Lời Mở Đầu

24/11/201012:00 SA(Xem: 35726)
Lời Mở Đầu

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT
ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2010

LỜI MỞ ĐẦU
(của người dịch)

Sự sống biến đổi liên tục, không gián đoạn và ngưng nghỉ, thỉnh thoảng có những biến cố lớn mà ta gọi là cái chết. Cái chết nói chung, theo định nghĩa y khoa, là phổi hết thở, tim ngưng đập, máu huyết ngưng lưu thông, các giác quan không còn phản ứng nữa... Nếu muốn xác định cẩn thận hơn, cần có máy móc đo sự tê liệt của não bộ. Theo quan điểm của những người Phật giáo Tây tạng, thật sự cái chết không giản dị như vậy, quá trình của cái chết vẫn tiếp diễn, sau khi đã hội đủ những tiêu chuẩn theo định nghĩa y khoa. Cho đến nay, khoa học, kể cả y khoa, các ngành thần kinh học, tâm lý học, tâm linh học không có kỹ thuật nào hay máy móc nào có thể theo dõi, quan sát những gì xảy ra sau khi được gọi là đã chết. 

Người Tây tạng tu tập theo các trường phái Phật giáo của họ đã dùng các kỹ thuật thiền định (còn gọi là du-già) để nhận biết, theo dõi và phân tích được quá trình của cái chết. Họ còn có thể đi xa hơn nữa, cho đến quá trình chuyển sang một thể dạng mới của sự sống, tức sự tái sinh. Khi tâm thức thoát khỏi những thành phần vật chất cấu tạo cơ thể, và những khái niệm phát sinh từ giác cảm, kể cả phần tri thức thông thường, sẽ dần dần trở nên tinh tế hơn, trước khi thoái lùi trở lại trong quá trình thô thiển của sự tái sinh. Trong thời điểm chuyển tiếp hay trung gian giữa hai quá trình đó, tâm thức rơi vào một trạng thái nhẹ nhàng và tinh tế nhất, một cái khoen trong chu kỳ sinh diệt, một giai đoạn mà các cấu hợp tạm thời của thân xác, gồm cả xác thân và tri thức, bị tan rã. Những người tu tập cao thâm có thể nhân đó để thoát hẳn ra khỏi chu kỳ của sự sống và sự chết.

Một duyên lành giúp tôi được đọc quyển sách mới đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma. Quyển sách giúp ta nhìn thẳng vào cái chết, nhưng thật sự khuyên ta phải sống như thế nào và làm thế nào để có thể tái sinh trong những kiếp sống thuận lợi hơn. Quyển sách cũng chỉ dẫn những người tu tập cao phương cách vượt hẳn ra khỏi khỏi chu kỳ của sự sinh và sự chết. Ngài phân tích cho ta thấy những trạng thái sẽ xảy ra trong quá trình của cái chết theo Tối thượng Du-già Tan-tra thuộc Phật giáo Tây tạng, như vừa tóm lược trên đây, và đưa ra những lời khuyên vô cùng thiết thực và hữu ích. Nội dung quyển sách ngắn và gọn, hàm chứa một Triết lý thâm sâu và những Hiểu biết không cùng.

Đức Đạt-lai Lạt-ma sinh năm 1935, chẳng những là một nhà lãnh đạo lưu vong của một quốc gia bị tàn phá mà còn là một vị Thầy toàn thiện và một người lãnh đạo tinh thần cho cả dân tộc Tây tạng. Ngài đã dẫn dắt một số người Tây tạng đi tìm tự do năm 1959 và sống lưu vong trong một nước đông dân, rất nghèo. Người Tây tạng lưu vong, họ chẳng những bảo tồn được truyền thống văn hóatín ngưỡng của mình, mà còn quảng bá nền tư tưởng Phật giáo cao thâm của họ trên toàn thế giới.

Sách nguyên bản bằng tiếng Tây tạng, dịch sang tiếng Anh và xuất bản năm 2002 (tựa đề: Advice on Dying And Living a Better Life, nhà xuất bản Atria Books, New York), dịch sang tiếng Pháp năm 2003 (tựa đề: Vaincre la Mort et vivre une vie meilleure, nhà xuất bản Plon, Paris). Bản dịch sang tiếng Việt dựa trên hai quyển sách này. Sách vỡ và tài liệu tiếng Việt về Phật giáo Tây tạng tương đối hiếm hoi, mục đích của người dịch không phải để đóng góp một ít tư liệu bằng Việt ngữ về Phật giáo Tây tạng, mà chỉ ước mong những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma sẽ đem đến những hiểu biết thiết thực và hữu ích cho người đọc.

Tôi xin cảm tạ Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Dharamsala, GS Tiến sĩ Jeffrey Hopkins tại Canada, người dịch quyển sách này từ tiếng Tây tạng sang tiếng Anh, và nhà xuất bản Atria Books tại Hoa kỳ đã cho phép tôi dịch quyển sách này của Ngài, và xin chắp tay hồi hướng công lao nhỏ nhoi này để thành khẩn cầu xin cho thế giới của chúng ta ít hận thù hơn, an bình hơn và hạnh phúc hơn. 

Hoang Phong

 

« Tất cả mọi người đều chết, nhưng chẳng có ai chết cả »
Tục ngữ Tây tạng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2010(Xem: 48106)
02/08/2020(Xem: 6493)
15/12/2016(Xem: 8643)
03/08/2010(Xem: 41441)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?