CÁI CHẾT TRONG CA KHÚC PHẠM DUY
PHẠM XUÂN ĐÀI
Diễn đàn Thế Kỷ, 29/01/2013
Trong
buổi lễ tưởng niệm Đỗ Ngọc Yến vào tối ngày 23 tháng Tám 2006 tại phòng
sinh hoạt Lê Đình Điểu của báo Người Việt, Bích Liên với giọng cao vút trong phong cách opéra, đã hát những lời này:
1.Hồn xuân vừa tàn hơiHay nắng ấm lung linh qua đờiHay gió tuyết mưa sa bay ngang trờiNgười yêu dù xa xôi Xin nhớ tới quê hương u hoàiTrong giá rét đêm đông đang trông vời
Một lần người đưa tiễn nhauNhư vẫn cầu lời hứa năm nàoĐằm thắm cho vui lòng nhauMột lần người xa cách nhauTrái tim sầu còn vẫn tươi mầuVì đó... không ai quên đâu...
2.Người đi về mai sauNghe khóc lóc xe tang đưa sầuNghe bóng xế khăn sô bay ngang đầuNgười đi vào không gianNghe nhớ tiếc đau thương vô vànNghe tiếng hát êm êm ru linh hồn
Người về dần trong cõi mồNhư lúc nào vừa mới ra đờiChào đón xuân tươi ngày mớiCuộc đời từ trong chiếc nôiĐã quay về cùng với gió bụiVề chốn không tên, xa xôi...
(Khúc Ca Ly Biệt)Bài hát nói về cái chết, Phạm Duy
dựa vào điệu nhạc
Chanson de Solvejg viết lời lâu rồi, đã trên nửa thế kỷ, ít người biết, nhưng chạm
sâu xa đến một vùng mà không mấy người có khả năng nói tới. Phạm Duy là một nhạc sĩ hiếm hoi nhiều lần nói về cái chết, và
Khúc Ca Ly Biệt trên đây là
bài hát hoàn toàn về sự
biệt ly của chết chóc, một cách
toàn diện, trong
không gian, trong
thời gian, trong
thân phận kẻ
lìa trần cũng như trong lòng người ở lại.
Phạm Duy là một nhạc sĩ
sáng tác mãnh liệt về khắp các mặt của
cuộc đời, nhưng lại luôn luôn nhắc đến cái chết, tuồng như ông thấy chết cũng là một hình thái biểu hiện sự sống. Ngay từ khi còn rất trẻ, trong khi say sưa viết lên cái khí thế bừng bừng đánh quân ngoại xâm giữa thời điểm 1945, ông cũng đã mường tượng đến sự chết rồi. Ông vừa viết xong bài
Xuất Quân lẫm liệt
Ngày bao hùng binh tiến lên thì đã nghĩ ngay đến
hình ảnh ma quái của những
Chiến Sĩ Vô DanhMờ trong bóng chiều Một đoàn quân thấp thoáng
(Chiến Sĩ Vô Danh)Quân này là quân ma, họ đã ra đi chiến đấu và đã ra người
thiên cổ, ông dùng ngay
hình ảnh ấy để lay
động lòng người đang đứng trước cuộc chiến giữ nước
Ra biên khu trong một chiều sương âm uÂm thầm chen khói mùBao oan khiên đang về đây hú với gióLà hồn người Nam nhớ thù.Một thanh niên đang ở độ tuổi ngoài hai mươi, mang bầu máu nóng
phụng sự cho đất nước mà đã sớm nhìn ra những
hình ảnh của “cõi bên kia” như thế thì cũng là chuyện lạ. Bài
Nợ Máu Xương lại càng lạ hơn nữa, vừa
hiện thực vừa siêu thực, tả toàn cảnh chết chóc vì chém giết
Ai nghe không sa trường lên tiếng hú?Tiếng lầm than, những tiếng người đời quên.Đi lang thang tiếng cười vang tiếng húXác không đầu nào kia?
(Nợ Máu Xương)Nghe
phảng phất như
Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du!
Phải chăng linh cảm mẫn nhuệ của một nghệ sĩ lớn đã khiến Phạm Duy nhìn thấy
trước cảnh chiến tranh tàn phá
kinh hoàng trên đất đước
Việt Nam suốt ba mươi năm sắp tới, dù thời điểm viết
Nợ Máu Xương là vào năm 1946, trước khi toàn quốc kháng chiến với Pháp. Ông đã dùng những
hình ảnh cổ điển của
thi ca thời đó để vẽ nên sự chết chóc, nhưng
bản chất của tấn thảm kịch chiến tranh thì thời nào
cũng thếLá rụng tơi bờiĐoàn quân tiến qua làng.Từng thanh kiếm đứt ngang, Từng lớp áo rách mướp,Từng cánh tay rụng rời!Qua làn mây trắngĐoàn quân tiến về trờiẦm rung tiếng sa trường...Tiếng ầm rung chết chóc đó còn vang mãi trong lòng người không biết bao nhiêu
thế hệ nữa khi họ có dịp ôn lại những trang sử xưa, không phải những trang
chính sử ghi lại một cách vô cảm các
biến cố, mà là những trang sử như của Phạm Duy viết khi “
đoàn quân tiến qua làng” với những chiếc áo rách mướp, những thanh kiếm gãy ngang, những cánh tay không còn nguyên
vẹn... và nói rõ họ đang
“tiến về trời.” Lịch sử một dân tộc không
thể không ghi những trang như thế, cũng như mấy năm về sau khi
sáng tác ông đã đóng vai một ký giả chiến tranh tả thực cái cảnh
dã man rùng rợn “quân thù đã bắt được con đem ra giữa chợ cắt đầu” từ một thảm cảnh của làng Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Hoặc một cách
gián tiếp, chỉ dùng một số
hình ảnh ước lệ, nhưng
hiệu quả gợi
cảm thương về sự chết chóc vẫn lớn:
Người đi không vềChắc rằng có người nhớHương khói chiêu hồnHiu hắt những chiều trận vong.(Đường Ra Biên Ải)Một số năm về sau ông rời khỏi các
ám ảnh chiến tranh, đề tài
sáng tác càng
phong phú, nhưng cái chết vẫn không rời ông. Ông đã viết về việc
sáng tác của ông
vào khoảng đầu thập niên 1960:
“Đối với tôi chỉ có ba điều quan trọng: Tình Yêu, Sự Đau Khổ và Cái Chết.” Nhưng cái chết vào thời điểm này đã được
trừu tượng hóa thành một loại
tư tưởng, không còn
cụ thể có khi đầy
ghê rợn như trong thời kháng chiến Pháp. Như về bài
Đường Chiều Lá Rụng,
tác giả đã tâm sự như thế này: “Lúc này tôi đang yêu đời lắm, nhưng tôi vẫn nói tới cái chết, chẳng hạn, qua những kiếp lá trong đường chiều. Lá đang như những chiếc thuyền
rung rinh trong ngọn gió, bỗng nghe đất gọi về, lá rơi xuống đất để
trở thành những ngôi mộ úa trên
con đường chiều, nơi đó có tôi và người yêu đang đi trong cuộc tình.”
Lá vàng bay! Lá vàng bay!Như dĩ vãng gầy, tóc buông dài, bước ra khỏi tình phaiLá vàng rơi! Lá vàng rơi!Như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối!
(Đường Chiều Lá Rụng)Khi một người
lên tiếng Tạ Ơn Đời thì
tâm hồn hẳn đầy
sung sướng vì những gì đời đã cho mình. Quả thế,
tác giả ca ngợi “bao nhiêu là thương mến, bao nhiêu là quyến luyến,” rồi
“tay hái biết bao niềm yêu,” và
“đời vẫn cho ta ngọt bùi”... nhưng
cuối cùng vẫn không quên cái chết đang chờ ở cuối đường
Mang ơn đời nâng đỡDâng nấm mồ thô sơVới dâng hương hồn thương nhớCòn vấn vương trong chiều tà.
(Tạ Ơn Đời)Bài
Một Bàn Tay là một
bài hát triết lý, qua
hình ảnh bàn tay mà thấy ra
toàn diện cuộc đời, từ bàn tay
bà mụ “đưa anh ra khỏi lòng người” đến bàn tay làm lụng, bàn tay yêu đương..., nhưng
cuối cùng, cũng sẽ bàn tay ấy làm động tác giúp
kết thúc một đời người
Một mai đưa anh thăm thẳm lìa đờiMùa đông khăn tang mây bỏ đường dàiBàn tay thương nhớ, ôi gặp anh băng giáLạ lùng, tay khép làn mi.
(Một Bàn Tay)Suốt
cuộc đời sáng tác của mình, kể cả khi còn rất trẻ, Phạm Duy không bao giờ quên cái chết, và ông
diễn tả nó một cách
tài tình, khiến ta khi hát lên
cảm thấy như vừa chạm vào cái cõi
bi thương đáng sợ ấy. Thật ra ông không đi sâu vào chính cái chết như Tolstoi tả phút hấp hối của André trong Chiến Tranh và Hòa Bình, ông chỉ nói về tình huống
bề ngoài, nhưng cách nói nghệ thuật của ông khơi dậy gần như đầy đủ “kinh nghiệm chết” hình như vẫn luôn luôn có sẵn trong mỗi
chúng ta. Đó có thể là
kinh nghiệm tử biệt
sinh ly về cái chết của bao người khác ta hằng
chứng kiến, nhưng cũng rất có thể là của chính ta,
lưu trữ bằng một cách nào đó sâu trong
tâm thức sau hàng
vô số kiếp luẩn quẩn
trong vòng tử sinh. Đôi khi ta
vẫn có cảm tưởng “nhớ” lại một cái gì đó không hề được
kinh nghiệm trong đời này.
Tương truyền bản nhạc
Sombre Dimanche (Chủ nhật buồn) là một bản nhạc gây chết chóc, vì không hiểu sao nhiều người nghe nó đã tự tử. Quả là
thỉnh thoảng vẫn có những
tác phẩm mang cái
ma lực kỳ dị như vậy. Bản nhạc ấy vào tay Phạm Duy đã mang lời
Việt Nam như sau:
Chủ nhật nào tôi im hơiVì đợi chờ không nguôi ngoaiBước chân người nhớ thương tôiĐến với tôi thì muộn rồiTrước quan tài khói hương mờ bốc lên như vạn nghìn lờiDẫu qua đời mắt tôi cười vẫn đăm đăm nhìn về ngườiHồn lìa rồi nhưng em ơi tình còn nồng đôi con ngươiNhắc cho ai biết cuối đời có một người yêu không thôiƠi hỡi... ơi... người!...(Chủ Nhật Buồn)Đó là luyến tiếc, vướng víu, là không
siêu thoát, phải không?
Khi
chúng ta còn nhỏ, sự chết đối với
chúng ta là chuyện... của người lớn. Khi vào đời ở tuổi thanh niên thì đó là chuyện của... người già. Chính mình thì chối hết. Nhưng khi bắt đầu vào
tuổi già thì như một khả năng
tự nhiên, càng ngày ta càng cảm nhận được trong
thân tâm mình cái “khả năng chết” một rõ hơn, mãi đến một lúc, hết chối nữa, đành nhận nó là của mình. Nó dần dà,
tự nhiên biến thành một phần của sự sống. Phạm Duy là một người hiếm hoi “biết” cái chết, “sống” với cái chết ngay từ tuổi thanh niên. Tại sao? Để làm gì? Trong
nhân loại,
thỉnh thoảng nẩy ra một người có khả năng trình bày hộ cho
mọi người khác
ý nghĩa toàn bộ cuộc
nhân sinh mà thông thường người phàm
mắt thịt chỉ thấy rất ngắn, toàn là chuyện eo sèo
trước mắt. Chứ sao, phải nói về cái chết chứ, làm sao có sự sống
nếu không có sự chết? Cái chết chờ bên đầu kia
cuộc đời mỗi người, nào có xa xôi gì, trong chớp mắt của
thời gian đã
tới nơi, để bắt đầu một
chuyển hóa mới, một cuộc
du hành mới
Người là ai? Từ đâu tới?và người ơi, người sẽ bước chân về nơi nao?Người vì sao mà chớm nở?rồi sớm tối cánh hoa tươi tơi bời theo với những lá úa?Người là chi? là cơn gió? là giọt mưa?là cát trắng hay bụi xanh lơ? Người từ xưa, thuyền theo lái về bến cũ?Người lên xe đi từ hư vô qua hư vô?(Xuân Hành)Một loạt câu hỏi từ muôn đời của
loài người nhưng không bao giờ cũ, vì ngày nào
con người không còn biết đặt ra những câu hỏi như thế về
thân phận mình thì cũng có nghĩa là đã dừng lại trên
con đường hoàn thiện chính mình.
*
Chết là cái mà không ai có
kinh nghiệm, nhưng không phải vì thế mà người ta
hoàn toàn không thể viết gì về cái chết. Đang sống mà “chuyển sang từ trần” là một sự bí nhiệm, từ ngàn xưa
con người vẫn suy nghiệm, vẫn
cảm xúc đau đớn và vẫn...
thờ phượng cái chết.
Đặc biệt các
tôn giáo và các
tín ngưỡng lo
săn sóc đến cái chết một cách kỹ lưỡng nhất, vì biết rõ đó không phải là một cái gì có thể đối xử một cách
bình thường theo cung cách cuộc sống
trần thế. Trước sự chết,
con người bàng hoàng và
sợ hãi, phải tìm mọi cách trấn an nỗi sợ. Đông hay Tây đều đặt ra sự tự kỷ cho mình về một cõi
sau khi chết: sinh ký tử quy, sống gửi thác về, về với ông bà, về ngôi nhà Cha, về miền
Cực lạc... cố dẫn dụ mình rằng cuộc sống
trần thế này tuy ai cũng tưởng là quan trọng cần
hết sức bám víu lấy, nhưng
thực chất chỉ là cái rất phụ, chỉ là một sân khấu tạm bợ để múa may trong một
thời gian thoáng qua, rồi sau đó thì “về” với cái đích thực.
Lời hứa hẹn và
giải thích thì rất nhiều, người ta nghe theo lời này hay lời kia, hoặc chẳng
nghe lời nào cả, là tùy khuynh hướng và
căn cơ của mỗi người, nhưng nhìn chung mọi
tín ngưỡng đều nhằm khuyên làm tốt khi sống để được
an ổn khi chết, làm như cả
cuộc đời chỉ là một chuỗi dài chuẩn bị cho cái giây phút không còn
cuộc đời nữa. Thế mới biết cái chết nó
ám ảnh con người đến thế nào.
Ám ảnh đến gần như
biến thành một
mục tiêu của sự sống.
Riêng Phạm Duy
chấp nhận hết
trong sáng tác của mình: Tình Yêu, Khổ Đau và Cái Chết. Đó là
thái độ của một nghệ sĩ lớn, sống tận cùng từng phút giây của cuộc
nhân sinh. Và, nghe như có vẻ
mâu thuẫn, cũng “sống” tận cùng với phút giây không còn sự sống nữa, là lúc Cõi Chết bắt đầu.
Bản gốc:
www.diendantheky.net/2013/01/pham-xuan-ai-cai-chet-trong-ca-khuc.html