Cảm hóachuyển hóa ung thư

31/10/20191:02 SA(Xem: 9212)
Cảm hóa và chuyển hóa ung thư

 

Nhụy Nguyên
CẢM HÓACHUYỂN HÓA UNG THƯ

 

bac siNhờ sự phát triển của khoa học, y học đã có máy móc tân tiến, chế thành công nhiều phương thuốc quý phục vụ hiệu quả việc chữa lành rất nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên với bệnh nan y, y học vẫn tỏ ra lúng túng. Nhiều khám phá những năm gần đây cho thấy, bệnh nan y thực ra không đáng ngại như ta nghĩ. Hiểu nguồn gốc bệnh và đưa ra cách chữa trị hữu hiệu, những căn bệnh từng ám ảnh bao trùm nhân loại sẽ được dỡ bỏ.

Thường thì chúng ta không chú ý điều cơ thể cần mà chỉ quan tâm miệng mình muốn ăn gì, khiến cho “bộ máy hoàn thiện” sớm hư hoại. Theo đó thứ miệng đòi hỏi đều đánh đồng là tốt. Người hiểu biết hơn họ sẽ tìm đến loại thực phẩm được chứng nghiệm bổ dưỡng. Đây là thói quen phần nhiều mang tính áp đặt, tra tấn cơ thể. Điều quan trọng trước hết, là mỗi người cần hiểu cơ chế hoạt động của cơ thể, hiểu giá trị thực phẩm, hiểu những thứ đưa vào lợi hại hại như thế nào. Thực tế nếu chỉ kiêng kị, bệnh đã lành cơ bản; bởi nguyên lý cao nhất là, cơ thể vốn tự điều hòa, cái chính là chúng ta do ăn uống sai lầm, do thỏa mãn khẩu vị nên không cho cơ thể cơ hội tự điều hòa bệnh tật mà thôi. Xét như lúc gãy xương, bệnh viện bó bột để chỗ gãy không xê xích, và từ đó cơ bản cơ thể tự tái tạo sự liền xương. Ở mức nhỏ nhất, lúc ta đứt tay chảy máu, thực tế chỉ cần nắm lại, mấy phút sau các mao mạch tự co khiến máu không chảy nữa. Lớn hơn thì các tế bào khỏe mạnh luôn luôn cảnh giác bao bọc các tết bào xấu và tế bào ung thư. Nếu ta không tiếp tay cho tế bào ung thư bởi tâm sân giận, ích kỷ, thiếu bao dung, và không lạm dùng thịt cá đường sữa bia rượu thuốc lá…, thì tế bào ung thư sẽ yếu dần và nếu còn cũng chung sống hòa bình trong cơ thể chúng ta. Ngược lại ta tìm cách tiêu diệt nó bằng hóa chất, thì trước hết các tế bào khỏe mạnh đã trúng độc, bị đầu độc và nó hoàn toàn mất khả năng kiểm soát tế bào ung thư; cơ thể suy kiệt và gục ngã trước khi bệnh ung thư bùng phát. Trong lúc phương pháp thực dưỡng kết hợp hành trì thiện nghiệp, hành trì thánh huấn là tăng đề kháng khiến mọi tế bào tốt được sung mãn, chúng sẽ luôn tự biết giam lỏng tế bào ung thư và cuối cùng đi đến một sự cảm/chuyển hóa hoàn toàn.

Lúc bệnh lên tiếng, lúc tai ương nạn nghiệp ập đến, là lúc con người cần phản tỉnh nhìn lại, xem cách ăn uống, thái độ ứng xử ra sao. Bí quyết chữa bệnh của thổ dân người Hawaii là yêu thương bệnh, xin lỗi bệnh, mong bệnh tha thứ, cám ơn bệnh, tĩnh tâm. Đó là cách trị bệnh ở gốc. Chữa ngọn thì ngược lại, một khi bệnh nổi lên liền xem đó là kẻ thù, phải mau chóng (dùng thuốc/hóa chất) trừ diệt (hiện tượng). Ý niệm và hành động quyết liệt đối đầu đó sẽ khiến tế bào bệnh trỗi dậy mạnh hơn. Khả dĩ trường hợp nếu thuốc có thể khiến ta khỏe lại, cũng nên lưu ý bởi đó chỉ tạm thời dìm bệnh chứ bệnh ấy không mất hoàn toàn, hoặc nó sẽ biến thái thành những loại bệnh khác; và uống thuốc tây trường kỳ thường có đích chung là đau dạ dày và phát nhiều bệnh khác do cơ thể không điều hòa nổi hóa chất tổng hợp trong thuốc. Nhiều người mắc ung thư muốn cầm giữ sự sống nên lạm dụng hóa chất trị liệu, nên như đã nói, nhiều trường hợp suy sụp trước khi tế bào ung thư tạm thời được phong tỏa. Ung thư, cũng giống như người kiệt sức vẫn phải trèo qua một ngọn núi chất ngất. Chỉ người hy vọng mãnh liệt về sự sống, với lực tâm linh, họ vượt qua một cách nhẹ nhàng nhờ thực dưỡng. Bỗng nhớ trường hợp đôi vợ chồng ở quê. Người vợ bị ung thư, đã chọn phương pháp dưỡng sinh. Động viên vợ, chồng ăn cùng. Người vợ sau đó lành và điều bất ngờ là, do ngon miệng, cả hai không dứt chế độ thực dưỡng nữa. Theo Ohsawa: “Những món trường sinh là những thức ăn ngon nhất”. Điều quan trọng lúc ăn mà hầu như ai cũng bỏ qua là nhai kỹ, ngậm miệng nhai ra nước, thấy ngọt mới nuốt. Nhai càng nhiều lần, tuyến nước bọt sẽ hòa quyện như sữa, tạo năng lượng nhờ nội lực tự sinh, miếng cơm trở thành biệt dược. Ohsawa khuyên: “Nếu, vào lúc đầu, bạn không thể tìm thấy hương vị, thì hãy nhai mỗi búng (cơm gạo lứt nấu nồi đất/gang + muối mè) một trăm lần hay hơn. Bạn sẽ thấy nó một cách chắc chắn. Càng nhai, người ta càng thấy ra hương vị đích thực. Tất cả món nào thấy ngon lúc đầu, nhưng trở nên càng lúc càng ít ngon đi khi người ta nhai thì không phải là một món ăn tốt. Tất cả món gì làm tăng cường sức khỏe thì lúc đầu có một hương vị bình thường nhưng trở nên càng lúc càng ngon miễn là cứ nhai và tiếp tục nhai mỗi ngày thì các bạn sẽ không bao giờ mệt mỏi, dẫu cho có ăn món ấy suốt đời. Nếu muốn hiểu hơn lời tôi nói, hãy nhai một miếng thịt một trăm lần, bạn sẽ nhận ra càng nhai càng gớm”. Đây chính là: Tạo điều kiện tốt nhất cho cơ thể tự điều hòa bệnh.

Nguyên lý Tự thực nhận giải Nobel y sinh học 2016: “Các tế bào và protein trong chúng ta có khả năng tái sinh (recycling). Nói cách khác, trong điều kiện thiếu thốn, các protein tự chúng tái sinh để đáp ứng đủ khối lượng protein mà cơ thể cần thiết”. Phát hiện này thực ra quá cũ so với phương pháp thực dưỡng cổ xưa, tuy thời nay sẽ “giúp chúng ta hiểu tại sao trong thời kì đói khát, cơ thể có thể duy trì sự sống một thời gian khá lâu; và tại sao cơ thể chúng ta có thể tự sửa chữa những tổn hại”. Một giáo sư uy tín người Nga bằng việc nhịn ăn dài ngày đã đưa ra kết luận, trong quá trình nhịn, cơ thể sẽ tự ăn những “đồ tồn kho” (như mỡ máu chẳng hạn), và hầu như tất cả mọi chỉ số đều tạm hạ xuống, duy trí tuệ là tăng lên.

Theo y học phương Đông, cơ thể có sự cố là do không điều hòa Âm - Dương. Hiểu thêm về Âm - Dương trong mình sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật. Rất ngạc nhiên, từ nửa thế kỷ trước Oshawa từng khuyến cáo về tác hại của đường: “Đường chính thật nguồn gốc của sự tai vạ văn minh của kỹ nghệ tân thời”. Ông còn đưa ra một kết luận quan trọng: “Nguyên nhân chính yếu của ung thư luôn luôn do sự quá thặng Âm ở thức ăn nhiều bánh ngọt, cà phê ngọt và sữa ngọt”. Trước đó một nhóm nghiên cứu ở phương Tây đã phát hiện tai hại của đường song do mức lợi nhuận quá lớn nên thông tin này với nhiều lý do đã không trở thành đáng tin cậy. Ngày nay khoa học cũng thừa nhận độ nguy hiểm của đường, trong khi nó ăn sâu vào tiềm thức nhân loại. Đường dưới bất cứ hình thức chế biến nào đều đi ngược lại với phương pháp thực dưỡng bởi nó tạo nước từ các thực phẩm đưa vào cơ thể khiến tế bào trương nở, gây nên mức độ âm nặng, làm cơ sở cho nhiều căn bệnh hiểm nghèo và cả nan y. Hồi ấy Oshawa có thể chưa lường đến những nguyên nhân gây ung thư khác như môi trường ô nhiễm nặng, sóng từ; hay cụ thể hơn là dùng bia rượu vô độ; thuốc lá, thịt nướng - thứ chủ yếu do tác dụng của hóa chất. Xin mở ngoặc, thuốc lá nguyên gốc không quá độc hại như ta nghĩ; người dân tộc đa phần quấn lá thuốc hút từ nhỏ, hút lúc nhàn rỗi cũng như suốt thời gian cuốc rẫy, về già vẫn không sao. Còn thuốc lá đóng gói do sử dụng chất bảo quản và nhiều thứ khác trong quá trình chế biến là tác nhân của bệnh. Đường và sữa độc hại chính bản chất nó âm tính. Thống kê gần đây cho thấy, những nước dùng sữa với số lượng nhiều thường có người mắc bệnh loãng xương rất cao. Một tài liệu quan trọng từ bệnh viện trường đại học Johns Hopkins, nằm ở Baltimore, Maryland, nổi tiếng nhất trên thế giới 17 năm liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ, được tác giả Xuân Phong dịch từ bản tiếng Pháp cho hay: Thức ăn của con ung thư là “Đường: Không ăn đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Sữa: Làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ yếu và chết”. Tiếp theo danh sách tai hại này là các loại thịt đỏ.

Tổ Hippocrate đã đưa ra tuyên ngôn: “Thực phẩm là thuốc men. Thuốc men là thực phẩm”. Bác sĩ Hồ Ngọc Minh (người từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health) viết trong một báo cáo: “Tình trạng “ghiền đường” mà vị ngọt của đường là một loại ma túy nguy hiểm hại người trong thầm lặng”. Con người hoàn toàn không cần đường (kể cả một phần trong trái cây); đường vốn tự có trong gạo, trong nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, rau, trái, củ. Một khi cơ thể không cần mà ta vẫn đưa vào, nó sẽ phải làm việc rất mệt nhọc. Khoa học cảnh báo lúc ta uống sữa ăn thịt sẽ làm máu tăng độ axit, do vậy cơ thể phải rút canxi trong xương để trung hòa; gây bệnh loãng xương. Nếu dương tính quá nhiều cũng khiến cơ thể mất cân đối, phát bệnh, nhưng thường chúng ta ít tìm hiểu nên bao giờ cũng thu nạp quá nhiều âm tính. Theo đó, các loại thức ăn thạnh âm cần tránh hoặc chế biến giảm bớt lượng âm bằng bằng lửa và muối hạt tự nhiên để lâu.

Bí quyết trường thọ Đông phương, cũng như qua nghiên cứu của khoa học dinh dưỡng hiện đại, ăn thịt động vật là bước thụt lùi trong tư duy nhận thức về nhân sinhvũ trụ quan. Nếu ai áp dụng ăn chay, hạn chế tối đa đường sữa, những gì dính dáng với đường sữa, hạn chế lạm dùng trái cây, ăn các loại rau có tính dương, uống ít nước, thức ăn làm sẵn, đồ hộp, đồ nướng, đồ xào nhiều dầu mỡ và các thực phẩm vỉa hè đường phố, cộng với ý hướng thiện lành nương vào tâm linh chánh pháp, kiêng sát sanh hại vật hại người, trong chừng một tháng sẽ thấy cơ thể nhẹ nhõm sảng khoái hẳn. Ăn chay không những bản thân, người chung quanh được thiện hưởng mà còn khiến môi trường chung trong sạch. Ăn chay thực dưỡng là minh triết sống.

Y học Viễn Đông kết hợp với hành trì tâm linh chính là hiểu cội gốc cơ thể mình do vậy bệnh được chữa ở gốc; đồng nghĩa người đó trở thành bác sĩ cho chính mình. Ohsawa thường nhắm vào khái niệm “giải thoát”; hay triết thuyết: “Nếu bạn cho ai một phần nhỏ hay lớn tài sản của mình thì điều này không phù hợp với nguyên lý Đông phương của chúng tôi: “cho, rồi cho, rồi cho đến vô cùng”, bởi vì bạn diễn tả cái nguyên tắc của Tây phương: “cho ra rồi lấy lại”… Philip wollen (sinh năm 1950), nguyên là phó chủ tịch của Citibank và cũng là Tổng giám đốc điều hành Citicorp trong một báo cáo đã dẫn ra: “Đại học Cornell và Harvard đã chứng minh lượng thịt lí tưởng nên tiêu thụ để đạt được chế độ ăn khỏe mạnh là hoàn toàn 0!”; “Những tầng đất giữ nước từng mất hàng triệu năm để hình thành nay đang dần cạn kiệt; vậy mà cần đến 50 nghìn lít nước mới có thể sản xuất được một kí thịt bò”. Trong lúc “thịt là một loại thuốc độc mới”. “Thịt là nguyên nhân của hàng loạt căn bệnh ung thư và bệnh tim. Liệu họ có thể nêu tên bất kì loại bệnh nào gây ra bởi chế độ ăn chay?”.

Nhiều người thích/ tham ăn theo bản năng. Đa phần người mập đều muốn ăn nhiều thịt, nhiều trái cây, nhiều đường. Đó là thói quen trượt đà rất khó ghìm cương. Với sân; khoa học chứng minh, lúc ta giận, uất ức, căm thù, các tế bào sẽ mau chóng chuyển đổi từ tốt (khỏe) qua xấu (yếu). Một cơn giận dữ nhiều khi tiết ra độc tố tương đương bị rắn độc cắn. Ta không chết là nhờ ý nghĩ không phải rắn cắn, và nhờ cơ thể không chịu áp lực từ ý niệm đó, nó thản nhiên làm việc cật lực để lọc độc, nên chúng ta mới sống. Hiểu điều này để không thể xem thường cơ chế tự điều hòa của cơ thể. Chúng ta càng không thể xem thường ý niệm tác động trực tiếp đến cơ thể như thế nào. Cơ thể hoàn toàn có thể lọc được độc tố của loài rắn, song ý niệm (tâm) sợ hãi đã đánh bại cơ chế vật lý (thân). Trên thực tế có vị sư bị rắn độc cắn, đã điều tâm trở lại bình lặng và do đó thân tự lọc độc. Ta hãy tưởng đến một người uống rượu quá mức, đến tình trạng tương đương ngộ độc, nhưng họ vẫn bình thản nằm ngủ, qua đêm thấy “lành”. Nhưng cũng tình trạng như vậy từ cơn bệnh sinh, ta quá lo âu sợ hãi, nghĩ nếu không đến bệnh viện nhanh sẽ chết; cái ý niệm đó khiến cơn bệnh được khuếch đại trăm ngàn lần. Điều này không có gì huyễn hoặc khi ta so sánh với hai người đang nói cười với nhau, chỉ một cơn giận nhân lên gấp trăm lần đã hạ gục đối phương.

Thí nghiệm nước của tiến sĩ người Nhật Masaru Emoto, ta hòa ái với nước thì nước kết tinh đẹp đẽ như kim cương; ta chửi thì nước kết tinh xấu xí. Cao hơn nữa, lượng tử lực học còn khám phá nước có ký ức, hiểu được ý nghĩ con người. Nguyên lý trong đạo: không chỉ nước mà hết thảy vật chất đều có ký ức, hiểu ý nghĩ con người, phản ứng và kết tinh theo ý niệm con người phóng ra. Một người đàn ông nước ngoài hết chữa ở bệnh viện, nắm chắc cái chết, đã phát nguyện nghe theo tăng sĩ ở ngôi chùa gần nhà, nhịn ăn và cùng họ niệm “hồng danh” trong 11 ngày đã chuyển biến phần lớn tế bào ung thư. Trường hợp này được truyền hình quay cặn kẽ suốt ngày đêm. Cư sĩ Lưu Tố Vân ở miền Đông Bắc Trung Quốc mắc chứng Hồng Ban Tánh Lang Sang (Systemic Lupus Erythematosus: Việt dịch là bệnh lao da, được xem là nặng hơn ung thư), là một giáo viên và là quan chức cấp cao, bị bệnh viện trả về “thu vén”; cơ duyên tiếp cận với đạo, bà thâm tín nhân quả, chuyên tâm nghe kinh và niệm “hồng danh”, đã lành hẳn. Cơ thể chúng ta phần nhiều là nước, chính là nằm trong quy luật này, đâu có gì huyền bí. Còn hiểu theo chuyên môn y học, ấy là chữa bệnh bằng sóng; một dạng sóng âm siêu thiện, lọc tâm thông qua việc chấp trì danh hiệu của Đấng Toàn Giác. Trong một cuốn sách Oshawa bàn về thuật trường sinh được dịch qua tiếng Việt năm 1973, viết: “Nhược điểm duy nhất mà tôi có thể khiển trách y học Tây phương là chỗ thiếu mất đức hạnhtinh thần. Họ muốn tìm cho kỳ được những “viên đạn thần” để diệt trừ tất cả những triệu chứng bệnh dù phải hy sinh đức hạnhtinh thần. Với thuốc đương thời và trang bị đầy đủ tất cả kỹ thuật ngoại khoa tối tân, người ta có thể gây ra bất cứ tai hại nào, vi phạm luật thiên nhiên cao quí tức là sự tổ chức và chân khái niệm của vũ trụ”. Thời nay vẫn còn những bộ tộc như Kogi sống trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, khước từ khoa học kỹ thuật, y học hiện đại, sống an hòa với thiên nhiên, tôn trọng tự nhiên: ăn thuần rau cỏ, không sát sanh; tuổi thọ trung bình của họ trên 100.

Xin điểm thêm về phương pháp Tuyệt thực, gọi đúng hơn là khoa học nhịn đói, sẽ kích thích sự tái tạo sinh lý, dẫn tới việc đổi mới và làm trẻ lại các mô, tế bào và phân tử cùng thành phần hóa học của cả cơ thể, dễ dàng quét sạch mọi độc tốc, a xít, thứ có thể gây bệnh. Nhịn mỗi tháng một vài ngày là phương cách khả dĩ thải khỏi cơ thể các mầm bệnh và giữ sự quân bình cho cơ thể. Bên cạnh đó việc này giúp chúng ta giảm sự tham/chấp đắm vào thức ăn, đặc biệttăng ý chí trong công việc. Giáo sư Ohsawa từng nhịn ăn 2 tháng (khoảng 60 ngày) và hỏi: Các bạn nhịn được bao ngày? Chính là nghị lực của người bệnh. Hạnh khổ rất cần đối với con người giúp hướng vào nội tâm, xoay tri nhận vào tánh giác lần tìm hạnh phúc đích thực. Cũng có người lấy hạnh phúc từ tài, danh, sắc, thực, thùy. Không hẳn xấu. Nhưng hạnh phúc dựa vào đó, lúc mất đi phía trước có khi là ngõ cụt. Thứ hạnh phúc này chắc chắn bị tước đoạt ở bên kia thế giới; còn niềm hạnh phúc có từ hành trì tâm linh sẽ theo ta xuyên vào mọi cảnh giới.

Phương pháp nhịn đói một ngày, là tuyệt đối không ăn bất cứ thứ gì kể cả một hạt mè, chỉ uống chút nước trong, nhịn khô thì càng tốt. Sáng hôm sau uống ly nước lọc để làm sạch thành ruột, sau đó ăn chút hồ, cháo, trưa cũng ăn loãng, nhai kỹ, tối ăn bình thường, không no. Do bởi lúc nhịn các chất độc sẽ được tiết ra theo tuyến mồ hôi, nên sau đợt nhịn cần tắm sạch, chúng ta sẽ thấy thân tâm sảng khoái, và nó còn giữ cho cơ thể nhẹ nhàng trong rất nhiều ngày. Với những người bệnh mãn tính thì nhịn từ 5 đến mười ngày; bệnh ung thư thì nhịn dài ngày hơn, hàng tháng. Nhiều người lành hẳn bệnh nan y! Nguyên tắc của sự nhịn dài ngày là hoàn toàn không ăn, chỉ uống chút nước ấm; tắm rửa cũng phải có phương pháp riêng. Nhịn mà vẫn ăn trái cây, các loại thực phẩm kiêng, uống sữa, nước chanh, đường, thì cơ thể sẽ dựa vào chút ít đó mà không tiêu năng lượng dư thừa trong cơ thể; chưa nói những thứ ăn kiêng trên toàn là âm tính, có những thứ cực âm. Người nhịn do vậy luôn trong tình trạng bị cơn đói tra tấn. Nhịn ăn hoàn toàn sẽ khổ nhọc mấy ngày đầu, sau đó cơn đói tự giảm; lúc đói dữ dội trở lại tức phải tạm kết thúc đợt nhịn. Trước đây bên phương Tây có một những trung tâm nhịn đói rất hiệu quả, song rồi bị đóng cửa với lý do: nếu theo phương pháp hiện đại, đa phần bó tay thì chẳng sao, (nan y mà!); còn nhịn đói hay thực dưỡng, mười người vào, phần nhiều khỏi bệnh nhưng một vài người không qua khỏi liền bị lên án. Họ cho điều này không khoa học, mà thực tế là khoa học bậc cao. Nghỉ ăn chữa bệnh, cần lưu ý là phải thực hành ở những Trung tâm uy tín, có chuyên gia dày dạn kinh nghiệm hướng dẫn, theo dõi; hoặc nương nhờ vào người đáng tin cậy từng thực hành nhịn và nhờ đó lành bệnh. Và ta cần nghiên cứu kỹ, khi nó thành một niềm tin vững chắc và gần như là một xúc tác đam mê rồi mới thực hành, ngừng ăn trên tinh thần tự nguyện vui vẻ; phải tự do tuyệt đối và xem khoảng thời gian đó ta đang thực hành ân huệ dành cho chính cơ thể mình. Ngược lại nếu sự nhịn duy trì trong bực tức, trong nỗi bị dứt miếng ăn sẽ khiến cơ thể kích hoạt các tế bào ứng phó theo chiều hướng xấu.

Chúng ta thử lập sơ đồ cuộc chiến với bệnh, tức giữa “ta” và “địch”: Đường, sữa, thịt cá bổ dưỡng vốn là thức ăn của con ung thư, (xem đó là lương thực của kẻ thù). Tổ Y học phương Tây khẳng định: “Nếu cơ thể không được làm sạch (như nhịn ăn hoàn toàn trong một hoặc nhiều ngày) thì càng cho ăn càng làm hại nó thêm”, nhất là những thực phẩm được chỉ địnhthức ăn chính của loài vi rút mà người bệnh đang mang. Mặt khác, hệ thống miễn dịch (ví như quân đội) sẽ tăng mãnh liệt nhờ ăn gạo lứt muối mè và nhờ cắt các nguồn thực phẩm khác thuộc đường sữa, thuộc động vậtthực vật âm tính. Ngược lại nếu chữa theo cách hiện đại, nhất là đưa hóa chất vào cơ thể, con bệnh được uống sữa, đường, trái cây và ăn thịt cá (tức cung cấp lương thực cho kẻ thù); trong lúc thuốc men và hóa chất vào người hệ miễn dịch dần bị tiêu diệt (quân đội mất hết khả năng chiến đấu). Bệnh thường phát xuất từ sự ăn uống, và hành vi gồm cả thân, khẩu, ý sai lầm (một dạng nhân xấu); nó như nguồn sông tách ra các nhánh (các loại bệnh); nhiều loại thuốc đắt giá hiện thời chỉ chặn nhánh chứ không có khả năng cắt nguồn. Chuyên gia về phương pháp tự chữa bệnh tuyệt thực G. P. Malakhov gọi nó là “nuôi bệnh”; tạm hiểu là dìm vi rút xuống sâu hơn trong tế bào, hoặc loài vi rút đó sẽ chạy qua nhánh sông khác sinh sống. Phương pháp dưỡng sinh gạo lứt + muối mè hay nhịn đói, hay cao nhất là trở về tâm không chính là cắt ở nguồn sông, nhờ vậy tất cả mọi nhánh của sông tự cạn.

Không tham chấp sức khỏe, để rồi rơi vào chấp đắm thân sẽ khiến ta ích kỷ, lại chiêu cảm bệnh sanh từ tâm tưởng. Hiểu cơ thể mình, rồi mới hiểu tha nhân cùng vạn vật. Khỏe mạnh để lợi người chứ không phải nhằm hưởng thụ. Nhìn ở quy luật vận hành từ vũ trụ nhân sinh, bệnh trước hết là do nghiệp chiêu cảm. Bệnh là nghiệp nên nhiều trường hợp dẫu đủ khả năng đến bất cứ bệnh viện tối tân nào vẫn phải nhận lãnh cái chết. Chẳng hạn nghiệp đa dâm tổn thọ, hiểu ở hai nghĩa, nặng nhất là quan hệ ngoài vợ chồng (phạm đạo trời đất), điều này cũng như ta tự ngắt bớt thọ mạngtài danh lợi dưỡng của mình, nhưng trước hết nó đóng vai trò chính gây những căn bệnh hiểm (một sự chiêu cảm nghiệp tự nhiên); thứ đến là bày trò quá đáng giữa vợ chồng và thực hành ngay trong những ngày đáng phải kiêng như tang gia gỗ chạp hay đặc biệt là vào các ngày lễ trọng liên quan đến chánh tín tâm linh. Một khi đang bệnh, cần quán chiếu thân bất tịnh ở những lỗ tiết sự nhơ uế để tránh vướng sắc dục. Đây là yếu tố chính khiến âm dương trong cơ thể lệch chuẩn, còn ở lý đạo là sự phá hủy nghiêm trọng lý nhân duyên vận hành theo quy luật đạo trời đất trong vũ trụ.

Sự phát triển của y học, thật sự thú vị bởi nó “quay lại” tương hợp với triết lý Cực Đông từ xa xưa. Ngày nay con người quá lệ thuộc vào Tây y, xem nhẹ triết lý Cực Đông, đã tự hạ thấp tinh hoa trí tuệ. Bác sĩ Vivien Newbold, giảng viên Trường YCấp Cứu ở Mỹ qua nghiên cứu và từ kinh nghiệm bản thân đã rút ra: “Kiến thức dinh dưỡng hiện đại có thể giúp người ta vượt qua nhiều bệnh, nhưng ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng là cách dinh dưỡng duy nhất đảm trách số lớn trường hợp chữa lành nhiều bệnh, trong đó có những bệnh Tây y bó tay”! Thực Dưỡng, là một lối sống lành mạnh không riêng cho bản thân người thực hành mà còn thiện hưởng đến cộng đồng; nó còn là nghệ thuật về chất lượng sống đưa con người đến an lạc. Trong sự điều hòa Âm Dương theo thực dưỡng, người bệnh sẽ được điều hòa cả thân lẫn tâm, đây là yếu quyết. Điều chỉnh ăn uống, điều hòa âm dương trong cơ thể, sự cận chết sẽ dần hồi sinh. Nguyên Lý Vô Song của Thực Dưỡng, là “triết lý rất dễ hiểu đối với những ai sinh hoạt theo lẽ tự nhiên, chưa bị ‘khai hóa’ nhiều”. Y học phương Đông xem Thiên Nhiên chính là người mẹ vĩ đại, là đấng cứu chữa toàn năng. “Bệnh hoạn và khổ đau, cũng như tội ác và hình phạt đều xuất phát từ cách sống sai lầm, nghĩa là cách ăn ở vi phạm Trật tự Vũ trụ”. Trong cách ăn do chúng ta quá nặng về tham, nên bất chấp, đã phạm vào luân lý đạo đức trời đất, phạm vào phần tâm linh mênh mông huyền diệu mà cái chúng ta thấy chỉ chưa đầy một phần tỉ. Một khi bệnh gõ cửa, chính là nhắc nhở bản thân người đó đang lệch chuẩn với Thiện; phía trước là vực thẳm. Ăn uống cảm tính sẽ dẫn tới tình trạng máu xấu, chua máu, bệnh từ đó khởi sinh. Khuếch đại một khối u ác tính, sẽ thấy quanh nó hàng tỉ tỉ mao mạch. Kết quả nghiên cứu mới của đại học-bệnh viện lừng danh John Hopkins: “Gần như mọi người đều có tế bào ung thư. Nhưng chúng chỉ được phát hiện chừng nào phóng đại lên gấp vài tỉ lần”. Ăn uống đúng, tế bào ung thư không có cơ hội phát triển, và rồi có lúc nó tự biến mất; ăn uốnglối sống lệch với Thiện là tiếp tay cho tế bào ung thư “phóng đại”.

Mấy năm trước tôi được đọc cuốn sách Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư, nay nghe đọc trên mạng lần nữa vẫn thấy xúc độngcảm ân sâu xa. Tác giả Đạo Chứng, chuyên khoa Ung Thư; cô bác sĩ này lại mang bệnh ung thư, và nhờ học pháp chyên niệm “hồng danh” đã chuyển hóa cho mình và rất nhiều người. Cô từng nói: Không lý nào có vài thanh niên xấu (tế bào ung thư) một ngày đến làng nọ rồi giết chết tất cả thanh niên khỏe mạnh nơi đó. Cuốn sách rất nổi tiếng trên thế giới, được ngay các giáo sư ngành Y khoa hưởng ứng. Đây là một tác phẩm mà ai cũng nên đọc/nghe để hiểu tinh thần có thể vực dậy mọi khổ đau trong cuộc sống mà con người khó tránh khỏi, để hiểu thêm về vùng mênh mông vi diệu trong trời đất và trong chính ta. Nhờ là một bác sĩ giỏi trong ngành ung bướu, nên tác giả Đạo Chứng hiểu rõ bệnh ung thư và cách chữa trị... Phần phụ lục còn là lời tâm sự của một số bác sĩ đầu ngành Y khoa mắc ung thư (!), khi hiểu nguyên lý đã tự chuyển hóa, xem như không chữa trị mà lành. Tôi cũng được xem bộ phim tư liệu Y học rất khoa học Nĩa thay vì Dao có trên internet, đã vun thêm niềm tin về phương pháp mình đang học tập. Nhiều bác sĩ, tiến sĩ Y khoa nghiên cứu về thực dưỡng từng lên tiếng: “Thuật ngữ ‘bất trị’ là ảo tưởng của y khoa hiện đại. Nó là chân lý đặc sắc của các chuyên gia ung thư. Họ tạo nên nỗi ám ảnh về ung thư, hay một sự ‘sợ hãi cộng đồng’”. Bác sĩ Morishita): “Ngăn chặn triệu chứng mà không xử lý gốc rễ nguyên nhân căn bệnh nên chỉ làm cho bệnh thêm trầm trọng”. Hãy hình dung bệnh nan y như một nhóm maphia sống trên ốc đảo, với đầy đủ sức mạnh và phương tiện di chuyển. Loại trừ hiệu quả nhất là cắt đứt liên lạc, cắt lương thực; khi đó lẽ nào chúng sẽ ăn đất và không khí để tồn tại? Điều này tương hợp với nguyên lý “bỏ đói tế bào ung thư” mà y học phương Tây nêu ra và áp dụng rất hiệu quả ở nhiều bệnh viện uy tín.

Không tìm rõ nguồn cơn của bệnh, dẫn tới sự “đè nén lò xo” các loại tế bào; chúng không tận diệt lại còn bật lên bệnh khác và cứ thế phân chia mãi ra. Người có định lực tâm linh, cách chữa của họ là tĩnh giác rải tâm từ đến muôn loài mà trước hết là với loài virus và các “chủ nhân” đang gây ra sự đau đớn cho cơ thể. Điều này không khó hiểu, khi khoa học hiện thời kết luận: Con ung thư sợ nhất là chữ Ái (yêu thương, từ bi…).

Chữa bệnh theo Tây y hoặc Đông y hay thuần Thực Dưỡng đều tốt, tùy vào mức độ của bệnh, vào hoàn cảnh thực tại, tùy thể trạng và duyên, nghiệp người bệnh. Không nên quá chấp vào Thực Dưỡng để rồi nhất nhất tuyệt đường tới Bệnh viện. Sự phát triển của khoa học y thuật thật sự cần thiết, đã đẩy lùi nhiều căn bệnh, tạo nên tính năng động của xã hội. Một người dẫu là tín đồ của Nguyên Lý Vô Song, trong trường hợp cần thiết cũng nên theo Tây y hay đến Đông y bổ thuốc. Điều thiết yếu tạm thời là biết điều chỉnh trong quá trình chữa trị nên và không nên dùng thứ gì. Đó cũng là biểu hiện của sự hợp tác hiệu quảvô cùng ý nghĩa giữa Tây y và Đông y trong thời đại khoa học kỹ thuật đang lấn lướt. Bên cạnh vật chất, mặt tinh thần cũng có âm dương. Ta nghĩ xấu nghĩ ác, nghĩ theo hướng chia rẽ bè phái,… là Âm. Ngược lại lối suy nghĩ (hành động) theo hướng thiện là Dương. Điều trọng yếu bao giờ cũng là Tâm Thiện giảm triệt tham sân si mới khiến thân được khinh an, bởi Tâm luôn làm chủ thân. Tâm ta vọng động với tài danh lợi dưỡng, làm điều gì bề ngoài cao siêu, bề ngoài dán mác thiện song tâm ý nằm gọn trong lợi mình trước nhất, sẽ khiến tâm ô nhiễm, bệnh sinh là lẽ thường.

Bệnh phát xuất từ rất nhiều nguyên nhân, tùy cơ địa, tùy không gian sống, tùy thói quen tập khí ăn uống sinh hoạt và quan trọng hơn là tùy vào nghiệp duyên mỗi người. Một khi chưa đủ định lực vượt qua chướng ngại về thân tâm, khi mà y học quá sa vào chữa trị triệu chứng trong lúc xem thường nội lực tự sinh và thế giới tâm linh, thì việc chọn lựa Thực Dưỡng điều hòa bệnh tật là sáng suốt.

Đã có những bệnh viện và trung tâm lớn hiện đang chữa rất hiệu quả bệnh nan y mà nếu so với phương pháp Thực Dưỡng, nó gần như trùng khít. Sự kết hợp giữa Tây y, Thực Dưỡng và Tâm Linh trên cơ sở Tâm Thiện bao dung hào ái với mọi người mọi loài sẽ là năng lượng cho bước tiến dài của ngành Y học thế giới. Hoài nghi, tẩy chay chân lý được gạn lọc qua nhiều ngàn năm, là một dạng bệnh; và một khi niềm tin vẫn lui sụt trước vô vàn minh chứng sinh động về những chân lý thường hằng, là nan y tinh thần xuyên thế kỷ. 

 

(Trích từ sách Vũ điệu ý niệm và cơn đau bản thể, Nhụy Nguyên, Nxb. Hồng Đức & Nhà sách Hoa Sen, 2019; sửa chữa, bổ sung)

Nhụy Nguyên

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 1985)
19/10/2016(Xem: 11113)
08/08/2010(Xem: 108689)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.