Khi tôi chết, tôi không muốn có những nghi lễ phô trương. Tôi đã viết di chúc dặn dò nếu tôi chết trong vòng năm mươi dặm của Trung tâmThiền quán Bhavana (West Virginia, Hoa Kỳ), những người trong đạo tràng nên thu xếphỏa táng thân xác tôi và sau đó, tùy ý xử lý tro cốt. Tôi không quan tâm. Nếu tôi chết ở nơi khác, họ có thể thu xếpthực hiện bất cứ cách nào họ muốn.
Sự thật là ngay bây giờ, tôi không thể kiểm soát được thân thể này khi vẫn còn sống, huống hồ gì sau khi chết? Cho nên tôi không có một ước muốn đặc biệt nào về cách thức và thời điểm về cái chết của tôi. Tôi sẽ ra đi như khi tôi đến với cuộc đời này, không có kế hoạch hay lời mời nào.
Tôi mong rằng những thành viên trong đạo tràng này sẽ không quá đau buồn về cái chết của tôi. Con ngườichúng tagắn bóvới nhau, và sự gắn bó này làm chúng ta đau buồn khi người mình yêu thương qua đời. Nhưng sự gắn bó, bám víu đó không phải là một thực tại. Đó chỉ là một ý nghĩđơn thuần.
Chúng ta thật sự có thể bám víu vào bất cứ điều gì hay bất cứ người nào không? Không thể được. Bởi vì chúng ta – và những người ấy, những thứ ấy – luôn luôn thay đổi. Chúng ta không thể kiểm soát được. Dù vậy, bất chấp sự thật này, chúng ta phát sinh ý tưởng muốn bám chặt vào đó. Điều này xảy ra vì chúng ta không thấy được “anicca” – bản chấtvô thường. Nếu chúng ta bắt đầu thấy sự vô thường, chúng ta có thể rèn luyện tâm ý của mình để có ý tưởng khác đi, ý tưởngtừ bỏ và buông xả.
Khi nhìn lại đời mình, tôi thấy tất cả như là một giấc mơ. Hàng ngàn người tôi đã từng quen biết bây giờ đã qua đời, những người cùng làng nơi tôi sinh ra, cùng nơi tôi xuất gia, cùng nơi tôi tu học. Hàng ngàn người ở Sri Lanka, Ấn Độ, Malaysia, Hoa Kỳ, châu Âu, Nam Mỹ, khắp nơi trên thế giới, họ đều qua đời, không để lại dấu vết gì, ngoại trừ trong trí nhớ của tôi. Giống như những giấc mơ khi tôi ngủ. Khi tôi thức dậy, tôi có thể nhớ lại các giấc mơ đó, nhưng tôi biết chúng không có thật. Rất nhiều người tôi đã từng gặp, nơi chốn tôi đã đi qua, các bài thuyết giảng tôi đã trình bày, những gì tôi đã thấy: Tất cả đều đã trôi qua, biến mất. Như giấc mộng.
Bây giờ, trong tuổi già, tôi hiểu về sự vô thườngrõ ràng hơn. Khi tôi thức dậy vào nửa đêm, tôi tập trung tâm ý vào các sự thay đổi tôi đang trải nghiệm ngay lúc đó. Có thể đó là một cảm giác ngứa ran trên cơ thể, đau nhức hay đau nhói nơi thân, cảm giác trong tâm trí khi vừa thức giấc và nhận thức về hơi thở đang đi ra, đi vào buồng phổi. Ngay lúc đó, tôi cảm thấyhoan hỷ vì tôi thấy được mọi sự việc thay đổi rất nhanh, và tôi biết điều này giúp tôi hiểu thêm rõ hơn về sự vô thường.
Có khi một cảm thọ lóe lên như một tia sáng nhỏ, trong đó có kèm theo tưởng, hành và thức. Bắt đầu là xúc, khi căn và trần đến với nhau. Ngay lúc đó có sự nhận biết, rồi khởi sinh thọ và tưởng. Những điều này xảy ra rất nhanh, ta không thể tách rời chúng được. Chúng ta dùng từ ngữ để tách rời chúng, nhưng sự trải nghiệm chính nó thì không thể. Tâm trí không thể phân biệt được. Do đó, không có lý do gì chúng ta phải sợ chết hay thương tiếc về cái chết. Chuỗi thay đổi xảy ra liên tục, và kết thúc của chuỗi đó được gọi là chết.
Ngay cả một đứa bé cũng có thể hiểu được điều đó. Ta bảo nó: “Hãy nhìn vào cái hoa này. Hãy ngắm nhìn nó từ sáng đến tối.” Vào buổi sáng, các cánh hoa còn tươi đẹp. Đến chiều tối thì khô héo. Chuyện gì xảy ra? Sự tươi sáng đó, màu sắc đó, vẻ đẹp đó đã bị thay đổi bởi thực tế của vô thường. Hoa đó đã thay đổi, cũng như mọi thứ khác trên đời.
Thật là ngộ nghĩnh trong thời đại công nghệ cao này của lịch sửloài người, chúng ta vẫn còn giữ được một cỗ máy lỗi thời để chỉ cho ta thấy sự vô thường: Đó là cái đồng hồ! Tiếng kêu tích tắc không ngừng không những chỉ cho thấy thời giantrôi qua, mà còn cho thấy sự thật về vô thường. Ta học được bài học quan trọng từ cái đồng hồ: Mỗi thời khắchiện tại là khác biệt với thời khắc trước đó, và cũng khác biệt với thời khắctiếp theo, và thời khắc sau đó.
Bất cứ khi nào ta nhắm mắt hành thiền, ta không trải nghiệm gì khác ngoài sự thay đổi. Cho dù đó là một ý nghĩ, một cảm giác, một ý tưởng, một hồi tưởng, hay cơn đau nhức trên thân – tất cả đều đến rồi đi, đến rồi đi, liên tục như thế. Trong khoảnh khắc tiếp theo, nếu tất cả đều ngưng lại, thì đó gọi là chết. Không có gì lạ lùng, không có gì mà không quen thuộc. Đây chỉ là sự thật của vô thường. Và chúng ta phải làm quen với sự thật này.
Nếu được như thế, cuối cùng rồi là chấm dứt sự sợ hãi của chúng ta về cái chết. Chỉ khi đó, đau khổ của chúng ta mới chấm dứt.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.