Yêu người xuất gia được chớ? chùa to phật lớn nên chăng?

08/03/20193:21 CH(Xem: 22463)
Yêu người xuất gia được chớ? chùa to phật lớn nên chăng?
YÊU NGƯỜI XUẤT GIA ĐƯỢC CHỚ?
CHÙA TO PHẬT LỚN NÊN CHĂNG?

Thích Quảng An

xuat giaCó người cư sĩ nhắn tin trao đổi với tôi một câu chuyện, tuy lạ nhưng cũng thấy thường. 
- Thưa Thầy, con có người bạn đã lỡ yêu...!
- Bạn của bạn hay là bạn?
- Dạ, bạn của con ạ.
- Yêu mà lỡ, nghe cũng thú vị nhỉ!?
- Dạ, người bạn con yêu đó là một tu sĩ.
- Uhm, lỡ rồi giờ răng?
- Dạ, con không biết làm răng nên mới hỏi Thầy.
- Thầy cũng là tu sĩ mà; hỏi Thầy, Thầy biết giải quyết răng!
- Dạ...!
- Vị ấy có yêu bạn của bạn không?
- Dạ có!
- Oh, căng hè. Một người thôi cũng đã mệt, giờ cả hai người luôn. Giờ Thầy biết làm răng, chịu thôi! 
- Dạ, Thầy có đôi lời với con cũng được. Con sẽ khuyên lại bạn con và cũng để nó nhẹ lòng phần nào.

Tình cảm là một câu chuyện thiên niên vạn kỷ không thể nói trước và cũng chẳng thể hình dung được nó sẽ như thế nào, đối tượng là ai, vấn đề là gì. Người xuất gia cũng vậy, nếu có sự nỗ lực, tinh chuyên trong việc học và hành pháp thì có thể nhận diện rõ được vấn đề mà từ đó rút lui, từ bỏ; nhưng nếu dụng công chưa sâu, pháp hành chưa đạt, thế sự kéo lôi, vướng mắc trần đời thì yêu hay thương một ai đó là việc rất dễ gặp phải. Con đường tu tập không đơn giãn, nhiều vị đã 20, 30 năm xuất gia nhưng gặp phải đối tượng, bản năng dục tính, tình cảm con người quá mạnh trong khi pháp hành chưa đủ nên đã từ bỏ con đường mình đang đi, quay về với đời sống của nam nữ thường tình.

Khuyên một người bạn trong khi người đó đang yêu một người là điều không phải dễ. Nhắc một vị Thầy khi mà Thầy đó đang ở trong vòng xoáy của tình trường là điều cũng chẳng phải giản đơn. Cốt là ở chính đối tượng, việc là ở cá nhân mỗi người. Mê thì bất chấp, ngộ thì tỏ tường.

Lời khuyên: bạn có thể tâm sự nhiều hơn với bạn ấy, nhưng chớ đề cập sâu hãy chờ thời điểm thích hợp. Tránh đi thẳng vào vấn đề mà chỉ nên dẫn dụ khéo léo để bạn ấy có thể tự mình bộc bạch. Vì thường thì họ sẽ tránh nói đến chuyện tình cảm của mình khi nó đang êm đềmđặc biệt đối tượng là một vị xuất gia; tâm lý ngại và sợ sẽ làm họ thu hẹp mình lại giữa chốn người mà họ nghĩ sẽ phá vỡ đi cái mà họ đang có. Vì thế, bạn chỉ nên từ từ tiếp cận, tâm sự, dẫn chuyện để bạn ấy tự mình chia sẻ thì sẽ có tác dụng tốt hơnđi thẳng vào vấn đề.

Lời khuyên tránh dùng từ ngữ muối ớt để làm tổn thương đối tượng. Giúp họ nhận diệnkết thúc của cuộc tình chẳng đi đến đâu. Người xuất gia không thể có một lễ cưới rình ranh, công bố thiên hạ; bạn cũng chẳng thể vào nơi họ ở để chung sống đến trọn đời. Tình cảm mà không thể hiện minh bạch, phải dè chừng, sợ đổ bể thì liệu có hạnh phúc? Tình yêu không có lỗi, yêu một ai đó chẳng hề sai; lỗi ở cách yêu và sai ở đối tượng!

Trên thế gian và trong cuộc đời, người yêu và thương ta đâu phải ít, thế thì cớ sao mình lại tìm những chỗ "đoạn trường mà đi"? Con đường ta đến với hạnh phúc đâu chỉ có một, chiếc cầu se duyên đưa lối đâu phải nhỏ hẹp, đối tượng để ta trao gửi chân tình đâu phải là chẳng có. Ít chỉ vì ta nghĩ quá nhiều; một chỉ vì ta quá cầu toànvị kỷ; nhỏ hẹp chỉ vì ta quá cố chấp, kén chọn; chẳng có chỉ vì ta chạy theo cảm xúc mong muốn cá nhân. Thế rồi, bỏ đi thực tại và điều cần để gắng đuổi theo ảo tưởng và cái muốn mong, nên giờ đây phải khổ đau, bế tắc. Đường thanh thang rộng mở lại không đi, hẻm ngoằn ngoèo dễ lạc lại chui vào. Giá như ngày đó...,lúc đó...,khoảnh khắc đó...,con người đó...,cảm xúc đó...,đừng xuất hiện thì...!!!
Đời không có giá như bạn ạ! 
"Đừng dối lòng mình những điều không thật.
Bởi giá như đồng nghĩa với muộn rồi."

Họ đã xuất gia là cắt ái từ thân, bỏ cái vui trần thế nguyện sống đời phạm hạnh; Ta là người ở đời phải lập thất kết duyên. Thế thì tại sao lại chọn và yêu một người mà mình và họ chẳng thể sống chung? Sự nghiệp của ta là xây dựng cơ ngơi, lập danh với đời; mục đích của họ là thuyết pháp độ sanh, viễn ly sanh tử. Thế thì có cùng ở điểm nào? Có chung ở lý tưởng? Sao ta lại mong và muốn đi cùng họ trên cùng một con đường? Phi nghĩa, phi lý và quá phi pháp. Hay chăng ta mong muốn họ từ bỏ con đường họ đang đi, quay về với con đường ta đã chọn để cùng chung hạnh phúc? Sai và lầm quá rồi đấy bạn! Sai vì đã yêu một người xuất gia, trong tay không một sự nghiệp (theo nghĩa đời) thì liệu có bền chắc? Lầm vì cứ tưởng họ hoàn tục mình sẽ yêu thương họ và họ sẽ yêu thương mình trọn kiếp hết đời; nhưng ngờ đâu, phủ phàng thay khi mà họ từ bỏ chiếc áo cà sa, rời đời sống phạm hạnh thì lúc đó cũng chính là lúc ta sẽ xa lánh họ. Họ không còn đẹp trong mắt ta nữa rồi, họ không còn thanh cao nhưng bình dị trong lòng ta nữa đâu. Giờ đây sao ta thấy họ thấp hèn quá, vô dụng quá.

Mặt khác, liệu họ sau này có còn yêu thương ta? Có còn mật ngọt như những lúc cao trào trong tình trường? Họ dám từ bỏ con đườnglý tưởngban đầu họ xác nhậntrọn đời, vãn kiếp vậy thì sau này liệu họ cũng làm vậy đối với ta??? Ai nói trước được chữ "vô tình"!

Thương họ mà cũng chính là thương ta bạn à. Cuộc sống của họ, ta hãy trân trọng để đem đến lợi lạc cho nhiều người. Đừng cá nhân quá, ích kỷ quá mà dành về cho riêng mình. Lỡ họ thành tựu trên đường tu, thành công trong hoằng pháp thì cái tội của ta là quá lớn, cái lỗi của ta là quá nặng. Ta đừng quá hồ đồ để rồi sau này mang tiếng là "hồ ly".

Yêu đẹp lắm, tình hay chớ! Nhưng ta lại vẻ cho nó nhưng gam màu của tối tăm và chất liệu của đau khổ. Rồi đến lúc ta sợ yêu, ta ghét yêu, ta hận cả "yêu". Lỗi đâu phải ở yêu, tội đâu phải do đời mà cứ "đổ". Hết đổ rồi quay sang trách, cao trào sau trách là oán hận tình thù. Thế là đời ta ta sống, tình ta ta yêu, phụ ta ta hận rồi cuối đời ta ta khổ. Sinh ra làm người, sống để đền ơn, tu để chuyển hóa đâu phải cuối đời để vẫn khổ?! Vậy, nhân là ở mình, duyên là ở cảnh và quả mình phải nhận; nên: "Đừng than, đừng hận, đừng oán trách. Gieo nhân, gặt quả ấy do mình."

Nể ai đó chẳng phải dễ, kính một người không phải thường. Trong hình dung và tưởng tượng của ta ai đó quá thanh thoát, xuất trần, là bậc mô phạm và chuẩn mực của già lam. Rồi ngờ đâu, một ngày ta phát hiện sự thật đằng sau, cái nhoe ố của Sư Thầy, cái ruột được bao bọc bởi một lớp vỏ rất lộng lẫy, kiều diễm của xuất trần kia. Ta thất vọng, ta nản lòng, ta không còn tin tưởng nữa. Ta không đến chùa, ta xem thường, ta nghĩ Sư Thầy nào chắc cũng giống nhau. Họ che đậy kĩ quá, họ yêu thật hay là họ đang lợi dụng? Họ đã xuất gia sao còn nghĩ đến yêu đương, trai gái nam nữ? Đạo Phật giờ biến chất quá, Sư Thầy giờ không chân chính nữa. Biết tin ai đây khi Sư Thầy nào cũng ăn nói khéo, tướng mạo bề ngoài nhìn rất trang nghiêm nhưng bên trong ai biết được họ đang nghĩ gì, rồi sẽ làm gì? Thôi thì đừng đến chùa nữa, tránh tiếp xúc với Thầy sẽ tốt hơn. Mình tu ở tâm, kính ở Phật, trọng ở Pháp chứ không theo ở Thầy. Chùa quá to nhưng pháp Phật lại quá nhỏ; Sư quá nhiều nhưng mấy ai giữ được chân tâm. Cơ ngơi chùa chiền quá đồ sộ mà nội dung tâm linh lại rỗng tuếch thì chỉ là bức bình phong hoành tráng che đậy cho tội lỗi của một nhóm người lợi dưỡng.

Những ngày gần đây, báo chí đã tốn nhiều giấy mực cho việc "chùa to Phật lớn", nghe mà chạnh cả lòng, đọc mà nhói cả tâm. Thôi, không đến chùa nữa, chẳng muốn gặp Sư chi. Không khéo lại tạo duyên chẳng lành, lỡ đường tu của Sư thì tội chết. Thiện tai!

Bạn à! Ý bạn nói cũng đúng nhưng niệm bạn suy có vẻ trật. Ý nằm trong niệm bạn nghĩ, niệm bao quát ý của bạn. Vài ý bạn nêu trên quả đúng thật, nhưng niệm bạn đang suy tưởng kia đi khá xa. Ta tin ở Phật, trọng ở Pháp thì phải kính ở Tăng. Tăng là đoàn thể chứ không phải là cá thể. Một vài vị làm sai ta không thể đánh đồng hết cho tất cả, một cá nhân lầm đường ta không thể bảo tất cả đều mất đi chánh tâm. Tu sĩ là những vị "đang" đi trên lộ trình chuyển phàm thành Thánh chứ không phải "đã" là Thánh, nên tánh chúng sanh, nghiệp hữu tình (thế gian) họ vẫn còn. Vậy, phạm lỗi là điều không thể tránh khỏi, mắc tội là việc có thể xảy ra. Ai nhìn biên kiến, lòng không rộng mở thì chỉ trách, chê bai. Kẻ quán đa chiều, tâm tư duy khéo thì thông cảm, sẻ chia. Hơn 90 triệu người trong đất nước, hơn 7 tỷ người trên hành tinh có bao người hiểu và cảm thông, có mấy kẻ thấu và chia sẻ. Được chăng chỉ là hòa theo số đông để bàn tán, đả kích; hay chớ đời nào lên tiếng để bảo vệ, xiển dương? Nhiều "Phật tử" cứ cho mình là thuần thành kỳ cựu, là "lão làng" của chốn già lam nhưng gặp chuyện thì cư xử như khôngtín tâm, phỉ báng đạo; là "trẻ thơ" cần sự chỉ dẫn của người trưởng thành. Đưa lời bảo vệ, cảm thông đâu chẳng thấy; "ban" lời chỉ trách, gièm pha ôi chẳng từ. Thấy cũng đau, nghe lại càng nhói.

Hiểu được cơ sự thì tâm đâu dính nơi ông Thầy mà đánh giá cả tập thể; tín tâm có vững mạnh thì sá chi việc dư luận gièm pha.
Thầy có thể chẳng tốt nhưng Đạo tất nhiên là lành, cớ sao lại vin nơi Thầy mà chê Đạo báng Pháp; thấy vài cá nhân mà bất kính cả Đại Tăng? 

Khi yêu thương thì đong đầy quý kính nhưng ghét bỏ thì bất mãn trào dâng. Thế sự thường tình là vậy! Đạo pháp hành viễn ly cũng thế sao?
Suy cho cùng thì tội là ở Thầy mà lỗi cũng ở nơi Phật tử. Nghĩ cho tập thể, đạo pháp thì đâu đến nổi nào cớ vì cá nhânlợi dưỡng thành thử đào mồ chôn. Anh tu hay không riêng anh biết nhưng anh làm điều tội ngàn người hay. Giữ được bản thể, điều không phải khó; mất đi đạo hạnh, việc ấy dễ tầm tay. Báo ân Phật, nối nghiệp Tổ, gìn chánh Pháp, độ chúng sanh ấy là bổn phận; đức giữ mình, rèn đạo tâm, nuôi chí lớn, cầu Phật đạo ấy là việc phải nên. Tâm anh chưa thuần tịnh nhưng hành động của anh phải mang dáng dấp của bậc thượng sĩ. Công phu hành trì của anh chưa sâu nhưng lời nói và những gì anh chia sẻ phải khế hợp với giáo điển kinh văn. Hình dáng anh chính là hiện thân của chư Phật nên việc anh làm phải có nét của xuất trần, bất nhiễm ô. Anh vụng tu không ai trách, anh phá đạo vạn người thù; tập khí anh có ngày rồi sẽ chuyển, nhưng biết mà vẫn cứ làm ai sẽ chuyển cho anh?

Xây dựng chùa chiền là việc tốt cần xiển dương, chùa to Phật lớn đâu phải là mất nội dung, sai hình thức. Thời thế và xã hội sẽ định hình cho việc phát triển cơ sở tâm linh. Chùa to rộng với sức chứa ngàn người là điều cần để dân chúng tiếp cận Phật pháp, học hỏi điều hay, tu tâm bồi tánh; Phật lớn để tín chúng nhìn vào mà trưởng dưỡng đạo tâm, thấy Ngài to lớn vĩ đại mà còn cần tu chuyển hóa huống hồ chúng sanh nhỏ bé tội dày phước mỏng. Giá trị của ngôi chùa tượng Phật được nâng cao khi mà tâm thành của người cúng, dụng ý của người xây là thuần thiện. Tâm linh của cơ sở, chất Phật của tượng đài mất đi khi mục đíchđồng tiền, tiếng danh. Nhìn vào lịch sử, vin theo dư luậnquở trách đó là điều rất dở; viện cớ thời đại, chạy theo xu thế mà làm rình rang ấy là mất đi chất liệu "lõi cây". Xiển dương chánh pháp đấy là trách nhiệm của người xuất sĩ, gìn giữ Phật môn ấy là việc phải làm của Tứ chúng đồng tu. Chưa bảo vệ đã sanh ra chỉ trích, chớ tán dương đã thốt ra phỉ báng cười chê. Đem đến điều lợi cho mình thì tích cực hưởng ứng, làm việc phúc đức cho chúng sanh thì chê dại bảo khờ. Cá nhân không sống tốt mà cứ đi bình phẩm thiên hạ, việc nhà mình chưa tỏ mà đã rõ chuyện sân người.

Thiết lập đạo tràng, hướng dẫn Phật tử đó là việc của Tăng-Ni hoằng pháp; xây dựng chùa to, diện tích chùa lớn đó phụ thuộc vào phê chuẩn của quốc gia. Đâu phải tự nhiên mà có, đâu phải khi không mà thành. Kẻ nắm cán, người canh cân thì lấy đâu ra tiếng nói của Tăng-Ni trong thời thế! Nhu nhược thì đâu phải, yếu hèn cũng chẳng là. Cốt là muốn duy trì thì phải biết gì cần, muốn độ chúng sanh thì phải biết đến chữ duyên. Khuyên được thì cứ nhắc, khất được thì cứ từ. Kẻ hiểu thì thấy thương và tội, kẻ bất tri thì cứ thế mà chê và từ.

Xây chùa tạo tượng là tích phước, gieo mầm tu. Mục đích hay không ai nói, tấm lòng thành không ai chê nhưng dụng tâm chuộc lợi là tội lỗi, buôn Thần bán Thánh là tội đồ. Tội chẳng ở việc xây, lỗi chẳng ở công dựng; tâm dụng ý xấu mới là tội, tác thành để ăn chia mới là lỗi.

Sức của Tăng NiGiáo hộigiới hạn nhưng việc và quyền của Nhà nước đâu có giới ranh! Nhìn sâu ta sẽ tỏ, chiếu rộng ta sẽ tường. Mong hiểu và thương đến cho Phật giáo vậy!

Lên tiếng bảo vệ Tăng-Ni, Phật giáo nhưng cũng là cảnh tỉnh cho chính mình. Có lời khuyên nhắc đến đàn na nhưng cũng là tự soi xét đến cá nhân. Mong được lắm thay vậy!

Cuối cùng, nói và viết tuy đơn giản thấy gần nhưng làm và thấu thì thật là phức tạp thấy xa!

Thích Quảng An
MCU-Thailand, 08-03-2019.

Bài đọc thêm (có liên quan đến việc xây chùa và xây đạo tràng):
Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu? (Ben Ngô | BBC & TT. Thích Nhật Từ)
Ma Trận Dịch Vụ Khi Đến Chùa Bái Đính, Không Có Tiền Đừng Mong Lễ Phật  (Vũ Phương)
Đại gia xây chùa, thiên tài kinh doanh siêu lợi nhuận | Trần Phương 

Có nên xây chùa đồ sộ? (Đào Văn Bình)
Xây chùa và xây đạo tràng (Nguyên Giác) 





Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2339)
01/04/2023(Xem: 5627)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…