Thư Viện Hoa Sen

Minh sư

21/04/20154:15 CH(Xem: 5670)
Minh sư

MINH SƯ

Cao Huy Hóa

Chưa bao giờ như ngày nay , chùa chiền thắng tích và các cơ sở Phật giáo Việt Nam phát triển rộng khắp trên mọi miền đất nước , từ thành thị đến nông thốn , từ miền núi đến hải đảo ; phần lớn được phục hồi , trùng tu từ những ngôi chùa xưa đã điêu tàn trong chiến tranh , phần khác được xây dựng mới trên địa điếm cũ hoặc tọa lạc trên vùng đất mới . Trong những ngôi chùa sau này , có một hệ thống 37 thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập , trên cả ba miền và cả ở nước ngoài , với hàng ngàn Tăng Ni thu hút niều Phật tửdu khách đông đảo , trong đó có thiền viện Trúc Lâm Trí Đức tại Đống Nai khánh thành vào ngày 16-1-2011 là thiền viện mới nhất .

Những thiền viện có nét riêng tùy theo vị trí địa lý và môi trường xung quanh , nhưng đều có điểm chung nhất :

–  Thiền viện được xây dựng ở nơi rộng , thoáng , có thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều nơi xa lánh chốn dân cư , có thiền viện khai phá vùng đất hoang vu , vùng xa xôi cách trở

–   Kiến trúc thiền viện có vẽ kế thừa chút ít chùa miền Bắc ở chánh điện có mái cong, nhưng tổng thể , trừ ngôi chánh điện , có vẻ thanh tânphóng khoáng . Các mô típ trang trí và hoa văn đơn giản , không cần sành sứ , không theo ước lệ của chùa truyền thống , không có long lân quy phụng . Hành lang rộng , bài trí thoáng . Thiền viện nào cũng có khu thiền thất lặng lẽ dành cho người tu nhập thất , ngược lại có biết bao công trình phục vụ khách thập phương , từ cây xanh , bãi cỏ , non bộ , vườn hoa , cổ thụ , cây kiểng , tảng đá , suối …cho đến nhà nghỉ , nhà vệ sinh …tất cả đếu được chăm chút rất kỷ lưỡng .

–   Thiền viện chỉ thờ đơn giản một vị Phật là Đức Phật Thích Ca , với tượng thật cao , ngồi trên tòa sen , tay phải cầm cành hoa sen , đưa lên ( truyền thuyết Niêm Hoa vi tiếu 1);  bên phải tượng Đức Phật là ngài Bồ -Tát Văn thù cưỡi sư tử ; bên trái là Ngài Bồ -Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà . Ngoài ra , còn thờ Ngài Bồ- Đề Đạt Ma , Sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa , và Ngài Sơ Tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam ( Đại Đầu Đà tức vua Trần Nhân Tông ).

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là thiền viện lớn nhất nằm trên núi Phụng Hoàng , đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá , hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua ba cổng tam quan để vào chính điện . Đây là một thiền viện nghiên cứu về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam . Đặc biệt nơi đây có phòng phát hành kinh sách với các tác phẩm của Hòa Thượng Thanh Từ và các ấn phẩm Phật giáo khác . Vườn hoa của thiền viện mênh mông rực rỡ , với nhiếu loại quen thuộc và nhiều hoa lạ , có giống được Hòa Thượng mang từ nhiều nơi trên thế giới về trồng .

Các thiền viện khác tuy không lớn bằng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt , nhưng đều có cảnh quan thiên nhiên xanh tươi , rộng rãi , thoáng đãng . Thiền Viện Trúc Lâm Bạch  trên một ngọn núi , bốn bề sông nước mênh mông ;Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử hài hòa trong rừng cây xanh dưới chân núi Yên Tử … Còn những Thiền Chiếu , Viên Chiếu …lại hấp dẫn tôi một cách đặc biệt , do những ngày gian khổ sau năm 1975 , những chiếu này đi lên từ khu rừng hoang dại , với đồng khô cỏ cháy , với hoang vu , rắn rít , muỗi vắt , với nhà tranh vách đất , với nón rách áo vá , để có được như ngày nay .

Năm 1975 , Thiền viện Thường Chiếu tại huyện Long Thành , tỉnh Đống Nai chính thức ra đời trên 52 mẫu đất được cúng dường vào năm 1974 . Về sau Hòa Thượng chia đất canh tác cho Tăng Ni từ các nơi về , vì vậy nội viện Thường Chiếu chỉ còn khoảng trên 10 mẫu . Tổng số Tăng chúng là 4 vị . Thời gian này cuộc sống rất khó khăn , chư Tăng tận lực lao động , mồ hôi tưới đẫm trên đồng hoang , đêm ngày sống trong mưa dầm , nắng dội .

“ Từ năm 1999 cho đến nay , Thường Chiếu mỗi ngày mỗi đổi mới . Chánh Điện , Tổ Đường , Thiền Đường , Tăng Đường , Trai đường , Khách đường , Chung lâu , Cổ lâu . La Hán đường , Phương trượng , Thư viện , Tông Môn tàng thư và một hệ thống trên 20 thiền thất , với tổng số thiền tăng lên đến hơn 200 vị , tạo thành một Thường Chiếu uy nghiêm , mạnh mẽ , trầm hùng nhất từ trước tới nay . Thiền viện trở thành trung tâm hoằng truyền Thiền tông Việt Nam của Hòa Thượng Ân sư vào đầu thế kỷ 21 với tinh thần tiến thẳng vảo Thiền Tông , lấy “ trực chỉ nhân tâm  ” làm chỗ thú hướng cho hành giả nhận và sống lại với chính mình ”.

Thiền viện ni Viên Chiếu cũng đi lên từ hoàn cảnh gian khó như thế , có khoảng cách địa lý không xa Thường Chiếu :

“ Vào năm 1975 , có khoảng 10 thiền sinh trẻ từ núi xuống đồng bằng , dọn rừng mở đất đặt nền móng đầu tiên cho thiền viện . Họ chỉ là các nữ tu chân yếu tay mềm , nhưng với tấm lòng cầu đạo , sống thật chân thật , đã làm nên một phép lạ giữa rừng hoang .

Thiền viện Viên Chiếu ngày nay , với hơn 100 thiền ni hoạt động , ngày càng khởi sắc bởi khung cảnh thiên nhiên được điềm tô , bời nguồn sống trong tâm người cứ tuôn chảy bất tận , họ cuốc đất , cấy lúa , làm vườn y hệt như một nông dân chơn chất . Nhưng họ còn học kinh , tọa thiền , làm thơ , viết văn , ca hát , vẽ vời  . Họ yêu thương trẻ thơ , tụ tập giúp đở hướng dẫn cùng gần 100 thiếu nhi ở trong vùng . Để mầm cây xanh vươn lên với trời cao , để ánh sáng chân lý nuôi dưởng muôn loài ”.

Một ngày tháng 6 năm 2010 , tôi đã đến Thiền viện Viên Chiếuhết sức bất ngờ về một nơi chốn nên thơ , thoáng đãng và thanh tịnh , cơ hồ như mình đang tắm gội trong niềm vui an lạc sau hai giờ đồng hồ đi xe trên những con đường tấp nập từ TP. HCM . Không gian chùa bát ngát , với vườn cây ăn trái , cây cảnh , chậu kiểng , bụi hoa dại , cây cỏ chen lẫn với đá , thấp thoáng dưới rừng cây là đường đi lối lại uốn quanh , cho đến xa xa phía dưới là ruộng lúa của chùa . Kiến trúc nhẹ , đẹp vì sử dụng rất nhiều đồ gỗ , lại đa dạng : chánh điện uy nghiêm , nhà khách thoáng mát , chòi tranh dân dã , nhà lá đơn sơ , mà không nghèo chút nào .

Thơ thẩn giữa chốn thiền môn bao la tại Viên Chiếu , tại Trúc Lâm Đà Lạt , hoặc tại Trúc Lâm Bạch Mã , tôi có cảm nghĩ những nơi này , cũng như mấy mươi thiền viện khác , là môi trường quá lý tưởng cho người tu hành , đặc biệt tu thiền theo H . thượng Thanh Từ .

Tu theo Hòa thượng Thanh Từ là tu như thế nào ? Pháp môn thiền của Hòa thượng là gì ?

“ Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là nói đường hướng tu thiền của Tu viện Chân Không  ( 1970-1986 ) ngày trước , hay của Thiền viện Thường Chiếu …hiện nay ( 1974-1991 ) …do chúng tôi ( Thích Thanh Từ ) chủ trương hướng dẫn . Chúng tôi không theo các tông phái chi nhánh Thiền tông Trung Hoa sau này , như tông Tào Động , Lâm Tế . Quy Ngưỡng , Vân Môn , Pháp Nhãn . Chúng tôi chỉ kết hợp ba cái mốc quan trọng trong dòng lịch sử truyền thừa Thiền Tông từ Trung Hoa đến Việt Nam . Mốc thứ nhất là Nhị Tổ Huệ Khả , mốc thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng , mốc thứ ba là Sơ Tổ Trúc Lâm . Hòa hội chỗ thấy chỗ ngộ và sự ứng dụng tu hành của ba vị Tổ này thành phương pháp tu thiền trong các thiền viện chúng tôi …”.

“… Để thấy rõ nét lối dung hợp pháp tu qua ba vị Tổ trên , chúng tôi cô đọng bằng những lối tu :

- Biết vọng không theo, vì vọng tưởng là những tâm niệm hư ảo .

2-  Đối cảnh không tâm vì nó là tướng duyên hợp giả dối , tạm bợ .

3-  Không kẹt hai bên vì đối đãikhông thật .

4-  Hằng sống với cái thật , không theo cái giả , vì giả là luân hồi , thật là giải thoát

Đây là 4 phương tiện chúng tôi tạm lập để hướng dẫn người tu . Tùy theo căn cơ trình độ nhanh chậm , cao thấp của hành giả mà lối ứng dụng có khác . Cũng có thể 4 lối tu này , hành giả linh động ứng dụng theo thứ tự từ pháp thứ nhất đến pháp thứ tư để tu hành cũng tốt ”.

( Trích từ trang web: http://www. thường-chiếu.org/uni/DuongLoiTuThien/DuongLoiTuThien.htm . Rất mong độc giả xem đầy đủ trang web này ).

Đường hướng tu thiền nêu trên là thực chứng của một cuộc đời tu hành miên mật , những trải nghiệm Phật sự chín chắn và nhất là quyết chí nhập thiền của người hành giả cho thấu suốt trí tuệ Bát nhã .

Hòa thượng Thích Thanh Từ sinh năm 1924, xuất gia theo Tổ Thiện Hoa năm 1949, thọ giới Cụ túc năm 1953 . Từ năm 1954-1959 , Hòa thượng học Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt . Từ 1960-1964 Hòa thượng đã giữ những chức vụ trong Phật giáo :

  • Phó vụ trưởng Phật học vụ .
  • Vụ trưởng Phật học vụ .
  • Giáo sư kiêm quản viện Phật học Huệ Nghiêm .
  • Giảng sư viện Đại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Dược Sư , Từ Nghiêm

Sau đó Hòa thượng xin phép với Tổ Thiện Hoa được lui về núi ẩn tu tháng 4 năm 1966 , lập thất trên níu Tương Kỳ , Vũng Tàu với bộ Đại tạng kinh .

Đến rằm tháng 4 năm Mậu Thân ( 1968 ) Hòa thượng tuyên bố nhập thất vô hạn định với lời nguyện : “ Nếu đạo không sáng , thệ không ra thất ” . “Tháng 7năm 1968 Hòa thượng liễu đạt ý sắc không, thầu suốt thật tướng Bát –nhã trông qua Tạng kinh , lời Phật , ý Tổ hoác toang thông thống . Giáo lý Đại Thừa và thâm ý nhà Thiền đã được Hòa thượng khám phá từ công phu thiền định của Người ”.

Ngày 8 tháng 12 năm ấy , Hòa thượng tuyên bố ra thất , đánh dấu một giai đoạn chuyển mình , một bước ngoặc lớn trong cuộc đới tu của Hòa thượng .

Hòa thượng giản và dịch rất nhiều bộ Kinh , Luận , và Sử từ Hán sang Việt văn . Ngoài ra Hòa thượng còn giảng rất nhiều bài pháp phổ thông cho Tăng NiPhật tử . Công trình của HT để lại cho đời và đạo thật là đồ sộ .

Như vậy , hành trang của HT Thanh Từ là một tiền đề vững chắc cho sự phát triển hệ thống thiền viện , là niềm tin của gần trăm ngàn Phật tử quy y theo pháp môn của HT . Ngoài ra , năng lực tổ chức và điều hành của HT thật là tuyệt vời , lấy ví dụ , chỉ cần xem du khách thập phương hàng ngày đến Thiền viện Trúc Lâm đông đảo mà trật tự đâu vào đấy , ai nấy đều chí thành lễ Phật . HT là tổng công trình sư và kiến trúc sư của những công trình vĩ đại , từ khi khai phá nhác cuốc đầu tiên cho đến hình thành danh lam thắng cảnh . HT là một ân sư với lời lẽ mộc mạc , nhưng ân cần , sâu sắc và đi đến đâu cũng chỉ nón lá , gậy trúc . Với một hệ thống thiền viện đồ sộ như thế , việc bảo trì , nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất , việc duy trì bộ máy nhân sự khá nhiều người với những hoạt động đa dạng , việc đảm bảo điều kiện ăn ở tu học cho Tăng chúng tôi , rồi biết bao nhiêu Phật sự , tất cả thật là gay go quá chừng , thế nhưng HT tuyên bố nhẹ nhàng : Thiền viện lo đầy đủ các nhu cầu về đới sống ( ăn , mặc , ở , chữa bệnh …) cho nên Tăng Ni phải dồn hết thì giờ tu hành .

Tất nhiên , HT nhắc nhở , dạy bảo , còn tu được hay không là do ở người tu . Nhưng HT có những yêu cầu :

1 – Tăng chúng , Ni chúng sống theo lục hòa , cụ thể là theo đúng thanh quy do HT lặp ra .

2 –   “ Những vị nào phát nguyện vào thiền viện tu hành , thì phải gìn giữ điều kiện không được đi nơi này nơi kia , chỉ một hai tường hợp đặc biệt mới được đi , đó là hạn chế sự đi lại . Hơn nữa , ở đây Phật tử cúng kính cầu nguyện chỉ tới ghi tên , rồi chư Tăng chu Ni buổi sám hối nguyện cầu cho , chứ không đi đám chỗ này chỗ kia mất thời gian tu của Tăng Ni ”.

3 –    Thiền sinh vào thiền viện phải hội đủ những điếu kiện : Trình độ lớp 12 trở lên . có sự đồng ý của cha mẹ , hoặc đã học xong các trường Phật học , có giấy giới thiệu của bổn sư . Nếu là Tăng Ni trong các thiền viện thì phải là người đã tu tập từ 3 năm trở lên .

4 –   Tăng , Ni chúng tu học hàng ngày theo thời khóa chặt chẽ , mỗi ngày có 3 thời ngồi thiền , mỗi thời 2 giờ . Thời buổi sáng bắt đầu lúc 3 giờ sáng . Ngoài ra có những vị nguyện nhập thất một số ngày liên tục để tự nghe , tự chiêm nghiệm , tự sám hối để học chính mình bằng chính sức sống chân thật , và khi tâm yên lặng , trí tuệ sẽ sáng .

Sự ra dời của các thiền viện với đường hướng tu thiền của HT Thanh Từ là một hiện tượng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam , chứng tỏ thiền tông đã có tiền đề để phát triển trong tương lai và thanh quy nhà chùa là một điều kiện để tu họcthực hành Chánh Pháp , HT Thanh Từ là minh sư , ân sư của các bậc thế hệ Tăng Ni nối tiếp tu hành tại những thiền viện này .

Các đường hướng tu tập khác của Phật giáo không nhất thiết theo Thiền viện Trúc Lâm; mặt khác , quý Tăng Ni ngoài việc tu hànhhoằng pháp vẫn có thể nghiên cứunâng cao trình độ tại cac trường Đại học , vừa đáp ứng nhu cầu trí thức , vừa có thêm nội lực để phục vụ đạo và đời ; hoặc quý Tăng Ni có thể gánh vác các công việc văn hóa , y tế , xã hội , từ thiện , văn phòng của giáo hội ; hoặc có thể sớm đi về vùng núi , vùng sâu , vùng xa nơi rất cần ánh sáng từ bi , trí tuệ của đạo Phật …Tyu nhiên , con đường tu học và được đào tọa trước khi đãm nhiệm nhiều Phật sự khác nhau , phải cần minh sư và cần giới luật của người tu , thanh quy của nhà chùa , và kỷ luật của nhà trường ; vì vậy , những lời mộc mạc và thẳng thắn của HT Thanh Từ làm cho chúng ta suy nghĩ :

“ Tôi nhìn thấy Tăng Ni ở các Phật học viện cũng như các nơi . phần lớn bị vấn đề kinh tế chi phối , vì phải lo cho có ăn , có mặc và những phương tiện học tập , nên Tăng Ni không còn đủ thời gian để tu học . Tôi lại thấy Tăng Ni chúng ta , vì những việc bên ngoài lôi cuốn rồi phải chạy theo , bị chi phối rất lớn vào những đám tiệc của Phật tử , bởi những lễ lượt trong chùa và khách khứa từ thân nhân huynh đệ qua lại tới lui với nhau , làm mất hết bao nhiêu thời gian quý báu trong lúc tu hành cũng như học tập  ”.

HT Thanh Từ đã khắc phục tồn tại này trong các thiền viện Trúc Lâm , khiến cho Phật tử mọi nơi tin tưởng và kính phục Người , vị tôn túc với hạnh nguyên coa cả là khai sáng trở lại Thiền tông Việt Nam , đặc biệt là phái thiền Trúc Lâm Yên Tử .

Chú thích

1) - Trên đỉnh núi Linh Thứu , trong một buồi giảng pháp , Đức Phật không nói gì chỉ cầm một đóa hoa đưa ra ( niêm hoa ) trước đại chúng. Chẳng ai hiều gì , chỉ có Đại đệ tử Ma-ha Ca-Diếp mĩm cười ( vì tiếu ) thầm lĩnh hội . Về sau , Ma-ha Ca-Diếp được xem như truyền nhân của Phật trong một dòng truyền thừa có tên gọi là Thiền tông.

Tư liệu trong bài này được trích dẫn từ các wedsite của Thiền viện Trường Chiếu và thiền viện Viên Chiếu, trong đó những dòng in nghiêng ở trong ngoặc “…” được trích dẫn nguyên văn.

 
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18736)
31/03/2013(Xem: 12552)
03/04/2014(Xem: 49915)
15/09/2016(Xem: 9786)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: