Cách chuẩn bị chết

11/12/20191:00 SA(Xem: 9627)
Cách chuẩn bị chết

Tủ Sách Bảo Anh Lạc 30
CÁCH CHUẨN BỊ CHẾT
SANGYE KHADRO
 (Song ngữ: Việt –Anh)
Chuyển ngữ: TN Giới Hương
Nhà Xuất Bản Hồng Đức

   
Cách Chuẩn Bị Chết - cover 2

MỤC LỤC

  1. Lời tái bản 

Chương I: Chết Theo Quan Điểm Phật Giáo

  1. Chết là tự nhiên  
  2. Rất quan trọng để chấp nhận và chuẩn bị chết 
  3. Chết không phải là hết mà là cánh cửa để tiếp nối một cuộc sống khác 
  4. Không thể tránh khỏi trạng thái chết và tái sanh 

Chương II: CÁCH CHUẨN BỊ CHẾT

  1. Sống đạo đức 
  2. Học giáo lý
  3. Tu tập
  4. Trở nên quen thuộc với các giai đoạn của quy trình chết  

Chương III: CÁCH GIÚP NGƯỜI SẮP CHẾT  

  1. Làm chủ cảm xúc của mình 
  2. Hy vọngtha thứ 
  3. Cách giúp người ngoại đạo sắp chết 
  4. Thời gian chết (Cận tử nghiệp
  5. Cách giúp người Phật tử sắp chết 
  6. Hậu sự 

Chương IV: KẾT LUẬN

Phụ lục 1 : Thiền quánquan điểm “ Cho và nhận”ở chính mình  
Phụ lục 2: Thiền quán và sự tha thứ  
Danh ngôn về sự chết 
Sách tham khảo

 

 LỜI TÁI BẢN

 

Tập sách “Cách Chuẩn Bị Chết và Giúp Người sắp Chết theo Quan Điểm Phật Giáo” (Preparing for Death and Helping the Dying – A Buddhist Perspective) này dựa trên tài liệu được sử dụng trong các buổi hội thảo mà tôi đã tham dự nhiều lần ở Singapore và các nơi khác. Các buổi hội thảo này đã đáp ứng một nhu cầu xác thật trong thế giới hiện nay, như có một thành viên đã nói: “Tôi muốn biết nhiều hơn về cái chết và cách trợ niệm giúp người chết, nhưng rất khó để tìm ai đó sẵn sàng nói về những điều này.”

Tài liệu cho buổi hội thảo này được lấy chủ yếu từ hai nguồn: giáo lý truyền thống của Phật giáo và các tác phẩm đương đại trong lĩnh vực hỗ trợ cho người chết. Tập sách này chỉ giới thiệu ngắn gọn về chủ đề thay vì giải thích chi tiết. Hy vọng của tôi là nó sẽ khơi dậy sự thú vị cho những ý tưởng được trình bày. Đối với những độc giả muốn tìm hiểu thêm, ở cuối tập sách này có liệt kê các tác phẩm liên quan đề tài chết này.

Cuốn sách này được xuất bản lần đầu vào tháng 10 năm 1999 tại Singapore. Đối với ấn bản hiện tại này, tôi có bổ sung, thêm nhiều tài liệu bao gồm có hai phụ lục. Rất mong đón nhận những ý kiến cho tác phẩm này được hoàn chỉnh hơn.

Tháng 3 năm 2003

Sangye Khadro


GIỚI THIỆU

 

Chết là một chủ đề mà hầu hết nhiều người không thích nghe đề cập hoặc thậm chí suy nghĩ đến. Tại sao vậy? Xét cho cùng, dù chúng ta có thích hay không, mỗi người chúng ta sẽ phải chết vào một ngày đó. Và ngay cả trước khi phải đối mặt với cái chết của chính mình thì chúng ta sẽ phải đối mặt với cái chết của những người khác - các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của chúng ta, và v.v… Chết là một thực tế, một sự thật của cuộc sống, vì vậy sẽ tốt hơn để chúng ta tiếp cận với nói với sự cởi mở và chấp nhận, hơn là sợ hãi và từ chối?

Có lẽ sẽ không thoải mái khi phải đối mặt với cái chết bởi vì chúng ta thường nghĩ rằng đó là một trải nghiệm khủng khiếp, đau đớnbuồn chán. Tuy nhiên, nó không phải như vậy. Chết có thể là thời gian để học và tăng trưởng; một thời gian làm sâu sắc tình thươngnhận thức của chúng ta về những gì là quan trọng trong cuộc sống, về lòng tin và sự kiên định của chúng ta đối với Phật pháptu tập. Cái chết thậm chí có thể là cơ hội để quán chiếu vào bản chất thực sự của chính chúng ta và các pháp, một tuệ tri sâu sắc sẽ cho giúp chúng ta thoát khỏi mọi đau khổ.

Hãy lấy ví dụ của bà Inta McKimm, Giám đốc một Trung tâm Phật giáo ở Brisbane, nước Úc.

Bà Inta chết vì ung thư phổi vào tháng 8 năm 1997. Hai tháng trước khi qua đời, bà viết thư gửi cho Lama Zopa Rinpoche, vị thầy tâm linh của bà: “Mặc dù tôi sắp lìa đời, đây là thời điểm hạnh phúc nhất trong cuộc đời của tôi!... Cuộc sống lâu dài dường như khó khăn, rất thử thách. Nhưng khi thực sự nhận ra cái chết, nó lại trở thành niềm hạnh phúc lớn nhất. Tôi sẽ không muốn bất cứ ai bỏ lỡ cái chết của chính họ; đây là hạnh phúc lớn lao đến với việc tỉnh giác sự vô thường và cái chết. Điều này khá ngạc nhiên, bất ngờ và cực kỳ an lạc. Đó là hạnh phúc lớn nhất của cả cuộc đời tôi, một cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất và một bữa tiệc tuyệt vời nhất! ”

Bà Inta đã dành vài tháng cuối đời để cống hiến hay tạo hành trang tư lương lên đường của mình bằng sự tu tập tâm linh. Vào thời điểm tử thần đến, tâm trí bà yên bình với sự trợ niệm tụng kinh cầu nguyện của gia đình và bạn bè bao quanh. Có nhiều câu chuyện tương tự về các đức Lạt ma, chư tôn thiền đức tăng ni và các hành giả Phật tử đã đối mặt với cái chết với tinh thần tự tạian lạc, thậm chí có một số trường hợp có vị còn có thể ở nhập định ngay khi chết và sau khi chết. Với công phu tu tập và sự chuẩn bị thích hợp, một cái chết bình anhướng thượng có thể đến với mỗi chúng ta.

Điều quan trọng là quán chiếu những tư tưởng, cảm xúcthái độ của chúng ta khi liên quan đến cái chết và sự chết, để xem liệu có thực tếtích cực hay không? Chúng ta cảm thấy như thế nào khi đọc hoặc nghe tin tức về thảm họa mà nhiều người đã bị giết bất ngờ và đáng thương? Chúng ta cảm thấy thế nào khi nghe một trong những thành viên trong gia đình hoặc bạn bè của mình đã chết hoặc nghe chẩn đoán bị ung thư? Cảm giác thế nào khi chúng ta nhìn thấy một chiếc xe tang hoặc lái xe qua một nghĩa trang buồn? Chúng ta sẽ nghĩ về cái chết như thế nào? Và chúng ta có tin vào bất cứ điều gì ngoài cuộc đời này, ở phía bên kia của cái chết?

Có hai thái độ tiêu cực thỉnh thoảng xảy ra khi đối diện với cái chết. Một là sợ hãi khi ai đó nghĩ rằng chết là một trải nghiệm kinh khủng, đau đớn, hoặc nó có nghĩa là một sự hủy diệt hoàn toàn. Nỗi sợ hãi này dẫn đến sự phủ nhận và muốn tránh suy nghĩ hoặc đề cập về cái chết. Đây có phải là một ý tưởng tốt hay không? Quán chiếu thực tế rằng chúng ta sẽ phải trải qua cảm giác sợ hãi đó trong một ngày nào đó? Không phải sẽ tốt hơn nếu chấp nhận thực tế của cái chết và sau đó học cách vượt qua nỗi sợ của chúng ta và chuẩn bị tâm lý khi cái chết xảy ra?

Một thái độ tiêu cực khác là bất cẩn và thờ ơ khi nói, “Tôi không có bất kỳ nỗi sợ chết nào. Tôi biết tôi sẽ phải chết một ngày nhưng sẽ ổn thôi, tôi có thể xử lý nó.” Tôi đã có thái độ này khi còn trẻ, nhưng một ngày trải qua một trận động đất và trong một khoảnh khắc nghĩ rằng tôi sẽ chết, và sau đó tôi phát hiện ra rằng tôi đã sai - trên thực tế, tôi đã sợ hãi cái chết và hoàn toàn chưa chuẩn bị cho nó! Trong cuốn sách Tử Thư Tây Tạng (tr.8), Sogyal Rinpoche trích dẫn lời của một Đạo sư Tây Tạng nói: “Mọi người thường phạm sai lầm là có vẻ lơ là về cái chết khi nghĩ, 'Ôi chà, cái chết sẽ xảy đến với tất cả mọi người. Nó không phải là một vấn đề lớn, nó là tự nhiên. Tôi sẽ ổn thôi.' Đó là một lý thuyết hay cho đến khi thực tế người ấy chết.

Nếu ai có một trong hai thái độ này, có thể là một ý tưởng hay để nghiên cứu thêm về cái chết là gì. Có nhiều thông tin về cái chết và cách giúp giảm nỗi sợ chết (bởi vì chúng taxu hướng sợ những gì mà chúng ta không biết hoặc hiểu), và sẽ giúp những người có thái độ thờ ơ nên quan tâm nghiêm túc hơn và nhận ra tầm quan trọng để chuẩn bị cho bản thân đối diện với cái chết.

Tập sách này chỉ giới thiệu ngắn gọn về chủ đề chết, cách giúp người khác chết và các sách có liên quan chủ đề.

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa chết theo quan điểm Phật giáo.

Cách Chuẩn Bị Chết - cover
Xem online bên trên - muc lục tay phải.
Phiên bản PDF để in:
Cách Chuẩn Bị Chết - Thích Nữ Giới Hương




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2014(Xem: 18740)
06/04/2014(Xem: 19478)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?