nghĩ đến sự chống lại ;
đây là lúc cần đến sự kiên trìtư tưởng trong sạch,
hãy bỏ ghen ghét, và thiền định về guru và phối ngẫu
của ngài. ÷

Với tâm thức mơ hồ, không nghĩ đến cái chết đang đến,
tạo tác những hoạt động vô nghĩa ngoài kia,
trở về hai tay không bây giờ sẽ là hoàn toàn lầm lạc ;
cần thiếtnhận biết thánh pháp,
vậy thì tại sao không thực hành pháp vào chính lúc này ?
Từ miệng của những thành tựu giả có những lời này :
Nếu con không giữ lời dạy của guru trong lòng con
con sẽ không khỏi trở thành kẻ lừa đảo của chính mình. ÷




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109922)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :