Thư Viện Hoa Sen

Thuyết Tái Sinh Của Phật Giáo

07/06/20224:42 SA(Xem: 18775)
Thuyết Tái Sinh Của Phật Giáo

 

THUYẾT TÁI SINH CỦA PHẬT GIÁO
Lê Sỹ Minh Tùng

tai sanhKinh Saccaka diễn tả lại cuộc hành trình đưa Thái Tử Tất-Đạt-Đa đắc Túc Mạng Minh như sau: “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này". Như vậy, Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết”.

Túc là đời trước, mạng là sinh mạng còn minh là sáng suốt. Do đó túc mạng minhsáng suốt để thấu biết rõ ràng những đời trước của mình. Đây là lời giải đáp câu hỏi con người chúng ta từ đâu mà đến? Đức Phật đã thấy rõ vô số tiền kiếp của mình như việc mới xảy ra hôm qua. Đời trước Ngài là ai? Tên gì? Và sống ở đâu? Từ đó vô số kiếp hiện ra trước mắt Ngài, một kiếp qua đi thì kiếp khác lại đến. Vì thế, Đức Phật khẳng định có tái sinh, có tiền kiếp chớ không phải chết là hết hay là chúng ta là sản phẩm của một đấng thần quyền nào ban cho.

Nhưng có lẽ thuyết tái sinh giúp con người giải tỏa về mối ưu tư lớn nhất của cuộc đời, đó là Cái Chết. Cái chết luôn là nỗi ám ảnh khủng khiếp cho tất cả mọi người vì họ không biết rồi sau khi chết họ sẽ ra sao, đi về đâu…Sự thật là ai cũng sẽ  chết chỉ là vấn đề trước hay sau bởi vì “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử”. Phật cũng chết, Chúa cũng chết, ai ai rồi cũng sẽ chết. Hãy lắng nghe Đức Phật diễn tả sự tái sinh của Ngài trong kinh Pháp Cú câu 154:

Ta đi lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà chưa gặp kẻ làm nhà. Nay ta đã gặp ngươi rồi, ngươi đừng hòng cất nhà thêm được nữa, những đòn tay, những cột kèo, những rui mè... của ngươi đã bị mục rã cả rồi...” Kẻ làm nhà ở đây là tham lam ái dục, là độc đầu tiên trong tam độc. Nhà là tấm thân do ngũ uẩn giả hợp. Cột kèo... là những phiền não nhiễm ô. Mục rã rồi nghĩa là Đức Phật đã chinh phục, đã vượt lên trên, đã đứng ngoài sự chi phối của chúng. Nói rõ hơn là Ngài đã thành tựu tuệ giác siêu việt nên không còn bị nghiệp lực đẩy đưa đây đó nghĩa là Ngài sẽ không còn tái sinh nữa.

Cũng chính trong đêm chứng đạo quả Niết bàn đó, vào canh hai thì Đức Phật đắc Thiên nhãn minh và một lẫn nữa kinh Saccaka diễn tả lại cuộc hành trình đưa Thái Tử Tất-Đạt-Đa đắc Thiên nhãn minh như sau:” “Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Như vậy Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ”.

Thiên nhãn minh là con mắt sáng suốt thấy rõ ràng những gì rất xa một cách tường tận. Ngài đã thấy sự sanh tử của chúng sinh dựa trên căn nghiệp mà chính họ đã tạo ra. Sự thấy biết của Ngài như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ qua người lại một cách rõ ràng. Đức Phật thấy rằng con người chết rồi không phải là hết mà phải theo nghiệp đi tái sinhthọ báo những nghiệp quả mà chính họ đã gieo từ kiếp trước. Đây là câu trả lời cho nghi vấn rằng sau khi chết chúng ta sẽ đi về đâu. Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng:"Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”. Như thế, sự hiện hữu của mỗi con người trên thế gian này là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện của họ từ (vô lượng) kiếp quá khứ. Thật vậy, nghiệp chủ động tạo điều kiện để tái sinh trong kiếp hiện tại và cho những kiếp tương lai. Vì thế tất cả mọi khổ vui, thành công, thất bại, tướng diện đẹp xấu, khỏe mạnh hay đau yếu, thông minh hay khờ dại…của con người trong kiếp sống này là sự thọ lãnh những quả nghiệp do chính họ tự tạo tác từ những đời quá khứ, chớ không do bất cứ sự thưởng, phạt của Thượng đế hay Diêm Vương nào cả.

Theo quan niệm của Phật giáo, mỗi con người là sản phẩm của chính mình. Con người chúng ta hiện tại là sản phẩm do chính chúng ta đã tạo nhân trong quá khứ và cuộc sống hiện tạichúng ta đang tạo ra cho cuộc sống của mình trong kiếp tương lai. Đức Phật dạy rằng bạn chỉ cần quay về nhìn lại những gì bạn đang thọ hưởng kiếp này thì đó là những gì bạn đã gieo trồng trong kiếp quá khứ và bạn hãy nhìn lại những gì bạn đang gieo trồng trong kiếp này thì đó sẽ là kết quả đời tương lai của bạn. Cuộc sống là một quá trình liên tục và nó chỉ tạm thời gián đoạn mỗi khi thân xác vật lý dừng hoạt động tức là chết cho đến khi duyên kết hợp đủ các yếu tố cần thiết thì một chu kỳ sống mới với thân xác mới lại bắt đầu tức là tái sinh. Khái niệm về sự tái sinh không phải là đặc thù của Phật giáo mà rất nhiều tôn giáo khác nhau xưa và nay cùng đưa ra học thuyết chủ trương sự đầu thai mà trong đó họ cho rằng một linh hồn có thể luân chuyển trong nhiều thân xác khác nhau. Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì giáo lý về sự tái sinh không những là một lý thuyết, nhưng nó là một sự thật không thể chối cãi được bởi vì không chỉ Đức Phật thấy biết như thật giáo lý này mà tất cả các bậc A-la-hán sau khi chứng Thánh quả đều thấy biết như thật không khác gì Đức Phật.  

Vậy linh hồn là gì? Linh hồnbất tử không?

Linh hồn, tiếng Hy Lạp là “Psyche”, nghĩa là sự sống, tinh thần, ý thức. Socrates cho rằng linh hồn là tinh thể (Essence). Platon lý luận rằng linh hồn bao gồm lý trí (Logos), tình cảm (Thymos) và ái dục (Eros). Trong khi đó, Aristote định nghĩa linh hồn là hoạt tính của một cơ thể sống và cho rằng linh hồn sẽ mất đi khi cơ thể không còn nữa, giống như hoạt tính của con dao là cắt, khi con dao bị hư hoại thì hoạt tính cắt không còn nữa. Mỗi tôn giáo, mỗi tín ngưỡngquan niệm khác nhau về “linh hồn”, nhưng thông thường linh hồn thường được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, phần tinh thần của con người. Xa hơn nữa, các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Hồi Giáo đều cho rằng linh hồn là phần thiêng liêng, bất diệt. Linh hồn là do Thượng đế ban cho mỗi người như là sự sống. Nếu một người biết thờ kính Thượng đế thì khi chết linh hồn đó sẽ được về sống hạnh phúc đời đời trên Thiên đường. Ngược lại, nếu làm ác, không tin vào Thượng đế thì linh hồn đó khi chết chắc chắn sẽ bị đọa vào địa ngục để gánh chịu mọi sự khổ đau.

Nói chung, các tôn giáo hữu thần đều cho rằng có một linh hồn bất tử trong con người. Nếu khi sống làm như lời Chúa dạy, thì sau khi chết người ấy được Chúa cứu rỗi lên Thiên đường hoặc ngược lại thì bị đày xuống hỏa ngục. Cái phần phi vật chất được lên thiên đường hay xuống hỏa ngục đó, họ gọi là linh hồn.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, Bà la môn giáo (Ấn độ giáo ngày nay) tin rằng có một linh hồn hay bản ngã (Atman)(tiểu ngã) trường tồn. Đối với Ấn độ giáo, cặp phạm trù cơ bản nhất là tiểu ngã (Atman) và đại ngã (Brahman). Đại ngã là cái bản ngã vũ trụ, cái tuyệt đối. Nếu nhìn  dưới góc độ tôn giáo, đại ngãyếu tố thần linh được bao chứa và thấm nhuần trong vạn vật. Còn tiểu ngã là cái bản thể của mỗi con người. Ấn độ giáo cho rằng tiểu ngãđại ngã là nền tảng của vũ trụ quan, trong khi đó thuyết nghiệp báoluân hồi là nền tảng nhân sinh quan. Thuyết luân hồi của Ấn độ giáo quan niệm rằng cái chết của con người là sự chuyển hóa sang kiếp sống khác, sự tái sinh trong luân hồi là do nghiệp báo mà ra. Nói cách khác, bất cứ hành động nào của con người cũng phải trả giá, nó toàn năng ngoài ý muốn con người và nó theo đuổi con người không bao giờ lầm lẫn. Sau cùng thuyết giải thoát cho rằng tuy rất khó, nhưng con người có thể tránh khỏi luân hồi nghiệp báo bằng cách nỗ lực gắng sức dập tắt động lực đẩy bánh xe nghiệp báo thì có thể đi đến giải thoát. Và lúc đó tiểu ngã sẽ hòa đồng vào đại ngã của vũ trụ. Tóm lại, Bà la môn giáo cho rằng thờ phượng các Thượng đế (đại ngã) cũng chính là thờ phượng tiểu ngã (Atman) của mình cho nên tiểu ngãlinh hồnđại ngã (Thượng đế)(Brahman) là chúa tể các linh hồn đó.

Trong khi Ấn Độ giáo (Bà la môn giáo) tuyệt đối tin vào một linh hồn, một tiểu ngã thường hằng bất biến thì sự xuất hiện của Đức Phật đã thổi một luồng sinh khí mới vào trong xã hội Ấn độ lúc bấy giờ. Thuyết Duyên Khởi của Đức Phật với chân lý “Vô Ngã”, một trong ba pháp ấn (Vô thường, Vô ngã, Khổ) của giáo lý Phật Đà, đã phủ định cái Ngã trong Ta của Bà la môn giáo. Ấn Độ giáo càng phát triển vun bồi cho “tiểu ngã” bao nhiêu thì giáo lý đạo Phật chủ trương càng xa lìa, đánh đổ nó để trở về với trạng thái không dính mắc “vô ngã” thì sẽ có thanh tịnh tự tại Niết bàn.

Trong khi đó, người Trung Hoa tin rằng sau khi chết thì linh hồn sẽ bị ngưu đầu mã diện đưa về cõi âm. Sau khi được sự phán xét của Diêm vương, linh hồn thiện đi đầu thai ở dương thế còn linh hồn ác bị đọa đày đời đời trong hỏa ngục. Do đó, người Trung Hoa quan niệm rằng “sinh ký tử quy” nghĩa là “sống gửi, thác về” cho nên dương thế chỉ là cõi tạm trong khi cõi âm mới là cõi sống thật sự do vậy mới có tập tục đốt giấy vàng bạc để cho linh hồn ông bà tiêu xài ở cõi âm. Nhưng thử nghĩ lại đã ở trong hỏa ngục thì làm sao tiêu xài? Cùng quan niệm đó, vào thế kỷ thứ 18, thi hào Nguyễn Du (Tố Như) có viết trong truyện Kiều như sau:

“…Rằng: Những đấng tài hoa

Thác là thể phách, còn là tinh anh”.

Phách mà thi hào Nguyễn Du nói ở đây là thân tứ đại sẽ tan rã, tiêu mất. Cái duy nhất còn lại của con ngườithi hào gọi là “tinh anh” thì chính là “linh hồn” mà dân gian thường gọi..

Tuy có rất nhiều học thuyết về Thượng đế, linh hồn, nhưng Phật giáo phủ nhận tất cả. Phật giáo không chấp nhận khái niệm về một linh hồn bất tử hay một bản ngã thường tại.

Vậy Phật giáo giải thích hiện tượng này thế nào?

Đức Phật dạy rằng con người là sự tập hợp của hai thành phần chính gọi là Danh và Sắc. Danh là phần tư tưởng gồm có 4 hợp tố, đó là thọ, tưởng, hành và thức.

-Thọ là những cảm giác có được từ thân, và tâm cho nên chúng ta có những cảm thọ như thân lạc, thân khổ, tâm hỉ, tâm ưu và xả. Xả có đặc tínhcảm thọ không vui, không khổ. Xả được biểu hiện bằng sự an tĩnh của bản tâm.

-Tưởng là nhận thức từ bản tâm cho nên nó có dấu hiệu giúp chúng ta nhận thức những cái biết của con người. Đức Phật dạy rằng:” Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng”.

-Hành: Bất cứ gì có đặc tính tạo tác thì gọi chung là hành uẩn. Nói cách khác Hành là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước khi đi đến quyết định.  Vì là tạo tác nên hành uẩn cũng có thiện, bất thiệnbất định do thân hành, khẩu hành và ý hành mà có. 

-Thức có đặc tính nhận biết cho nên Đức Phật dạy rằng:” Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.”.

Thức uẩn là sự chuyển tiếp của tưởng uẩnhành uẩn nghĩa là từ sự cảm nhận sự khác biệt rồi suy tư cân nhắc xem mức độ khác biệt như thế nào và sau cùng xác định sự khác biệt bằng những tên gọi cho từng sự vật, sự việc và hiện tượng.

 Sắc gồm có hai, đó là nội sắc và ngoại sắc, nhưng đại để là sự kết hợp của đất, nước, gió, lửa. Theo quan điểm của đạo Phật, mọi sự vật hiện tượng, trong đó có cả con người, đều chịu  sự chi phối của quy luật biến dịch, thay đổi của vũ trụ. Định luật đó gọi là “vô thường”. Chính vì bản chất của mọi sự vật hiện tượngkhông thật, do các duyên hội tụ mà thành, nên chúng mới chịu sự chi phối của định luật vô thường này. Thân (sắc) hay tâm (danh) của con người cũng  phải chịu sự chi phối, tác động này. Tất cả mọi sự vật hiện tượng, dù là các ý niệm hay tư tưởng đều luôn luôn thay đổi nên không có một cái gì cố định, gọi là một linh hồn bất tử được. Thật ra trên thế gian này không có cái gì gọi là trường tồn, bất tử cả bởi vì tất cả mọi sự vật đều sinh diệt vô thường. Cho dù to lớn như những hành tinh, những dãy Thiên hà hay bé nhỏ như hạt bụi, nguyên tử thì không có một sự vật nào là không do nội nhân, ngoại duyên hội tụ mà tồn tại. Vì sự tồn tại là do nhân duyên cho nên mọi sự vật không có tự thể, không có tự tánh nghĩa là tất cả đều là vô ngã tức là không. Nhân duyên tụ hội gọi là sinh, nhân duyên ly tán, gọi là diệt thế thôi. Tuy nhiên, đối với Phật giáo, diệt không phải là mất hẳn bởi vì khi nhân duyên mới hội tụ thì nó sẽ phát sinh và cứ thế từ nhân sinh cho đến các vật thể trên thế gian này sinh rồi diệt và diệt rồi sinh trở lại vô cùng vô tận.

Thật vậy, con người của chúng ta thật ra chỉ là sự kết hợp của Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức và năm uẩn này không khác gì hơn là một sự giả hợp cho nên không có một “Cái Ta” thật sự đứng đằng sau con người đó tức là “Vô Ngã”. Có thể nói “Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là Cái Ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của Cái Ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là Cái Ta. Nếu tin có một cái ta, có một nhân cách độc lập thì đó chỉ là một ảo tưởng."

          Không những luật vô thường áp dụng cho thế giới vật chất hữu vi, mà ngay cả trong thế giới tư tưởng (tinh thần) thì tất cả cũng đều sinh diệt vô thường cả. Nhân sinh vũ trụ thay đổi từng giây, từng phút, từng sát na, từng ý niệm. Ngày nào chúng ta còn trai trẻ tráng kiện mà bây giờ lưng mỏi, gối mòn, lưng còng má hóp, nhớ trước quên sau, nếu khôngvô thường thì còn là gì? Cái tâm trước đâu có giống cái tâm sau cho nên tư tưởng liên tục sinh diệt trong ta, thế không là vô thường thì là gì?

Vì vậy khi đạo Phật ra đời, Đức Phật phủ nhận con người là do Thượng đế sinh ra và phủ nhận luôn cả ý nghĩa linh hồn (Soul) là do Thượng đế ban cho ta. Ngay cả khái niệm về một linh hồn bất tử hay ngay cả một bản ngã thường tại cũng bị Đức Phật phủ nhận. Sau khi đắc tứ thiền, Đức Phật với Tuệ Minh Sát và trí tuệ của bậc Chánh đẳng Chánh giác thấy biết như thật rằng từ con người cho đến nhân sinh vũ trụ tất cả đều là do nhân duyên, cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt, nhân này quả nọ mà tạo thành chớ tuyệt đối không có ai là tác giả cả. Do đó Đức Phật phủ nhận sự hiện hữu của Thượng đế trong cuộc sống và dĩ nhiên không có Thượng đế thì làm gì có ai cho ai linh hồn. Dựa theo các tôn giáo thần quyền, linh hồn là một thực thể vĩnh hằng do Thượng đế ban cho loài người cho nên linh hồn có thể chuyển từ thân xác này sang thân xác khác hay từ cõi này sang cõi khác. Ngược lại, đối với đạo Phật thì cái tâm còn không có thật thì làm gì có linh hồn. Tâm nhà Phật gọi là Thức. Thức là cái biết biến đổi liên tục dựa theo sự biến dạng tâm lýsinh lý của con người mỗi khi lục căn tiếp xúc với lục trần. Thí dụ mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi hương, lưỡi nếm mùi vị hay thân cảm xúc hoặc ý duyên với pháp trần thì có biết bao tư tưởng đưa vào tâm để cho ta cái biết. Trong sách Strangers to Ourselves: Discovering the Adaptive Unconscious viết bởi giáo sư Timothy D. Wilson có dẫn chứng rằng: Cứ mỗi giây, năm giác quan của con người là mắt thấy, mũi ngửi, tai nghe, miệng nếm và thân cảm xúc tiếp nhận khoảng 11 triệu ý tưởng từ bên ngoài đưa vào tâm. Trong 11 triệu ý tưởng đó thì mắt đã thâu nhận trên 10 triệu ý tưởng để chuyển vào hệ thống trung ương não bộ. Nhưng hệ thống thần kinh não bộ trong một giây chỉ có thể phân tích 40 ý tưởng. Cho nên câu hỏi các nhà khoa học đặt ra là 10,999, 960 ý tưởng không được bộ óc phân tích kia sẽ đi về đâu và sẽ có tác dụng hay ảnh hưởng đến tầng ý thức của con người như thế nào? Do đó nhà tâm lý học Sigmund Freud mới giới thiệu tảng băng tâm lý mà trong đó ông ta lý luận rằng phần tiền ý thức (trí nhớ, và lưu giữ kiến thức) và phần vô thức chiếm đa phần trong tâm tư của con người. Vô thức luôn hối thúc, lấn áp ý thức để con người có những tư tưởng, lời nói hay hành vi không thể kiểm soát được.

          Thức dựa theo Phật giáo là dòng chảy liên tục của các ý niệm. Các ý niệm này tùy thuộc nhiều yếu tố khác mà phát sinh và Đức Phật gọi quá trình tùy thuộc phát sinh nầy là “duyên khởi” và “thức” chỉ là một mắc xích trong 12 mắc xích duyên khởi  mà thôi. Chính sự tiếp nối của các ý niệm tương tục  này mà thức đi tái sanh, chứ không phải là một linh hồn bất tử, vĩnh hằng như các tôn giáo hữu thần khác. Do đó, khái niệm “thức” của Phật giáo hoàn toàn khác biệt với "linh hồn bất tử" của các tôn giáo khác.

Hãy lắng nghe câu chuyện trong kinh Tỳ kheo Na Tiên như sau :

Vua Di Lan Đà bây giờ hỏi Tỳ kheo Na Tiên rằng :

- Bạch Đại đức! Con người sau khi chết rồi, cái gì sanh trở lại?

Tỳ kheo Na Tiên liền đáp :

- Tâu Đại vương! Đó là Danh (thọ, tưởng, hành, thức) và Sắc (thân tức là đất, nước, gió, lửa…).

- Phải chăng đó là Danh và Sắc-thân của người cũ sanh trở lại?

- Thưa không phải Danh cũ, cũng không phải Sắc-thân cũ sanh trở lại. Cái Danh Sắc-thân của đời này làm các việc thiện ác, do nghiệp thiện ác ấy mà chuyển sanh sang một Danh Sắc-thân khác để thọ lãnh phước báo hay tội báo đã gây ra.

- Như vậy là không phải cái Danh Sắc-thân cũ sanh trở lại. Thế thì đời này là điều ác, đời sau đâu có chịu quả báo được? Và nếu không sanh trở lại nữa thì tức là đã thoát khỏi luân hồi?

- Không phải như vậy! Nếu sống ở đời mà chỉ toàn làm điều thiện thì sau khi chếtthể không sanh trở lại. Nhưng thông thường thì làm điều thiện cũng có mà gây điều ác cũng nhiều, việc lành, việc dữ tiếp nối xen nhau không ngừng, cho nên phải sanh trở lạithọ báo. Làm sao thoát khỏi luân hồi được.

- Xin cho thí dụ về sự liên hệ giữa Danh Sắc-thân cũ với Danh Sắc-thân mới.

- Ví như người hái trộm xoài của kẻ khác. Chủ vườn xoài bắt được quả tang đem đến đầu cáo với Đại vương, yêu cu Đại vương xử trị. Trước mặt Đại vương bị cáo cãi rằng : ”Tôi không hái xoài của anh ấy. Cây xoài của anh ấy trồng hồi trước là cây mầm tí xíu. Còn những trái xoài mà tôi hái bây giờ nằm trên một cành cây to lớn sum sê. Thế thì tôi đâu có ăn trộm”. Trước những lý lẽ viện ra như thế, Đại vương có cho rằng anh ta vô tội và xử cho anh ta được thắng kiện không?

- Không! Vua Di Lan Đà đáp. Anh ta có tội. Trẩm sẽ xử cho người trồng xoài được thắng kiện. Vì trước kia nhờ người này ra công trồng trọt bón xới cây mầm, cho nên ngày nay mới có cây xoài to lớn đơm hoa kết trái.

- Tâu Đại vương! Con người tái sanh trở lại cũng giống như thế. Với cái Danh Sắc-thân này, người ta sống trên đời mà làm các việc thiện ác. Nghiệp thiện ác nối tiếp không ngừng, chuyển biến hình thành để sanh ra một Danh Sắc-thân mới. Cũng như do công phu đào lỗ bỏ hột và vun bón cây mầm nên về sau mới có cây xoài sum sê cành lá với trái chín trĩu cây. Làm việc thiện ác trong đời này tức là gieo hột giống xuống đất và bón xới cây mầm. Đời sau không sao không thọ báo được.

Vua lại hỏi :

- Bạch Đại đức! trong con người cái gì làm chủ? Phải chăng đó là linh hồn thường tại?

- Tâu Đại vương! Cái linh hồn thường tại ấy như thế nào?

- Nó thường ở trong ta, dùng mắt mà nhìn hình sắc, dùng tai mà nghe âm thanh, dùng mũi mà ngửi mùi, dùng lưỡi mà nếm vị, dùng thân mà sờ mó nhám trơn, dùng ý mà hiểu biết và nhờ nghĩ. Nó cũng như Đại đức và trẩm hiện đang ở trong cung điện này nhưng vì bốn mặt đều có cửa sổ, nên ngang qua cửa sổ ấy chúng ta mới thấy được phong cảnh bên ngoài.

- Như vậy, ý Đại vương là muốn ví các giác quan nơi con người với các cửa sổ của cung điện này chăng? Ngang qua bất cứ cửa sổ nào, ta cũng thấy được cảnh vật bên ngoài. Thế thì ngang qua bất cứ giác quan nào, linh hồn thường tại cũng phi thấy được ngoại cảnh giống như thế chứ gì? Vậy linh hồn thường tại có thấy được hình sắc bằng tai, mũi, lưỡi, thân và ý chăng?

- Thưa không.

- Linh hồn thường tại có nghe được âm thanh, có ngửi được mùi, có sờ biết nhám trơn, có suy nghĩ  bằng mắt, mũi, lưỡi, thân và ý chăng?

- Thưa không.

- Như vậy thì lời lẽ của Đại vương trước sau không xứng hợp với nhau. Lại nữa, trong khi Đại vươngbần tăng cùng ngồi trong cung điện này, nếu phá bỏ hết tất cả các cửa sổ ở bốn phía thì tầm mắt của chúng ta rộng xa thêm ra không?

- Thưa có.

- Vậy, phá bỏ một cái cửa nơi thân ta là cặp mắt chẳng hạn thì linh hồn thường tại có thấy rộng xa thêm không?

- Thưa không.

- Và nếu phá bỏ thêm mấy cái cửa khác nơi thân ta là tai, mũi. Lưỡi, thân, ý thì linh hồn thường tại có nhờ đó mà nghe rộng thêm, ngửi nhiều thêm, nếm tăng lên, sờ nhiều ra và suy nghĩ rộng hơn không?

- Thưa không.

- Như vậy lời lẽ của Đại vương trước sau lại không xứng hợp nhau.

Na Tiên bèn giải thích rằng :

- Con mắt và hình sắc gặp nhau khiến tâm thần kích động. Tâm thần kích động thì liền sanh cảm thọ khổ vui. Với lỗ tai và âm thanh, hoặc với mũi và hương, lưỡi và vị, thân và nhám trơn, ý và điều nhớ nghĩ cũng như thế. Tâm thần kích động thì liền sanh cảm thọ khổ vui. Do cảm thọ khổ vui liền sanh ý niệm. Do ý niệm biến chuyển thành tựu cho nhau mà tạo nên một ông chủ vô thường là cái giả Ngã. Cái gọi là linh hồn thường tại đâu có dính dáng gì ở đây.

Dựa theo Phật giáo, con người sinh ra trong thế gian này từ cái khuôn đúc tức là kết quả của các hành động của chúng ta, cha mẹ chỉ cho chúng ta cái thân xác vật chất này nghĩa là trước phải có cha mẹ rồi sau mới có chúng ta. Trong lúc thọ thai, nghiệp tạo ra thức tái sinh tức là thức đầu tiên trong cuộc đời của thai nhi để dưỡng sinh cho thai bào.

Trong kinh Đại Duyên (Mahanidanasutta) của Trường Bộ (Dighanikaya), Đức Phật gạn hỏi Tôn giả A-nan rằng:

Này A-nan, nếu Thức không đi vào trong bụng mẹ thì danh sắc có thể hình thành trong bụng mẹ được không?

Tôn giả A-nan đáp:

 “Bạch Thế Tôn, không”.

Thức mà Đức Phật nói ở đây chính là thức tái sinh. Nghiệp lựcnăng lực vô hình của nghiệp do chính chúng ta tạo ra trong kiếp quá khứ phát sinh ra một hiện tượng tinh thần nhà Phật gọi là thức tái sinh kết hợp với tinh trùng của người cha và máu huyết của người mẹ để tạo thành sự sống cho một thai nhi. Tinh trùng của người cha thì gọi là sinh khí. Phật giáo quan niệm rằng cái chết là sự đình chỉ đời sống vật lý tức là thân xác của một con người. Nếu có một chúng sinh sắp thọ sanh nơi đây thì phải có một chúng sinh sắp chết ở một nơi nào khác cũng giống như sự xuất hiện của mặt trời vậy. Nếu mặt trời mọc ở phương Đông thì ngay lúc đó mặt trời cũng đang lặn ở phương Tây. Có thể nói đời sống của nhân sinh như lượn sóng. Sinh và diệt là những tiến trình của hai giai đoạn sống chết, chết sống và sự liên tục nối tiếp mãi của chu kỳ sống chết, chết sống được gọi là Luân hồi. Mặc dầu cuộc sống cuối cùng đã chấm dứt, nhưng cái chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sinh bởi vì năng lực thúc đẩy cho sự sống tức là nghiệp lực vẫn còn nguyên vẹn. Bạn hãy quan sát ánh sáng phát ra từ bóng đèn chỉ là sự biểu hiện bề ngoài của nguồn điện lực vô hình liên tục tiềm ẩn bên trong dây điện. Bóng đèn có thể bể, ánh sáng có thể tắt cũng như người vừa chết, nhưng luồng điện vẫn còn tức là nghiệp lực và ánh sáng sẽ xuất hiện lại khi thay thế bằng một bóng đèn khác tức là tái sinh vào một thân xác mới. Năng lực của nghiệp thì cũng vậy, nó không hề bị lay chuyển bởi sự tan rã của thân xác. Đến lúc chết, tâm thức diệt và cái thức cuối cùng thì nhà Phật gọi là tử tâm để cho một tâm thức mới sinh lên tức là thức tái sinh. Ở đây, tâm thức mới tức là thức tái sinh sẽ thọ hưởng cả một gia tài kinh nghiệm của quá khứ. Tuy nhiên, những kỷ niệm, ký ức ghi nhận sâu xa trong tâm thức thay đổi liên tục và những tiềm lực liên tục chuyển sang từ cuộc sống này qua cuộc sống khác, không liên hệ đến sự tan rã nhất thời của phần vật chất tức là thân xác. Nhờ đó mà trong cuộc sống mới, con người có thể sực nhớ lại những tiền kiếp hoặc các kinh nghiệm, ký ức đã xảy ra trong quá khứ. Chúng ta nghe rất nhiều trường hợp các trẻ em do sự phối hợp bất ngờ đã sực nhớ lại kiếp quá khứ. Sau đây là link nói về các trường hợp nhớ lại tiền kiếp của trẻ em: https://www.ranker.com/list/believable-reincarnation-stories/erin-wisti

- A Four Year Old Recalled Life As A Hollywood Agent

- A Chicago Fire Victim Was Reincarnated As A Five-Year-Old Boy

- Two Sisters Killed In A Car Accident Were Reincarnated As Twins

- A Grandfather Was Reincarnated As His Own Grandson

….

Một nét đặc thù rất quan trọng trong thuyết tái sinh của Phật giáo là tuy tấm thân vật lý chấm dứt ở một thân xác, nhưng dòng chảy của tâm thức không hề bị ngưng trệ. Khi Đức Phật còn sinh tiền, Ngài đã khẳng định rằng sự tái sinh xảy ra tức khắc (ngay lập tức) chớ không phải trải qua một giai đoạn trung gian nào khác. Chỉ sau này Phật giáo Tây tạngPhật giáo đại thừa dựa theo luận thuyết của luận sư Long Thọ, Vô TrướcThế Thân gọi là Thân trung ấm mà nó cần 49 ngày để thọ sanh. Cũng nên nói thêm, sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không quốc gia nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 AD, vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Nữa thế kỷ sau đó, năm 710 AD, vua Đường Duệ Tông lại gả công chúa Kim Thành cho vua Tây Tạng đời thứ 35 là Khí-lệ-xúc-tán. Vị công chúa này lại mang đến Tây Tạng rất nhiều kinh thư và sách vở của Trung Hoa. Công chúa Văn Thành và Kim Thành là những người thông minh, có học thức và thấu đáo chẳng những về Phật giáo mà còn làu luyện triết lý về Đạo giáo. Do đó họ đem tư tưởng “thần của cái chết” tức là Diêm vương của Trung quốc vào trong Phật giáo Tây tạng. Trong cuốn Bardo Thodol “Tòa án của thần chết” thì Yuma tức là Diêm vương ngự trên ghế của quan tòa xử án những linh hồn chết. Do đó Phật giáo Tây tạng là sự tổng hợp, pha trộn  của nhiều luồng tư tưởng, nhiều hệ phái và những huyền thuật phép màu do ảnh hưởng lâu đời của đạo Bon Pa để lại.

Tóm lại, khi chết thì nghiệp lực lan tỏa cũng giống như một làn sóng điện được phát ra trong không gian, tức thì được thâu vào một máy radio hay TV. Thế thì tiến trình hình thành cho cuộc sống hiện tại là kết quả của một ước muốn đã hình thành trong kiếp quá khứ và ước muốn hình thành hiện tại sẽ tạo điều kiện cho một đời sống cho kiếp tương lai và dòng sống này sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận.

Nếu cho rằng những con người vừa mới sinh ra là do sự sáng tạo của Thượng đế và không có liên quan gì đến kiếp sống trước thì Phật giáo gọi đây là đoạn kiến  vì họ quan niệm rằng chết là hết. Những người có quan niệm đoạn kiến thì họ nghĩ rằng chết là hết. Một khi chúng ta tắt thở, nhắm mắt xuôi tay thì không còn gì tồn tại. Lúc đó tội cũng không mà phước cũng chẳng còn. Họ tâm niệm rằng: ”Tu nhân đức già đời cũng chết, hung hăng bạo ngược tận số cũng chẳng còn”  cho nên luật nhân quả đối với họ không có một ý nghĩa nào cả vì thế họ dễ lún sâu vào con đường tội lỗi. Vì vậy Đức Phật cho rằng quan niệm đoạn kiến là không đúng.

Ngược lại, có quan niệm cho rằng linh hồn từ kiếp trước đầu thai vào kiếp sống mới hay linh hồn chuyển từ cõi này sang cõi khác thì đạo Phật gọi đây là thường kiến tức là linh hồn bất tử, cũng không đúng bởi vì trên thế gian này không có gì là trường tồn bất biến cả vì tất cả phải chịu sự ảnh hưởng của luật vô thường nghĩa là có sinh tất có ngày hoại diệt. Ngay cả thiên đường cực lạccon người ước mong cũng không thể trường tồn bất biến được cho nên Đức Phật dạy rằng:”Vì nguyên lý vô thường mà tất cả mọi hình thức khoái lạc dù là thiên đường cực lạc cũng đều bị biến đổi và hủy diệt và tất cả mọi hình thức hiện hữu đều mang mầm mống nhàm chán khổ đau”. Nếu ngày nào bạn cũng thưởng thức cao lương mỹ vị liên tiếp trong một tuần thì sau đó cho dù là tôm hùm, Wagyu beef hay là King Crab Legs thì bạn cũng không cách nào nuốt nổi và lúc đó bạn sẽ hạnh phúc nếu có một đỉa lau luột chấm nước tương.

 Dựa theo tinh thần Phật giáo, sự hình thành của Danh (thân xác) và Sắc (tâm thức) trong một kiếp sống mới là kết quả của vô minh, tham ái và nghiệp từ kiếp trước. Nói thế nghĩa là kiếp sống mới không phải là sự đầu thai của kiếp sống cũ, nhưng nó không phải không từ kiếp sống cũ mà có. Ví cũng như khi một cây đèn cầy được mồi từ ngọn lửa của cây đèn thứ nhất, ngọn lửa mới bây giờ không phải là ngọn lửa của cây đèn cầy thứ nhất, nhưng nó không thể hiện hữu nếu không có ngọn lửa của cây đèn thứ nhất. Thế thì hai cây đèn cầy hoàn toàn khác, kích thước khác nhau, màu sắc khác nhau, ngọn lửa cũng khác nhau. Do đó, từ tướng diện, nhân cách, tài năng…cho đến mọi sự khổ, vui trong đời này là phản ảnh trực tiếp từ những nghiệp mà con người đã kiến tạo từ kiếp trước cho nên hai ngọn lửa khác nhau là thể hiện hai cuộc sống khác nhau. Thí dụ tiền kiếp có người sống trong giàu sang quyền quý, nhưng tham lam bỏn xẻn, ưa hãm hại người (ngọn lửa cây đèn thứ nhất) nay sang đến kiếp này thì cuộc sống trở thành nghèo đói và luôn bị người hãm hại lại (ngọn lửa của cây đèn thứ hai). 

Đức Phật dạy rằng “ngũ uẩn là vô ngã” tức là “ngũ uẩn giai không” nghĩa là khi duyên kết thì có đủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đó là trạng thái hoạt động của con người khi còn sống. Đến khi duyên hoại tức là chết thì các uẩn từ từ tan rã trở về với trạng thái nguyên thủy của nó. Do đó, khi chết thì sắc thân (sắc uẩn) hoại diệt chỉ còn là nắm tro, cát bụi trở về với cát bụi. Sắc diệt thì cảm thọ (thọ uẩn) cũng mất. Không còn Thọ uẩn thì Tưởng uẩn cũng không còn. Thọ, Tưởng mất thì Hành uẩn cũng bị diệt theo. Đối với một con người bình thường (không phải là Thánh giả), khi nhắm mắt thì nghiệp lực sẽ quyết định số phận tương lai của bạn tức là sự tái sinh chớ không phải do bạn quyết định được. Nghiệp lực tức là sức mạnh của nghiệp sẽ chuyển Thức tái sinh vào kết duyên trong noãn bào của người mẹ trong lúc tinh trùng của người cha vừa mới lọt vào tử cung của người mẹ để tạo thành một thai nhi, có đủ Danh tức là Thức tái sinh và Sắc gồm có tinh trùng của cha và máu huyết của mẹ. Tinh trùng là sự sống tiếp cho thai nhi tức là Sinh khí cho nên ngày nay cho dù con người có thụ thai nhân tạo hay là gì đi chăng nữa thì bắt buộc phải có tinh trùng. Và cứ như thế chu kỳ sinh rồi diệt và diệt để rồi sinh trở lại vô cùng vô tận. Đối với Phật giáo, chỉ khi nào hành giả chứng quả A-na-hàm cho đến Thánh giả A-la-hán thì vị ấy vĩnh viễn sẽ không còn tái sinh nữa. Lý do con người còn tái sinh là vì chúng ta còn tạo nghiệp cho dù là thiện hay bất thiện. Còn tạo nghiệp là còn nguyên nhân để tái sinhthọ lãnh hạnh phúc hay khổ đau do chính họ đã gieo trong kiếp quá khứ. Vì thế nếu hành giả thật sự loại bỏ hết tham dụcsân hận trong cõi đời này thì cái nguyên nhân để tạo nghiệp chấm dứt. Không còn nghiệp thì vị ấy đã tự mình chặt đứt dây sinh tử luân hồi.

Thuyết tái sinh giúp con người tự tin vào chính họ. Quan trọng nhất là giúp con người sống lương thiện đạo đức hơn vì trong kiếp tương lai, bạn sẽ đối diện với những kết quả mà bạn đang gieo trong kiếp hiện tại từ đó con người nhìn cuộc đời bình thản hơn, cường độ tham sân si sẽ giảm vì cho dù bạn có tranh đua để gom hết cả thế gian này về tay của mình thì khi ra đi cũng phải bỏ hết lại cho thế gian và cái mà chúng ta sẽ mang theo chính là tội nghiệp và hai bàn tay trắng.

Con người vì bị vô minh che lấp nên không nhìn thấy biết đúng và từ đó ái dục có cơ hội phát sinh rồi chấp thủ, khư khư bám chặt lấy “Cái Ta” và những cái gì gọi là “Cái Của Ta”. Thí dụ bất cứ ai cũng có thể xây dựng một ngôi nhà, bằng gỗ, bằng gạch hay bằng xi măng cốt sắt, nhưng Đức Phật dạy rằng loại nhà ấy không phải thật sự là “Cái Của Ta mà chỉ là của ta trên danh nghĩa, theo quy ước, trong khái niệm. Nó là một hiện tượngchúng ta gọi cái nhà trong thế gian vậy thôi. Còn ngôi nhà thật sự của chúng tatrạng thái an tĩnh trong tâm thức. Một cái nhà vật chấtngoại cảnh có thể thật đẹp, nguy nga tráng lệ, nhưng nó chính là nguyên nhân tạo từ lo âu này đến lo âu khác, băn khoăn tự lo nọ đến áy náy buồn phiền kia. Vì nó ở ngoài ta tức là vật ngoại thân nên sớm muộn gì rồi ta cũng phải bỏ lại cho nên càng bám víu vào nó thì càng khó dứt bỏ tức là càng khổ đau thêm. Nó không phải là nơi chốn mà ta có thể sống vĩnh viễn trong đó, bởi vì nó không thật sự thuộc về ta mà là một phần của thế gian. Do đó ái dục làm động cơ thúc đẩy con người đưa đến hành động tạo nghiệp bất thiện bằng chính thân, khẩu hay ý của ta. Chính ái dục, nằm trong phạm vi ảnh hưởng của vô minhsai khiến con người luyến ái, đeo níu, bám chặt vào đời sốnglòng ham muốn khát khao ấy lôi cuốn con người lặn hụp triền miên trôi nổi từ kiếp sống này đến kiếp khác. Do đó có sống là có khổ. 

Nói chung khổ là trạng thái không thỏa mãn, bất toại nguyện làm cho con người khó chịu. Hạnh phúccon người đeo đuổi cũng không thể tồn tại vì những điều kiện tạo duyên cho nó phát sinh luôn biến đổi vì thế không có hạnh phúc nào thật sự vững bền cả. Những điều mà chúng sinh mong muốn chỉ tồn tại nhất thời và những đối tượng mà con người khao khát mong mỏi chẳng qua chỉ là phù du tạm bợ, có đó rồi rồi mất đó chẳng khác nào như ôm giữ một cái bóng, như nắm bắt một làn hương.

Nếu con người biết huân tập nhiều hạt giống thiện thì những chủng tử lành đó có công năng dẫn dắt họ tái sinh vào những cảnh giới an lành để tiếp tục hưởng những quả báo tốt đẹp. Ngược lại thì phải thọ báo vào cảnh giới khổ não, đau thương. Nghiệp là hành động lập đi lập lại nhiều lần rồi thành thói quen tức là tập khí. Chính cái thói quen, hay tập khí này có sức mạnh phi thườngPhật giáo gọi là nghiệp lực để tùy duyên, chiêu cảm đến môi trường thích hợp mà thọ sinh. Tuy nhiên, đạo Phật là đạo chuyển nghiệp nghĩa là trong quá khứ cho dù con người vì sống trong vô minh bất giác tạo nên bao nhiêu tội nghiệp (nhân). Nhưng nếu bây giờ biết thức tỉnh, dừng lại, tu tâm dưỡng tánh, tránh xa ác nghiệp, tạo nhiều thiện nghiệp thì những ác nhân đó không có cơ hội tác tạo với ác nghiệp để gây ra cảnh khổ cho mình. Nhân (cause) mà không có duyên (conditions) thì tuyệt đối không bao giờ thành quả (effect). Cũng như gạo (nhân) mà không có nước, không nấu (duyên) thì không bao giờ thành cơm được (quả).

Ngày nay con người thay vì cố tìm cách thay đổi cuộc sống cho phù hợp với đạo đức nhân bản thì họ nhắm mắt đi tìm phước báo. Giáo lý của Đức Phật rất ngắn gọn, đó là nên tránh xa các việc ác và cố gắng làm các việc lành. Khi đã thành tựu rồi thì cố gắng giữ gìn tâm ý cho được thanh tịnh là có giải thoát. Nhưng đa số người tu Phật cừ lờ đi, tuy họ cũng làm việc thiện mà không muốn buông bỏ những thói quen xấu của mình. Do đó đi tìm phước báo mà không buông bỏ tánh ác thì không bao giờ có. Tất cả hành vi thiện, ác đều do từ thân, khẩu, ý mà ra cho nên đó là nơi mà bạn phải nhìn lại mình mà nhà Phật gọi là “Phản quang tự kỷ”.

Nhìn lại để thấy biết thực hành thân, khẩu, ý thế nào mà có an lành, hạnh phúc. Ngược lại, cũng nhìn lại để thấy biết thực hành thân, khẩu, ý như thế nào mà phải gánh chịu phiền não, khổ đau. Chúng ta hằng ngày cố gắng cực nhọc lo lau sạch nhà cửa, xe cộ, chén bát nhưng lại quên không nhìn lại sự dơ bẩn trong tâm của mình. Bởi vì không nhìn lại chính mình, con người mới có thể làm đủ điều xấu. Tuy bạn có lương lẹo, gian xảo đến đâu thì không bao giờ bạn có thể đánh lừa lương tâm của mình được. Vì thế nếu biết nhìn vào chính mình thì bạn sẽ biết phân biệt thiện, ác rất rõ ràng. Nếu bạn sắp làm một việc ác, bạn nhìn vào chính mình đúng lúc thì bạn có thể dừng lại. Vì tâm luôn hướng ngoại  nên tâm chứa đầy tham vọngảo tưởng, nhưng bây giờ nếu nhìn vào bên trong, nhìn lại chính mình thì bạn sẽ thấy rất rõ điều thiện và điều ác. Thấy điều thiện nhắc nhở chúng ta cố gắng nỗ lực tiếp tụctăng trưởng thực hành điều thiện.  Làm điều thiện và buông bỏ điều ác là có phước báo ngay. Đức Phật dạy rằng: “ Chúng sinh nếu muốn vun bồi phước báo của mình cho được viên mãn thì hãy lánh xa điều ác” nghĩa là nếu mình không làm điều ác thì tất cả việc làm bây giờ đều trở thành thiện hết mà không cần phân biệt thiện, ác gì cả. Ngược lại tuy có làm vài điều thiện, nhưng vẫn còn làm điều ác thì vẫn còn lo lắng, ưu bi, khổ não triền miên. Do đó, nếu tâm của chúng ta thiện lành và đức hạnh thì đây là hạnh phúc trong đời này vậy. Đối với con người hạnh phúcdiễn tiến theo ý muốn của họ, là khi mà mọi người trên thế giới chỉ nói những lời tốt đẹp đối với họ, nhưng nếu thực sự đây là hạnh phúc mà bạn mong muốn thì chính bạn đã xây lâu đài trên cát. Không những người ngoài làm chúng ta bực bội mà ngay cả những người thân yêu quanh chúng ta đôi khi cũng làm cho chúng ta buồn phiền, ưu bi, khổ não. Thậm chí, chính chúng ta cũng làm cho chúng ta buồn bực, không vui. Vì vậy, nếu bạn biết nhìn lại chính mình để buông bỏ điều ác thì chính mình sẽ có hạnh phúc bởi vì tâm lành thì không có lo âu, phiền não. Khi tâm thanh thản, bạn nở một nụ cười. Ngược lại tâm rối ren, lo lắng thì lòng bực dọc, mặt khô cằn, hung hăng, tức giận. 

Thế thì đắc đạo rồi có còn đau khổ không?

Trở lại với kinh Na Tiên Tỳ Kheo:

Vua Di Lan Đà hỏi:

-- Bạch Đại đức, bậc tu hành đắc đạo không còn tái sanh trong đời sau, nhưng trong đời nầy có còn thấy mình đau khổ nữa không?

-- Tâu Đại vương, tùy từng việc một. Có việc còn thấy đau khổ, có việc không.

-- Có việc có, có việc không, là như thế nào?

-- Đau khổ của thân thì còn, đau khổ của tâm thì hết.

-- Vì sao vậy?

-- Sở dĩ thân còn đau khổ là vì nhân duyên sinh ra loại đau khổ này là thân, hễ nhân duyên ấy còn tồn tại thì đau khổ của thân còn. Sở dĩ tâm hết đau khổ là vì nhân duyên sinh ra loại đau khổ thứ hai là lòng tham dục, một khi tâm ý đã dứt trừ hết các điều dữ, tham dục không còn nữa, thì đau khổ của tâm hết.

Các bậc Thánh giả đã xa lìa tham dục, sân hận ngay cả những si mê vi tế cũng không còn cho nên Tâm các Ngài lúc nào cũng tự tại, thanh tịnh. Tuy nhiên, hằng ngày các Ngài cũng phải ăn uống tức là còn hấp thụ ngoại duyên và còn tùy thuộc vào thời tiết nóng lạnh cho nên Thân các Ngài cũng bị bệnh như tất cả chúng sinh. Nhưng tuy có bệnh, các Ngài có đau nhưng không bao giờ khổ. Đây là sự khác nhau giữa Thánh và phàm. Nhắc lại, Đức Phật trước khi nhập diệt, Ngài bị bệnh kiết lỵ rất nặng, rất đau đến nổi Ngài không thể đi đứng được. Nhưng tuyệt đối Ngài không hề bị khổ não. Cuối cùng, Ngài vào các tầng thiền định từ thấp tới cao rồi đi ngược lại từ cao đến thấp và cuối cùng nhập Niết bàn.

-- Bậc tu hành đã đắc đạo rồi mà không khiến thân lìa được khổ đau, như thế là chưa chứng đắc Niết Bàn chăng? Đắc đạo rồi mà thân còn đau khổ thì làm sao gọi là đắc đạo? Còn nán ở lại trần thế làm gì để còn chịu khổ đau?

-- Tâu Đại vương, bậc đắc đạo không chuộng mà cũng không ghét, không tìm cầu mà cũng không xua đuổi. Bình thản mà sống giữa cõi đời nầy, không hấp tấp, không vội vả. Ví như chuối non không cần phải vú ép. Lại cũng không cần chờ chuối chín để chực hái. Vì vậy nên đức Xá Lợi Phất xưa có dạy rằng:

Không cần tịch diệt,

Cũng không cần trường sanh.

Chưa phải lúc thì ở,

Thời đến thì ra đi.

Vua nói:

-- Hay thay! Hay thay!

 

Lê Sỹ Minh Tùng

 

 

 

Phần đọc thêm:

tang bang tam lyTảng băng tâm lý của nhà tâm lý học Sigmund Freud

 

 -Ý thức (consciousness – conscious mind) là phần nổi rất nhỏ nằm trên mặt nước bao gồm những ý tưởngnhận thứccon người chủ động biết được để đưa đến hành động thí dụ khi đói thì chúng ta biết đói và đi tìm thức ăn.

-Tiền ý thức (preconsciouness) là phần vừa nằm dưới mặt nước có nghĩa là phần bao gồm những ý tưởngcảm giáccon người chưa hiển hiện trong ý nghĩ đang xảy ra của họ nhưng nó đã tìm ẩn sẵn sàng để tiếp nối với tầng Ý thức. Thí dụ nếu chúng ta cần số điện thoại của ai thì tiền ý thức sẽ cung cấp cho ta số điện thoại dựa theo trí nhớ của chúng ta.

-Vô thức (unconsciousness- unconscious mind) là phần rất lớn nằm sâu dưới lòng nước. Dựa theo Freud, lý trí con người tiềm ẩn nhiều ước vọng, ham muốn, cảm xúc, hổ thẹn, thèm khát những thứ vô đạo đức, nhu cầu ích kỷ, phạm tội, bất mãn, căm hờn…và nó nằm sâu trong tiềm thức con người. Ông Freud lý luận rằng tuy những dục vọng đó nằm thật sâu kín trong tìm thức nhưng nó có thể trở thành động lực thúc đẩy con người hành động thiện hay ác tùy theo hoàn cảnh thúc đẩy nó. Vô thứcthể lộ ra trong giấc mơ hoặc là khi chúng ta nói lỡ miệng (slips of the tongue)…Vì thế, Vô thức ảnh hưởng rất lớn cho cuộc sống của con người vì tuy không thấy nó nhưng nó là cái kho chứa (repository) lớn lao trong tâm lý con người. Nếu cái kho chứa này tích lũy nhiều hảo vọng thì là nhân lành còn nếu nó chứa quá nhiều tà niệm thì đây là cái nhân ác.

 

Tạo bài viết
23/08/2010(Xem: 49170)
02/08/2020(Xem: 7125)
15/12/2016(Xem: 9343)
03/08/2010(Xem: 42115)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.