Thư Viện Hoa Sen

Thăm Trường Đại Học Nalanda

29/11/20192:56 SA(Xem: 4157)
Thăm Trường Đại Học Nalanda

THĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NALANDA
Mai Trọng giới

NALANDA
Thật là may mắn khi đoàn chúng tôi về với Đức PhậtẤn Độ được thầy Thích Trung Định - Tiến sỹ phật học - Trưởng đoàn đưa đến thăm và kể cho chúng tôi nghe về ngôi trường Nalanda. Mặc dù ngôi trường chỉ còn là phế tích, nhưng cái hoành tráng, nét quý phái kiêu sa vẫn như còn hiện hữu.

Đây có thể khẳng định là một ngôi trường đại học nổi tiếng nhất thời xưa của Ấn Độ Được xây dựng dưới thời đế quốc Gupta - nhà nước gắn liền với thời kỳ hoàng kim về mặt văn hóa và khoa học của Ấn Độ - Viện Đại học Nalanda (phiên âm Hán-Việt: Na Lan Đà) nguyên  thủy đã tồn tại từ năm 413 đến năm 1193. Khu phức hợp Nalanda được xây dựng bằng gạch đỏ, ngày nay phế tích này nằm trên một diện tích rộng 14 héc-ta (488×244 mét). Viện Đại học Nalanda nằm ở vương quốc cổ Magadha, ngày nay thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Độ - Địa điểm này nằm cách Patna chừng 95 kilômét về phía đông nam, gần thành phố Bihar Sharif. Mặc dù được xây dựng với tính cách là một trung tâm nghiên cứu triết lý Phật giáo.

Danh xưng Nalanda liên quan đến nhiều huyền thoại. Theo Tiến sĩ Hiranand Shastri, từ Nalanda xuất phát từ hai từ Sanskrit là “nalam” và “da”. “Nalam” có nghĩa là cuống hoa sen mà nó biểu trưng cho trí tuệ, và “da” có nghĩa là người trao. Gộp hai từ lại có nghĩa là “người trao trí tuệ”. Theo ngài Huyền Trang thì trước đây nơi này có một hồ nước và có một con rồng (naga) tên là Nalanda sống, nên về sau ngôi tự viện được xây dựng ở đây đã được đặt theo tên con rồng này.

Viện Đại học Nalanda đã lần lần trở thành một học viện quan  trọng  cho việc nghiên  cứu nhiều lãnh vực khác, kể cả những  đề tài thế  tục, tương  tự phong cách của những trường đại học Thiên Chúa giáo thời trung cổ đã biến hóa từ những trung tâm nghiên cứu kinh viện để trở thành  những  tổ chức học thuật tổng quát hơn. Viện Đại học Nalanda đã từng nổi tiếng về mặt nghiên cứu toán học và y học.

Nguồn  gốc Phật  giáo và chương  trình  giảng  dạy nghiêng  hẳn  về giáo  lý Đức Phật  của Viện Đại học Nalanda đã là lý do khiến viện thu hút một số rất lớn những sinh viên đến từ những xứ ngoài Ấn Độ, mang lại cho viện một không khí “tứ hải vi gia” và khuyến khích những cuộc diễn thuyết tri thức mang tính văn hóa đối chiếu. Theo các nhà nghiên  cứu, chính kiến thức sâu rộng của các vị giảng sư ở Nalanda đã thu hút các vị học giả ở những  nơi xa xôi như Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka và cả trong vùng Đông Nam Á - Cả ngài Mahavira người khai sáng nên tôn giáo Kỳ naĐức Phật Thích Ca đều đã nhiều lần đến thăm Nalanda trong thế kỷ 6 và 5 TCN.

Khi đi từ Vương Xá đến Hoa Thị Thành, Đức Phật Thích Ca thường dừng chân tại vườn xoài của Pavarika và thuyết kinh tại đây. Trong kinh Upali, Nalanda được đề cập đến như là một vùng đất phồn thịnh. Cuộc đối thoại giữa Đức Phật và một vị Nigantha đã cho thấy điều đó: “Này gia chủ, ông nghĩ thế nào? Có phải Nalanda này là phú cườngphồn thịnh, dân chúng đông đúc, nhân dân trù mật?” Và vị này đã trả lời: “Thưa vâng, bạch Thế Tôn.





Tạo bài viết
05/08/2010(Xem: 70418)
free website cloud based tv menu online azimenu
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.