Tâm Thư Kêu Gọi Ấn Tống Truyện Tranh Phật Giáo Song Ngữ - Kinh Vu Lan Báo Hiếu

14/03/20203:26 CH(Xem: 4784)
Tâm Thư Kêu Gọi Ấn Tống Truyện Tranh Phật Giáo Song Ngữ - Kinh Vu Lan Báo Hiếu

 

 

TÂM THƯ KÊU GỌI ẤN TỐNG

TRUYỆN TRANH PHẬT GIÁO SONG NGỮ -

KINH VU LAN BÁO HIẾU

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

 

Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni!

Kính thưa quý Thiện Hữu Tri Thức, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước thân kính!

hành giả học Phật, trong tâm khảm của mỗi chúng ta đều phải lấy Hiếu Đạo làm nền tảng. Bậc Cổ Đức dạy: "Tâm Hiếu là Tâm Phật. Hạnh Hiếu là hạnh Phật. Phật Giáo coi trọng Hiếu xuất thế gian. Là người con Phật chúng ta phải làm cách nào, phương tiện ra sao để cho Cha Mẹ giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Như vậy mới được coi là chí hiếu đích thực. Đây là quan điểm Hiếu Đạo cao tột, khác hẳn với những quan điểm Hiếu ở thế gian. Xuất gia học Phật, trưởng dưỡng đời sống tâm linh của Cha Mẹ thì khi ấy ta mới sống trọn vẹn được với niềm Hiếu Đạo.

 Tinh thần Báo Hiếu được xuất phát từ gương hiếu hạnh cứu thân mẫu của Tôn Giả Mục Kiền Liên được chép lại trong Kinh Vu Lan Bồn. Kinh dạy rõ về ân nghĩa song thân, phương pháp báo hiếunhân quả tất yếu của Đạo Phật.

Dưới ánh hào quang của Chư Phật Mười Phương. Hội đủ nhân duyên lành, được sự yểm trợ của các bậc Thiện Tri thức. Nay huynh đệ chúng con nguyện đem cả thân tâm, cúi đầu, phủ phục trước Tam Bảo xin mạn phép vẽ tranh minh họa, chuyển sang Anh Ngữ bài Kinh VU LAN BÁO HIẾU.

Để quyển Kinh này được cúng dường đến các Đạo Tràng Khoá Tu Thiếu Nhi. Gửi tặng đến các em ở Bệnh Viện, các trường học ở quê... Nhằm trưởng dưỡng hạt giống thiện lành, lòng biết ơn sâu sắc và nguyện đền ơn hai đấng sinh thành trong muôn một. Nay quyển Kinh đã được biên soạn xong, huynh đệ chúng con kính ngưỡng quý Thiện Hữu Tri Thức gần xa hãy chung tay đóng góp chi phí in ấn quyển Kinh Vu Vu Lan. Qua tấm lòng cao quý của Quý vị, quý Phật Tử, trẻ em Việt Nam cũng như Ngoại Quốc cũng có duyên được đọc và thực hành lời dạy của Đức Phật về Đạo Hiếu với Cha Mẹ của mình và yêu thương chúng sanh vạn loài.

🍀Mọi sự phát tâm cúng dường in ấn, xin quý Phật Tử hoan hỷ liên lạc với quý Sư Côtác giả vẽ tranh, biên soạn, chuyển ngữ tác phẩm quyển "Truyện Tranh Phật Giáo Song Ngữ - KINH VU LAN BÁO HIẾU" này.

🌸Sư Cô Huyền Linh:
SĐT Zalo: 0979 733 117
Gmail: huyenlinh240523@gmail.com

 🍀Sư Cô Tịnh Chúc:
SĐT Zalo: 0903 095 892
Fb: Tịnh Chúc
Gmail: tinhchuc2020@gmail.com

 🌼 Hoặc chuyển khoản về:

 TK HUỲNH THỊ HỒNG LINH (Thế danh của Cô Huyền Linh).
Số TK: 0197 0407 0010 862
Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. HCM:
HD Bank - Chi Nhánh Bến Lức - Long An.

 

🌸 Hoặc đóng góp, cúng dường trực tiếp tại nơi Bổn Tự huynh đệ chúng con đang tu học:

CHÙA HƯNG THIỀN
Đ/c: Ấp Tân Trường - Mỹ Hội - Cao Lãnh - Đồng Tháp
SĐT: 02773 924 454

🌾Xin quý vị hoan hỷ note rõ nội dung: "SĐT - ẤN TỐNG KINH VU LAN SONG NGỮ".

 

Nguyện đem công đức này hướng về khắp tất cả đệ tửchúng sanh đều vãng sanh Cực Lạc!

Xin đem tất cả công đức này hồi hướng khắp pháp giới chúng sanh đều được lợi lạc. Nguyện cầu Phật Pháp trường tồn mãi nơi thế gian, đem lại hạnh phúc cho Chư Thiênloài người.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Thích Nữ Huyền LinhThích Nữ Tịnh Chúc cẩn bạch

.

.

 IMG_20200309_220725IMG_20200309_220803IMG_20200309_220728Kinh Vu LanIMG_20200305_172414

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/10/2019(Xem: 11653)
19/12/2014(Xem: 4417)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.