Thầy Thích Từ Hạnh - Nói Chi Tiết Về Quyết Định Tự Thiêu Của Thầy Thích Quảng Đức

23/05/20234:13 SA(Xem: 3152)
Thầy Thích Từ Hạnh - Nói Chi Tiết Về Quyết Định Tự Thiêu Của Thầy Thích Quảng Đức
blank
THẦY THÍCH TỪ HẠNH NÓI CHI TIẾT VỀ

QUYẾT ĐỊNH TỰ THIÊU CỦA THẦY THÍCH QUẢNG ĐỨC


Thầy Thích Từ Hạnh, thế danh là Phạm Chí Nguyện, pháp danh Quảng Y, hiệu Từ Hạnh. Ngài sanh năm 1927 tại ấp Đức Phổ, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Xuất gia năm lên 15 tuổi làm đệ tử của Hòa thượng Thích Phước Thành, trụ trì chùa Thiên Phước, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Kể từ khi xuất gia, Thầy đã trải qua nhiều lớp Phật pháp tại các tổ đình tòng lâm của từng địa phương và được trưởng thành sau khi nhập học tại các Phật học đường Thiên Đức, Thập Tháp... tại Bình Định và Nha Trang.

Song song với việc tu họchành đạo, Thầy đã theo học chương trình thế học, năm 1970 Thầy tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn cũ. Lúc bấy giờ Thầy trú xứ tại chùa Giác Tâm, Q. Phú Nhuận, nơi đã hỗ trợ phần lớn cho Thầy hoàn thành một phần tâm nguyện. Cũng tại đây, Hòa thượng đã góp phần cùng Ban Quản trị kiến thiết chùa này.

Thầy Từ Hạnh đã tham gia các phong trào đấu tranh của giới Phật giáo tại Sài Gòn - Gia Định. Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập, Thầy Từ Hạnh được Viện Hóa đạo bổ nhiệm giữ chức Ủy viên phụ trách Phật tử chuyên nghiệp và giữ chức Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Gia Định, rồi được bổ nhiệm trụ trì chùa Phổ Đà - Q. Bình Thạnh. Từ năm 1970 đến năm 1975, Thầy Từ Hạnh giữ chức Hiệu trưởng Trường Trung học Bồ Đề tại Qui Nhơn.

Theo tinh thần di chúc của Hòa thượng Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quán Thế Âm, trước khi vị pháp thiêu thân, Thầy Từ Hạnh đã được Giáo hội và Thành hội bổ nhiệm về trụ trì chùa Quán Thế Âm, Q. Phú Nhuận từ năm 1985 cho đến ngày viên tịch 1988.
(Theo tiểu sử do pháp quyến môn đồ soạn thảo)



.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47546)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.