Thư Viện Hoa Sen

Thầy Thích Từ Hạnh - Nói Chi Tiết Về Quyết Định Tự Thiêu Của Thầy Thích Quảng Đức

23/05/20234:13 SA(Xem: 3336)
Thầy Thích Từ Hạnh - Nói Chi Tiết Về Quyết Định Tự Thiêu Của Thầy Thích Quảng Đức
blank
THẦY THÍCH TỪ HẠNH NÓI CHI TIẾT VỀ

QUYẾT ĐỊNH TỰ THIÊU CỦA THẦY THÍCH QUẢNG ĐỨC


Thầy Thích Từ Hạnh, thế danh là Phạm Chí Nguyện, pháp danh Quảng Y, hiệu Từ Hạnh. Ngài sanh năm 1927 tại ấp Đức Phổ, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Xuất gia năm lên 15 tuổi làm đệ tử của Hòa thượng Thích Phước Thành, trụ trì chùa Thiên Phước, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Kể từ khi xuất gia, Thầy đã trải qua nhiều lớp Phật pháp tại các tổ đình tòng lâm của từng địa phương và được trưởng thành sau khi nhập học tại các Phật học đường Thiên Đức, Thập Tháp... tại Bình Định và Nha Trang.

Song song với việc tu họchành đạo, Thầy đã theo học chương trình thế học, năm 1970 Thầy tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn cũ. Lúc bấy giờ Thầy trú xứ tại chùa Giác Tâm, Q. Phú Nhuận, nơi đã hỗ trợ phần lớn cho Thầy hoàn thành một phần tâm nguyện. Cũng tại đây, Hòa thượng đã góp phần cùng Ban Quản trị kiến thiết chùa này.

Thầy Từ Hạnh đã tham gia các phong trào đấu tranh của giới Phật giáo tại Sài Gòn - Gia Định. Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập, Thầy Từ Hạnh được Viện Hóa đạo bổ nhiệm giữ chức Ủy viên phụ trách Phật tử chuyên nghiệp và giữ chức Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Gia Định, rồi được bổ nhiệm trụ trì chùa Phổ Đà - Q. Bình Thạnh. Từ năm 1970 đến năm 1975, Thầy Từ Hạnh giữ chức Hiệu trưởng Trường Trung học Bồ Đề tại Qui Nhơn.

Theo tinh thần di chúc của Hòa thượng Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quán Thế Âm, trước khi vị pháp thiêu thân, Thầy Từ Hạnh đã được Giáo hội và Thành hội bổ nhiệm về trụ trì chùa Quán Thế Âm, Q. Phú Nhuận từ năm 1985 cho đến ngày viên tịch 1988.
(Theo tiểu sử do pháp quyến môn đồ soạn thảo)



.
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: