Tiếp Cận Cái Chết

25/04/20197:47 SA(Xem: 6775)
Tiếp Cận Cái Chết

TIẾP CẬN CÁI CHẾT
Nguyên tác Pháp ngữ: Trịnh Đình Hỷ 
Việt dịch: Trần Tuấn Mẫn

 

Trinh Dinh Hy BS
Tác giả

Dẫn nhập

Cái chết là một vấn đề quan trọng cứ theo đuổi chúng ta suốt đời và không ngừng chất vấn chúng ta cho đến hơi thở cuối cùng.

Phật tử, chúng ta càng đặc biệt cảm thấyliên quan đến đề tài này vì theo truyền thuyết, khi ra khỏi cung điện, thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddharta Gotama) trông thấy một người bệnh, một người già và một đám tang, Ngài quyết định dứt khoát ra đi tìm chân lý và về sau trở thành Đức Phật, bậc Chứng ngộ Toàn hảo.

Nhưng, chắc chắn một câu hỏi nung nấu trên môi bạn: tại sao lại nói về cái chết vào đầu năm khi người ta nên nêu ra những ước mong sức khỏe, thịnh vượng và hạnh phúc? Há chẳng phải tỏ ra bi quan, rầu rĩ trong khi thế giới ngày nay đang là nạn nhân của bạo lực và của nghi ngờ, bao giờ cũng cần lạc quanhy vọng hay sao?

Tôi xin gián tiếp trả lời câu hỏi này bằng cách nêu lên một bài kệ (gatha) mà bạn cũng biết rõ do Thiền sư Việt Nam Mãn Giác (thế kỷ XI) sáng tác trước khi viên tịch:
Xuân đi, trăm hoa tàn
Xuân đến, trăm hoa nở
Trước mắt, bánh xe thời gian không ngừng quay
Và rồi tóc bạc trắng
Nhưng chớ tin rằng xuân ra đi, mọi hoa đều rụng
Tối hôm qua trước vườn, một cành mai trắng đang hoa
.

Chắc chắn bạn đã chú ý, hình ảnh đầu tiên là hình ảnh hoa tàn chứ không phải hoa nở như chúng ta quen thấy.

Nhưng rốt lại, há chẳng phải sao? Trái cây sinh ra một cây há chẳng phải nó không xuất hiện khi các cánh hoa rụng hay sao? Cái gì phân biệt giữa chồi hoa và bông hoa, thúc đẩy cái hoa tàn đến cái hoa nở, nếu không phải là trí óc của chúng ta? Cũng chính trí óc tách biệt một cách giả tạo sự sống và cái chết, làm đối nghịch, sự sống và cái chết, trong khi, bạn biết rõ đấy, tất cả chỉ là quá trình chuyển biến, một sự tương tục của sự sống tiếp theo vượt ngoài sự xuất hiện và sự biến mất của các sự vật.

Bài kệ cũng nhấn mạnh rằng cái chết chỉ là một biểu hiện của sự vô thường của các hiện tượng. Và vô thường chính là dấu vết của thời gian, thời gianmột độ số cố hữu ở các sự vật. Ở đó không có sự sống nếu không có sự chết. Do đó, tư duy về cái chết chỉ là tư duy về sự sống.

Chắc chắn bạn cũng đã cảm thấy sự thanh thản phi thường toát ra từ bài kệ này do vị Thiền sư tuyên đọc ngay trước khi ngài tịch. Bất cứ ai cũng không thể có thái độ tĩnh lặng, bình thản trong những phút chốc cuối cùng của mình. Thái độ này hẳn nhiên chỉ đạt được sau một nỗ lực tâm linh kiên nhẫn, thiền định lâu dài để có thể phát triển sự lĩnh hội thâm sâu về các sự vật (Pali: panna, Sanskrit: prajna). Sự cận tử của Phật giáo cần được chuẩn bị, luyện tập suốt đời.

Những ai hy vọng tìm thấy trong bài này một sự mở rộng về tái sinh và một chứng minh về “đời sống sau khi chết” sẽ thất bại, tôi xin cáo lỗi trước. Thái độ của Phật giáo trước cái chết, theo tôi nghĩ, không phụ thuộc vào sự tin hay không tin vào tái sinh. Chúng ta sẽ nói về điều này sau.

Trước khi đề cập đến quan điểm Phật giáo, tôi xin nhắc lại một cách vắn tắt những quan điểm triết học và khoa học về cái chết.

Cái chết đáng sợ, đặc biệt là với con người

Cũng bình thường khi bảo rằng mọi lúc, con người đã lo lắng về cái chết, và rằng con người là “Sinh vật độc nhất biết rằng mình sẽ chết”. Những di tích đầu tiên của văn minh nhân loại được tìm thấy ở các vị trí khảo cổ là những dụng cụ, những phẩm vật nghệ thuật và những mộ phần. Dù muốn hay không, con người cũng suốt đời trải nghiệm và với tư cách chứng nhân trước cái chết qua những đám tang của những người thân hay qua những cảnh tượng chết chóc.

Ai cũng trải nghiệm cái chết như thế như một định mệnh bắt buộc, như kết thúc một con đường, như một cái bẫy, một tấm lưới mà không ai có thể thoát ra được, hoặc như một sự hư vô hóa không thể cưỡng lại được.

Theo Héraclite, cái chết là một phần của panta rhei, sự vận hành tuôn chảy này của mọi sự vật. Sống và chết, trẻ và già, sự biến đổi của cái này tạo ra cái kia, và ngược lại. Theo các nhà theo chủ nghĩa khắc kỷ (stoïcien), chẳng ích gì khi phải rên rỉ, cầu xin, khóc lóc, tóm lại là bị kích động trước cảnh tượng của cái chết. Đơn giản là phải sống như phải sống, rồi chết xứng đáng khi đến lúc.

Những người theo chủ nghĩa khoái lạc (Épicurien) cũng nhìn cái chết một cách thanh thản, vì thực ra cái chết chỉ khiến những người khác quan tâm chứ không khiến chúng ta quan tâm. Như Montaigne đã nói trong các Tiểu luận (Essais) của ông: “Cái chết không khiến bạn quan tâm về chết hay sống. Sống vì bạn đang hiện hữu. Chết, vì bạn không còn hiện hữu nữa”. Sau khi nhắc lại câu nói của Cicéron “Triết lý, chỉ là chuẩn bị cái chết”, ông nói tiếp: “Cái chết là một trong những bộ phận của trật tự của vũ trụ, đó là một bộ phận của sự sống của cuộc đời… Tại sao tôi lại phải thay đổi cho bạn sự sắp đặt đẹp đẽ này về các sự vật chứ? Cái chết là điều kiện cho sự tạo sinh của bạn: nó là một phần của bạn, bạn chạy trốn nó tức là bạn chạy trốn chính bạn. Sự hiện hữu này mà bạn đang hưởng thụ thuộc về cái chết và sự sống. Ngày bạn sinh ra là bước đầu tiên trên con đường đưa bạn đến cái chết cũng như đến sự sống”.

Thật vậy, cảnh tượng về cái chết của những người khác khiến chúng ta sợ hãi cái chết trong tương lai của chúng ta, một cái chết chưa có ở đó, nói khác đi là một cái chết tưởng tượng. Ngay cả lúc cái chết chỉ kéo dài vài giây hay nhiều lắm là vài giờ, nhưng ý niệm về cái chết có thể ám ảnh, hiện hồn suốt cả cuộc đời, đó là cái nghịch lý lớn nhất của cái chết.

Cái chết: Hiện tượng tự nhiên, sinh lý

Ngược lại với cái chết về tâm lý, cái chết về vật lý không hề mang tính chủ quan. Đối với một sinh thể người, cái chết được y học định nghĩa là sự ngưng các hoạt động của não bộ được thể hiện bởi hai tấm đĩa điện não đồ liên tiếp.

Như mũi tên thời gian, sự sống tuân theo định luật thứ hai của nhiệt động học, định luật entropie, có xu hướng tăng thêm mãi. Trật tự vốn cơ cấu nên sự sống có xu hướng tiến đến vô trật tự không thể vãn hồi, nghĩa là sự thoái hóa, cái chết.

Sinh thể được cấu thành bởi vô số tế bào, chúng sinh ra, phát triển, suy tàn và chết đi. Mỗi cơ quan của thân thể chúng ta được cấu thành bởi hàng tỷ tế bào mà một phần lớn chúng đổi mới hàng ngày. Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn, những gì hiện hữu trong vũ trụ đều cùng tuân theo định luật biến đổi, tiến hóa.

Sự sống cũng là kết quả của một cuộc chiến đấu hàng ngày được dẫn dắt bởi các tế bào bảo vệ cơ thể (như các bạch cầu) và các chất mà chúng tiết ra (như các kháng thể) chống lại những thứ xâm nhập ngoại lai (như các vi sinh vật), thậm chí còn chống cả những tế bào của chính nó.

Những cuộc đấu tranh này gây ra những cái chết của hàng tỷ tế bào, và người ta có thể bảo rằng thân thể chúng ta là một bãi chiến trường đầy rẫy những xác chết…

Ở mức độ phân tử, cái chết cũng được lập trình nữa, trong một hiện tượng mà người ta gọi là apoptose. “Cái chết này, như François Jacob nói, không đến từ bên ngoài như là hậu quả của một biến cố nào đó nhưng lại được áp đặt từ bên trong như một sự cần thiết được quy định ngay từ trong trứng bởi một chương trình di truyền học”. Nó “cần thiết cho khả năng của một sự tiến hóa nữa”, tức là sự tương tục của sự sống trong vũ trụ.

Vậy cái chết thuộc quan điểm khoa học, ngoại trừ trường hợp do bị tai nạn, là một hiện tượng sinh lý, bình thườngcần thiết cho sự sống.

Dù sao đi nữa thì nếu khoa học soi sáng rõ hơn về hiện tượng của cái chết bằng cách đặt hiện tượng này trong một văn cảnh khách quan và phổ quát, thì khoa học vẫn chẳng chút nào giảm thiểu sự lo lắng đặc biệt của con người về cái chết, cũng không tìm ra được một thái độ thích đáng vào lúc người ta sắp chết. Chính vì vậycon người quay về với tôn giáo.

Tôn giáo: Giải quyết nỗi lo về cái chết?

Thật vậy, một trong những lý do chủ yếu để con người quay về với tôn giáo chính là sự lo ngại về cái chết.

Từ thời cổ đại, mọi tôn giáo đã cố xoa dịu nỗi sợ hãi cái chết và trấn an nỗi sợ hư vô bằng khái niệm về sự bất tử của linh hồn và sự sống vĩnh hằng ở phía bên kia, trong một thế giới khác.

Tại Ai Cập cổ đại của các vị Pharaon, mỗi vị chuẩn bị con đường này bằng cách thiết lập việc mai táng xứng đáng với đẳng cấp của mình, một con thuyền đưa xác ướp đến phía bên kia.

Đối với các tôn giáo nhất thần như Do Thái giáo, Thiên Chúa giáoHồi giáo, mục đích của nơi đến sau khi chếtthế giới của vị Thượng đế đầy quyền năngsáng tạo mọi sự. Với một vài sắc thái, các tôn giáo này đe dọa rằng địa ngục sẽ dành cho những ai đã phạm tội và hứa hẹn thiên đường và sự sống vĩnh hằng cho những ai đã nhận ân sủng của Thượng đế.

Đối với những tôn giáo của Ấn Độ, Bà-la-môn giáo, Kỳ-na giáo, Phật giáo, cái chết chỉ là một giai đoạn, một sự chuyển tiếp sang một đời sống khác theo vòng luân hồi, tái sinh (samsara). Bà-la-môn giáo chủ trương rằng để thoát khỏi luân hồi, cần có sự hợp nhất giữa tiểu ngã (atman) và Đại ngã (Brahman) “như các dòng sông đều đổ ra biển”. Cốt yếu là phải có một thiện nghiệp (Sanskrit: karma, Pali: kamma), một sự tái sinh tốt lành trở thành một người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn mới có thể bằng các nghi thức, các thể thức huyền bí, thể hiện sự hợp nhất tiểu ngã - Đại ngã (atman - Brahman). Thực ra, khái niệm về tái sinh (còn được gọi là luân hồi hay sự di chuyển của linh hồn) không phải là riêng của nền văn hóa Ấn Độ mà còn được các tôn giáotriết học cổ đại khác chia sẻ.

Cái chết trong Phật giáo Nguyên thủy

Những quan điểm của Phật giáo về cái chết thể hiện một vài sắc thái theo các truyền thống Phật giáo, mặc dù chia sẻ một quan điểm chung, đó là giáo lý căn gốc của Đức Phật Cồ-đàm (Bouddha Gotama)

Trái với một quan niệm phổ biến, Đức Phật đã nói rất ít về sự trở thành sau cái chết, đặc biệtluân hồi (samsara), mà như tôi vừa nói, là một khái niệm phổ biếnẤn Độ cổ đã có từ trước rất lâu.

Đức Phật chỉ quan tâm đến khổ, trong đó những người đang sống bị ném vào và chỉ cho họ con đường giải thoát. Đấy là ý nghĩa của bài giảng đầu tiên tại Vườn Nai ở Sarnath, về bốn Chân lý Cao cả tạo thành căn bản của giáo lý Phật giáo: khổ (dukkha), nguồn gốc của khổ (samudaya), và sự diệt khổ (nirodha) bằng con đường (magga) là tám lối đi của trí tuệ Bát chánh đạo). Đức Phật dạy: “Cũng như biển chỉ có một vị, vị mặn, giáo lý của ta chỉ có một đối tượng, khổ). Cái chết là một phần của cái khổ phổ quát này, như nỗi đau vô hạn mà mỗi người trải nghiệm trước sự mất đi một người thân.

Chúng ta hãy nhớ ẩn dụ về người bị thương vì trúng mũi tên độc mà cứ khăng khăng từ chối mọi chăm sóc y tế trước khi anh ta được giảng giải đầy đủ về mũi tên, cái cung, người bắn, hướng gió v.v., cuối cùng anh ta chết trước khi nghe trọn các chi tiết này. Đức Phật dùng ẩn dụ này để trả lời câu hỏi do đệ tử Ngài là Malunkyaputta (Man Đồng Tử) về vũ trụ có hữu hạn không, linh hồnbất tử không, con người trở thànhsau khi chết. Đối với Đức Phật, không nên lẩn quẩn vô ích trong những lý luận siêu hình và mất thời gian trong những vấn đề không có giải đáp, mà tốt hơn nên lo giải thoát mình khỏi những khổ đau, ở đây và bây giờ.

Do vậy mà người ta bảo là sự im lặng của Đức Phật, cũng từ đó Ngài có tôn danh là Thích-ca Mâu-ni (Shakyamouni), vị tịch mặc của dòng dõi Thích-ca (Shakya).

Sự im lặng của Đức Phật thực ra hàm chứa hai ý nghĩa: trước hết là sự gấp rút của tình thế, như “một ngôi nhà đang cháy”, cần phải có một hành động cụ thểcấp cứu. Tiếp theo, việc lĩnh hội chân lý là không thể được, vượt khỏi trí óc và các phương cách khái niệm của chúng ta. Thái độ này, mà người ta có thể định tínhbất khả tư nghì, nhằm chỉ cho những con người bình thường như chúng ta.

Trong các kinh điển cổ, như Pháp cú (Dhammapada), ta thường thấy sự ám chỉ Mara (Ma vương). Đấy cũng là tượng trưng cho cái ác, những đam mê lôi kéo con ngườicản trở tiến trình đến giải thoát.

Về phần Đức Phật, Ngài không bao giờ thi triển thần thông, không bao giờ làm cho người chết sống lại. Câu chuyện về Kisa Gautami (Già-sa Cồ-đàm-di) là chủ đề tiêu biểu. Thiếu phụ này có đứa con độc nhất vừa mới chết. Trong cơn đau đớn cùng cực, bà đến đặt thân xác nhỏ bé kia dưới chân Đức Phậtcầu xin Ngài khiến cho con bà sống lại. Đức Phật nhìn bà với lòng đầy thương xótyêu cầu bà đi tìm một nắm hạt cải trong một nhà chưa bao giờ có người chết. Kisa đi khắp nhà này đến nhà khác để xin hạt cải, nhưng mọi nhà đều trả lời như nhau: sẵn sàng cho bà một nắm hạt cải, nhưng không nhà nào không có tang tóc, nơi đây thì con chết, nơi kia thì chồng chết, nơi nọ thì bà nội chết… Cuối cùng, bà lại đến với Đức Phật, kiệt sức nhưng được nguôi ngoai vì hiểu rằng bà không phải là người độc nhất khổ đau vì tang tóc, rằng cái chết là số phận của tất cả mọi người đang sống.

Theo Đức Phật, bệnh tật, già nua và cái chết là những hiện tượng tự nhiên không miễn trừ một sinh thể nào, kể cả chính Ngài. Sự kết thúc cuộc sống của Ngài được kể rõ ràng trong kinh Đại-bát-niết-bàn (Mahaparinibbana). Khi vị đệ tử thân cận nhất của Ngài là A-nan (Ananda) lo lắng về sức khỏe của Ngài và về tương lai của Tăng-già (Sangha), Ngài đã trả lời: “Này A-nan, Ta mệt mỏi, luống tuổi, già nua, tuổi tác chồng chất. Ta đã đến mức cuối cùng của sinh thời. Ta đã tám mươi tuổi. Tất cả như một cỗ xe chỉ có thể dùng được nhờ vào rất nhiều dây đai, Ta cảm thấy thân thể chỉ có thể bước đi khi phải nhờ chăm sóc…” Tuy vậy, Ngài vẫn tiếp tục giảng dạy cho đến những giờ phút cuối cùng. Ngài đã nhiều lần yêu cầu các đệ tử đặt những câu hỏi nếu họ còn nghi ngờ hay bối rối về Giáo pháp. Lời cuối cùng của Ngài là: “Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy kiên trì, tinh tấn”.

Chỉ riêng câu này thôi cũng có thể tóm tắt giáo lý căn bản của Đức Phật về thái độ cần có trước cái chết: hiểu biết thâm sâu về vô thường (anicca) và vô ngã (anata), hai điều này cùng với khổ (dukkha) tạo thành ba dấu ấn (tam pháp ấn) của sự hiện hữu (tilakkhana); và cần kiên trì trong việc tu tập Pháp (Dhamma, Pali hoặc Dharma, Sanskrit), nghĩa là con đường đưa đến giải thoát.

Cũng vậy, như Ngài đã nêu trong một bài kệ của Pháp cú (Dhammapada):
Người nào xem thân mình
Như một ảo ảnh
Như một bọt nước
Sẽ không còn thấy cái chết.

Vâng, đây cũng là thái độ của Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) được chủ yếu thực hành ở Nam Á và Đông Nam Á (Sri Lanka, Mianma, Thái Lan, Campuchia và Lào), và là sự tiếp nối của giáo pháp nguyên thủy.

Cái chết trong Phật giáo Đại thừa

Đại thừa (Mahayana), phong trào cải cách Phật giáo xuất hiện từ đầu Công nguyên, lan rộng đến phía Bắc và phía Đông châu Á, tạo ra các tông phái chính hiện nay là: 1/ Kim cương thừa (Vajrayana) có ít nhiều trùng hợp với Mật tông, hay Phật giáo Tây Tạng, 2/ Chan (Trung Hoa), Zen (Nhật Bản) hay Thiền (Việt Nam) hay Trường phái Thiền, và 3/ Jing Du (Hán), Jo Do (Nhật) hay Tịnh Độ (Việt). Thiền và Tịnh độ chủ yếu được thực hànhTrung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiền và Việt Nam.

1/ Kim cương thừa

Về cơ sở, chia sẻ giáo lý căn bản của Đức Phật, nhưng cũng dựa vào giáo lý của Trường phái Trung đạo (Madhyamaka) hay Không luận (Shunyatavada) của Long Thọ (Nagarjuna) và Trường phái Duy thức (Vijnanavada hay Yogacara) của Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu). Tuy nhiên, có thể do ảnh hưởng của tôn giáo bản địa Bön, Kim cương thừa rất gắn bó với chủ thuyết tái sinh, như công nhận sự hóa thân (tulku) ở những đứa trẻ được sinh ra sau sự tịch diệt của các Lạt-ma nhiều năm trước đó.

Theo Kim cương thừa, giai đoạn quyết định cho sự tái sinh là bardo (thân trung ấm), trạng thái của tâm thức trung gian giữa cái chết sinh lý và sự ra đi thực sự để đến thế giới khác.

Như thế, ở đầu giường của người hấp hối, người ta bắt đầu đọc Tử thư (sách dành cho người chết, BardoThodöl) và cứ tiếp tục như thế suốt bảy tuần (là thời gian tối đa của trung ấm, bardo) ngay cả khi người này ở trạng thái vô thức. Quan trọng là người hấp hối nhớ lại những hành động tốt lành của mình và như thế người ấy có thể gặp cái chết với cảm giác hoàn toàn tự tin về cuộc sống mình đã trải qua. Cần tránh mọi khóc lóc, sầu bi về phía gia đình để không làm rối loạn trí óc người ấy và đảm bảo cho người ấy một cái chết an bình, và do đó, một sự tái sinh tốt lành.

Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong cuốn sách ấy vốn mang tính chỉ dẫnlợi ích: “Khi những triệu chứng của cái chết đang hội tụ, người ta khuyến khích người hấp hối cố giữ trí óc tỉnh táo. Thì thầm nhỏ nhẹ bên tai người ấy, bảo rằng: ‘Này thiện nam, đừng để tư tưởng xao lãng! Giờ đây đạo hữu đang tiến đến cái mà người ta gọi là cái chết, hãy giữ cho trí óc tỉnh táo theo cách như sau: Ôi, giờ đây cái chết đến với tôi, tôi chỉ muốn nhờ lợi ích của cái chết này mà thức tỉnh trong tôi tình yêu, lòng từ bi và trí óc tỉnh táo. Mong sao vì sự thiện lành của tất cả chúng sinh đang trải rộng đến bờ mé của không gian, tôi có thể đạt được sự tỉnh giác hoàn toàn và sự bừng nở gọi là Giác ngộ…’”.

“Này thiện nam, hãy biết rằng tất cả những hiện tượngđạo hữu trải nghiệm, tất cả những ấn tượng sợ hãi đều là những sự phóng chiếu của chính đạo hữu. Đừng sợ khi điều ấy xảy ra với đạo hữu. Vì đạo hữu là một sản phẩm về thân-tâm của những khuynh hướng vô thức, thực sự đạo hữu không thể chết, dù cho có ai giết hay chặt đạo hữu ra từng mảnh. Thực ra, sắc thân của đạo hữu chỉ là trống không, đạo hữu chẳng có gì để sợ. Và vì các sứ giả của cái chết đều là những phóng ảnh của chính đạo hữu nên chẳng có nơi họ thực tính vật chất nào. Và cái trống không thì không thể gây tổn hại cho cái trống không! Hãy chắc chắn rằng các linh nhân hiền hòa hay giận dữ, những kẻ uống máu có nhiều đầu, những ánh sáng cầu vồng và những hình dáng dữ tợn của Thần chết và nhiều thứ khác nữa cũng không có thật, không có bản chất riêng, và hãy chắc chắn rằng những thứ ấy chỉ xuất phát từ trò chơi của tâm thức đạo hữu mà thôi. Nếu đạo hữu hiểu được như vậy thì mọi sợ hãi tự nhiên sẽ bị loại bỏ. Nếu theo cách như thế, đạo hữu sẽ có được cái nhìn thâm sâu, chẳng chút nghi ngờ gì thì ngay tức khắc, đạo hữu sẽ thành một vị Phật”.

Điều quan trọng cần ghi chú là thực ra chẳng có gì là siêu nhiên, là tuyệt diệu, và những gì mà người sắp chết cảm nhận, trải nghiệm chỉ phát ra từ chính tâm thức của người ấy, dĩ nhiên đó là sự trống không. Như Lạt-ma Anagarika đã viết trong bài tựa cuốn sách, “Bardo - Thodöl không phải là một cuốn sách chỉ dẫn cho người chết mà là một cuốn sách chỉ dẫn cho tất cả những ai muốn vượt qua cái chết bằng cách biến đổi quá trình của mình thành một hành động tự do”.

2/ Theo tông phái Tịnh độ

Tông phái này chủ yếu dựa vào tận tín và Đức Phật A-di-đà (Amitabha)

E-mi-tuo [Hán], Amida (Nhật) và các Bồ-tát (Bodhisattva), trong đó những vị được tôn thờ nhiều nhất là Quán Thế Âm (Avalokiteshvara hay Guanyin [Hán], Kannon [Nhật], vị nghe những lời cầu xin của mọi chúng sinhĐịa Tạng (Ksitigarba [Di Zang (Hán), Jizo [Nhật Bản]), vị lập nguyện ở trong các cõi địa ngục nếu còn chúng sinh bị hành khổ tại đó. Cái chết cũng là sự di chuyển ở phía bên kia, trong trường hợp tốt đẹp nhất, đến Tây phương Cực lạc (Sukhavati).

Do sự sùng kính, những hành động thiện lành và những công hạnh, những nguyện cầu, không ngừng niệm Phật, tụng mật chú (mantra), đà-la-ni (darani), người ta hy vọng được cải thiện nghiệp (karma) của mình và được Đức Phật A-di-đà đón tiếp vào cõi Tịnh độ của Ngài.

Như thế, cái chết có thể được yên tâm chờ đợi, nhờ vào sự hy vọng một con đường đưa đến đời sống vĩnh hằng, hơi giống trong các tôn giáo nhất thần, nhưng trong một tinh thần, phải nhận biết điều ấy là khá xa với giáo lý nguyên thủy của Phật giáo.

Một cách khác để quan niệm cõi Tịnh độ là xem đấy là một “cõi Tịnh độ bên trong”, trái ngược với “cõi Tịnh độ ở đâu khác”, nghĩa là một thế giới của thanh tịnh, an bình trong tinh thần của nó. Quan niệm này là khá hiếm hoi trong các môn đồ Tịnh độ nhưng lại gần gũi với Phật pháp nguyên thủy và Thiền hơn.

3/ Thiền tông (Chan hay Zen)

Tông phái này có một kiến giải khác, cảm hứng từ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Prajnaparamita Sutra), từ khái niệm Không tính (Sunyata), và được khởi sinh từ việc thực hành thiền định, nhắm thẳng vào tâm, vượt khỏi sự tư duy suy lý.

Các Thiền sưthói quen để lại những bài kệ (gatha) trước khi chết, đó là những bài thơ ngắn, mỗi bài là một di giáo thực sự, và tinh thần của nó có thể tóm tắt trong vài trong vài chữ: giản dị, tự nhiên, thanh thản.

Chúng ta hãy nghe bài hài cú (haiku) này của Bashô (Ba Tiêu):
Chính quang cảnh này
Nghe tiếng hát
Và thấy cái chết của con ve.

bài kệ này của Thiền sư Vạn Hạnh (thế kỷ XI) được sáng tác vào lúc Ngài sắp viên tịch,
Thân như chớp sáng, xuất hiện và biến mất.
Cây cối xanh tươi vào mùa Xuân, khô héo vào mùa hạ.
Thịnh vượngsuy vi, chẳng chút sợ hãi
Thịnh vượngsuy vi như giọt sương đầu ngọn cỏ
.

Vì tất cả đều thay đổi, sống và chết trộn lẫn nhau, không mang ý nghĩa, thuộc tính, đặc tính. Chỉ giây phút hiện tại hiện hữu mà thôi. Chỉ hiện hữu trong tâm thức chúng ta thôi, nhưng đó là cái vũ trụ phút chốc, nó bao trùm toàn thể vũ trụ. Tất cả những gì còn lại chỉ là ảo ảnh, kể cả cái chết.

Tuệ Trung Thượng Sĩ, vị thầy của Đệ nhất Tổ trường phái Thiền Việt Nam Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông (thế kỷ XIII) đã nói: Khi tâm hiện thì sinh và tử hiện Khi tâm biến mất thì sinh và tử biến mất.

Thế thì tại sao lại còn tự đặt cho mình câu hỏi về sinh và tử chứ? Đấy chẳng phải là sự chấp trước đơn thuần vào cái ngã (ego) hay sao? Nếu cái tôi không thực sự hiện hữu thì cuối cùng ai chết?

Như Muso Soseki (Mộng Song Sơ Thạch), Thiền sư phái Lâm Tế và cũng là Thiền sư của phái Vườn Nhật Bản (Nhật Bản Đình Viên, Nihon Taien, thế kỷ XIII - XIV) đã nói: “Bằng cách vứt đi cái thứ nhỏ tí teo này mà người ta gọi là “tôi”, tôi trở thành thế giới bao la.”

Sự xóa bỏ cái tự ngã như vậy không đến một cách tự động, cũng không đến một cách dễ dàng mà xứng đáng với một công việc nội tâm hàng ngày và một nỗ lực không ngừng.

Thiền sư Taisen Deshimaru (Đệ Tử Hoàn Thái Sơn) khuyên: “Ở đây và bây giờ, phải dừng bánh xe nghiệp (karma) đang vận hành ý nghĩ, lời nói và hành động. Động phải được thay thành tĩnh, ồn ào phải được thay bằng im lặng. Đó chính là bước vào lĩnh vực của tọa thiền (Za-zen). Và khi chúng ta ra khỏi đó, cái chết không còn đe dọa chúng ta, nó trở nên quen thuộc với chúng ta. Vũ trụ không còn được nhìn xuyên qua một cọng rơm.

Kết luận

Để kết thúc bài này, ta có thể nói gì? Tư duy về cái chết, cũng là tư duy về sự sống, chúng ta đã nói như thế ở phần đầu của bài này. Ít tin vào đời sống vĩnh hằng, tốt nhất là chúng ta luôn tự quy mình vào đời sống hiện tại, vào giây phút hiện tại. Theo Léonard de Vinci, “Sống trọn vẹn một ngày thì có được giấc ngủ ngon; sống trọn vẹn một đời thì có được một cái chết an tịnh”. Cách tốt nhất để đến với cái chết là dứt khoát sống một cuộc sống với khả năng tốt nhất.

Đối với người Phật tử, cuộc sống tốt nhất là cuộc sống chân chính theo Bát chánh đạoĐức Phật Cồđàm đã dạy. Điều quan trọng là phải nhìn đúng các sự vật (chánh kiến, samma-ditthi), loại bỏ vô minh (avijja) mà hai thành phần chủ yếu là: ảo tưởng về thường hằngchấp thủ bản ngã.

Vấn đề ở đấy không phải là một bàn luận đơn thuần mang tính suy lý mà là một sự thực hành tâm linh, một sự tu tâm cần thiếtkiên trì suốt cả cuộc đời.

Tấm gương của các Đại sư Phật giáo chứng tỏ rằng sự phát triển trí tuệ thâm sâu (panna) và từ bi (metta - karuna) đã tạo cho các vị ấy một năng lực tâm linh và một sự dửng dưng như các vị đã luôn luôn đến với cái chết bằng một niềm vui thanh thoát, bằng cách hoàn toàn vượt khỏi nó.

* Nguyên tác Pháp ngữ của Bs Trịnh Đình Hỷ: L’approche Bouddhiste de la Mort.

Trần Tuấn Mẫn dịch Việt

Văn Hóa Phật Giáo Số 319 ngày 15-4-2-19

Thư Viện Hoa Sen
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/11/2013(Xem: 17695)
22/10/2011(Xem: 30694)
26/02/2013(Xem: 9571)
14/12/2022(Xem: 2626)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.