Hoa Kỳ: Phật Tử Việt Nam Tại California Và New York Sản Xuất Mặt Nạ Y Tế Cung Cấp Cho Các Bệnh Viện

13/05/20206:19 SA(Xem: 6895)
Hoa Kỳ: Phật Tử Việt Nam Tại California Và New York Sản Xuất Mặt Nạ Y Tế Cung Cấp Cho Các Bệnh Viện

HOA KỲ: PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI CALIFORNIA VÀ NEW YORK
SẢN XUẤT MẶT NẠ Y TẾ CUNG CẤP CHO CÁC BỆNH VIỆN

(Vietnamese Buddhists in California and New York Manufacture Face Shields for Hospitals in Need)

 

Sự thiếu hụt trang thiết bị bảo hộ trong lúc các nhân viên y tế chật vật ứng phó với số lượng bệnh nhân nhiễm virus corona quá tải đã khơi lên một làn sóng ủng hộ từ công chúng Mỹ. Vô số tổ chức và cá nhân, trong đó có nhiều người Việt, đã tự may khẩu trang để cung cấp cho các bệnh viện địa phương.

Cư sĩ Đinh Trần Tuấn với Tiến sĩ Bác sĩ Gerry Gacioch tại Bệnh viện đa khoa Rochester, New York
Cư sĩ Đinh Trần Tuấn với Tiến sĩ Bác sĩ Gerry Gacioch tại
Bệnh viện đa khoa Rochester, New York

Cư sĩ Đinh Trần Tuấn với Tiến sĩ Bác sĩ Gerry Gacioch tại Bệnh viện đa khoa Rochester, New York. Ảnh: Pecews.com

Nhưng cư sĩ Đinh Trần Tuấn, một cư dân gốc Việt ở thành phố Rochester của bang New York, lại nảy ra một ý tưởng khác. Anh muốn quyên tặng những tấm che mặt bằng plastic để các nhân viên y tế có thể đeo trên đầu khi họ tiếp xúc với bệnh nhân, công cụ mà anh nghĩ là cũng đang rất thiếu nhưng ít người đóng góp.

Bốn tuần sau đó, ý tưởng của anh trở thành hiện thực. Hàng ngàn tấm che mặt với kích cỡ khác nhau được đóng thùng và giao tới Bệnh viện Đa khoa Rochester và Bệnh viện Strong Memorial trong sự cảm kích của các bác sĩ đại diện tiếp nhận.


Tình nguyện viên tại chùa Phật Thanh Thành. Ảnh: Pecews.com

Đó là thành quả đáng kinh ngạc của một nỗ lực gần như không mệt mỏi của anh và một đội ngũ bao gồm các Phật tử tại ngôi già lam Phật giáo Việt Nam Thanh Tịnh Tự Rochester, nơi anh làm hội trưởng. Họ sản xuất những vật phẩm này bằng tay và từ sức lao động tập thể của khoảng 55 người tình nguyện.

“Khi mà bệnh viện nhận được thì họ có một sự thích thú và họ gửi thư cảm ơn rất là nhiều lần,” anh Tuấn nói. “Đó là một động lực rất là mạnh để cho mọi người cảm thấy rằng mình góp được một bàn tay ngăn chặn cơn dịch, nhất là ở vùng New York.”

Tiến sĩ Bác sĩ Gerry Gacioch, trưởng Khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Rochester, cho biết bệnh viện của ông đến nay đã nhận được 1840 tấm che mặt do cộng đồng người Việt ở đây quyên tặng. “Chúng tôi vô cùng cảm kích,” ông viết trong một email gửi cho VOA.

Cư sĩ Đinh Trần Tuấn làm một nguyên mẫu rồi đưa cho tôi và nhân viên của tôi dùng thử. Nó thoải mái và dễ thở hơn rất nhiều so với các tấm che mặt tiêu chuẩn của chúng tôi. Điều này vô cùng quan trọng khi các bác sĩ và nhân viên y tế phải đeo hàng giờ đồng hồ cả ngày. Nghe cũng tốt và chúng tôi có thể dùng ống nghe mà không bị vướng.”

Tình nguyện viên tại Ngôi già lam PGVN Thanh Tịnh TựCư sĩ Đinh Trần Tuấn, một kỹ sư hóa học làm việc tại công ty Xerox, cho biết anh tự thiết kế tấm che mặt này bằng cách tổng hợp các ý tưởng khác nhau đã được phổ biến rộng rãi trên Internet. Mục đích là tạo ra một sản phẩm vừa giản tiện vừa hữu hiệu, anh nói.

Quá trình sản xuất được chia thành nhiều công đoạn, bao gồm chuẩn bị nguyên vật liệu, cắt, dán và đóng gói. Công việc được phân công cho từng nhóm nhỏ phụ trách dựa trên trình tự các công đoạn và nơi ở của các thành viên để thuận tiện cho việc vận chuyển.

Tất cả mọi khâu trong dây chuyền sản xuất tự phát này đều tuân thủ nguyên tắc “giãn cách xã hội.” Có người chuyên chở vật liệu đặt trước cửa nhà từng thành viên và sau khi làm xong, các thành viên chỉ cần gọi điện là có người tới lấy.

Cư sĩ Đinh Trần Tuấn cho biết khó khăn lớn nhất mà anh gặp phải là việc đặt mua nguyên vật liệu, cụ thể là những cuộn plastic cấp công nghiệp, vì anh phải “cạnh tranh” với các công ty khác cũng đang gia tăng sản xuất mặt hàng này.

Nhưng vị hội trưởng Chùa Thanh Tịnh cho biết với lòng hảo tâm đóng góp tài chính của các Phật tử, anh đã mua được nguyên vật liệu đủ để sản xuất 8000 tấm che mặt, một mục tiêu mà anh đặt ra cho anh và các hội viên đạt được trong những tuần sắp tới.

Tính đến thời điểm này, anh Tuấn nói khoảng 4000 tấm che mặt đã được giao cho Bệnh viện Đa khoa Rochester, Bệnh viện Strong Memorial và hai nhà dưỡng lão khác trong khu vực.

“Cho đến nay trong đội có ít nhất năm người tôi vẫn chưa giao được việc,” anh Tuấn chia sẻ khi nói về sự nhiệt tình của các thành viên khi họ thực hiện phần việc mà họ được giao, bởi vì ai cũng ý thức được họ đang tiếp sức cho các nhân viên y tế tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Đối với những tình nguyện viên như bà Phan Thị Mỹ, sự chung tay góp sức này giống như việc làm công quả của một tín hữu Phật giáo thuần thành. Bà nói bà nhận lời ngay khi được hội trưởng kêu gọi góp sức làm tấm che mặt cho các y bác sĩ địa phương.

“Tôi coi trên mạng thấy bác sĩ, y tá thiếu thốn quá trời luôn thành ra nếu đóng góp được một chút xíu như vậy thì tôi mừng lắm,” bà Mỹ chia sẻ. Bà nói thêm công việc này có ý nghĩa to lớn với bà trong lúc bà đang thất nghiệp vì tiệm làm móng nơi mà làm việc đóng cửa vì dịch bệnh.

Lòng nhân ái và tinh thần vị thađộng lực thôi thúc ông Trần Văn Hiệp tham gia nỗ lực sản xuất. Là người thường xuyên góp sức trong các công tác từ thiện ở chùa, ông Hiệp, 64 tuổi và đã về hưu, nói không chỉ riêng ông mà nhiều người khác đều sẵn sàng góp sức làm việc bất kể giờ giấc.

“Mình đâu biết trước ngày mai mình còn sống hay không,” ông nói. “Ai cũng có số mạng hết. Cho dù mình ở trong nhà, một khi bệnh cũng chết là chết. Thành ra tôi không ngại [đến chùa giúp đỡ]. Bây giờ ai cần cái gì mình làm là cũng làm tới.”

Anh Tuấn cho biết trong những tuần tới anh và đội ngũ của anh vẫn sẽ tiếp tục sản xuất các tấm che mặt để cung cấp cho các bệnh viện và nhà dưỡng lão địa phương. Nhưng anh cũng dự định sẽ liên lạc với các bệnh viện ở Thành phố New York, nơi đang là ổ dịch trầm trọng nhất ở Mỹ, để tìm hiểu xem có thể trợ giúp ra sao về mặt vật tư y tế.

“Việc này đòi hỏi nhiều hơn sự nhiệt tình của bà con cũng như một nguồn quỹ vững mạnh thì mới có thể làm được,” anh nói.

Trần Văn Hiệp, 64 tuổi, tình nguyện ra khỏi ý thức từ bi và bổn phận. Một tình nguyện viên thường xuyên ở chùa, anh đã nghỉ hưu vào tháng 12 từ Art-Craft Quang, một nhà sản xuất khung quang thuộc sở hữu gia đình ở Rochester, nơi anh là một kỹ thuật viên. Người gốc Sài Gòn đã đến Hoa Kỳ vào năm 1994 theo Chương trình Khởi hànhtrật tự. Ông và nhiều người trong cộng đồng sẵn sàng làm việc ngày đêm để hoàn thành công việc.

"Ai biết được ngày mai tôi còn sống không," anh nói trong quá trình sản xuất khiên mặt. "Cuộc sống của chúng ta đã được định trước. Ngay cả khi bạn ở nhà, bạn không thể thoát khỏi số phận của chính mình. Vì vậy, tôi không ngại đi đến đền thờ để giúp đỡ. Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết."

Thích Vân Phong

(Nguồn: 佛門網)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tạo bài viết
30/12/2016(Xem: 4487)
17/02/2015(Xem: 11031)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…