Xây chùa cho ai?

11/03/201910:52 SA(Xem: 7767)
Xây chùa cho ai?

XÂY CHÙA CHO AI?

Thanh Thị

  

xây chùaCó một thực tế đã bị lãng quên/nhầm tưởng về những ngôi chùa, đó là sự đồng dạng về hình thức lẫn tâm thức của đại đa số Phật tử/cảm tình viên Phật giáo với những ngôi chùa, già lam. Ở đây không lạm bàn về góc độ "để đời," "xứng tầm khu vực/quốc tế" của những ngôi chùa mới xây đáp ứng nhu cầu tâm linh/du lịch tâm linh, mà chỉ nói về đồng dạng tâm thứchình thức giữa người dân Việt và chùa.

1. Về tâm thức: Chùa gắn liền với đại đa số người dân Việt, dù có là Phật tử hay không thì chùa trong họ là "quê hương." Cho nên, xét về mặt tâm thức, một ngôi chùa gắn liền với lễ cúng tháng Giêng, Phật đản sinh, cúng cầu siêu cửu huyền (tháng 7),... thông qua đó là nơi tụ hội của những người quanh năm chân lấm tay bùn. Chùa trong họ là mái ngói đỏ nhuốm màu rêu phong, là cây đa, là nơi để "về"... Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào của ngôi chùa cũng khiến họ xa lạ và thay đổi tư duy, nếp nghĩ để thích ứng. Nếu một ngôi chùa được xây dựng khang trang hơn, họ cũng mừng vui, nhưng, kéo theo đó là họ phải có sự thay đổi trong tâm thức nhận thức để thích ứng với ngôi chùa mới. 

2. Về hình thức: Liệu có phải chăng chúng ta đã quên rằng cần có sự đồng dạng về hình thức của ngôi chùa và ngôi nhà? Ở đây đồng dạng không phải là ở nơi thiết kế mà là đồng dạng ở giá trị. Nếu một ngôi chùa được xây dựng mới với trị giá quá lớn, trong khi đại đa số những người tới chùa lại chồng chất khổ đau, tuyệt vọng, thiếu thốn; và quan trọng là, ngôi nhà họ đang ở đôi khi không bằng trị giá một căn phòng ở của chư tăng, thì liệu họ có cảm thấy an tâm khi "gửi lo lắng" nơi cửa Phật? Sự đồng dạng về giá trị mà ngôi nhà của họ đang ở với ngôi chùa sẽ dẫn đến đồng dạng tâm thức như đã nói ở trên. Thực tế, nhiều ngôi chùa đã dần "mất đi" Phật tử sau khi xây dựng xong. Họ bỏ chùa? Có thể. Và có khi họ tìm đến những ngôi chùa nhỏ hơn, thiếu thốn hơn, và phù hợp hơn với hoàn cảnh sống của họ. Cho nên, thiết nghĩ, hệ lụy ấy phần nào là do sự bất tương xứng về hình thức đến tâm thức như đã nói. 

Do vậy, trong truyện "Kỷ lục của một bậc thầy," VH đã nêu lên cái ý, thà xây ngàn ngôi chùa nhỏ mà sức lan tỏa, ảnh hưởng của nó đến từng ngóc ngách đời sống xã hội và quan trọng là đồng dạng về tâm thứchình thức của đại đa số Phật tử/cảm tình viên Phật giáo, để từ đó Phật giáo có cơ hội phụng sự nhân sinh như chính ý nghĩa hiện thực mà nó có mặt vậy.

Nếu xây Chùa to mà có thể sử dụng hết giá trị của nó, không lãng phí từng hào xu "góp nhặt" của nhiều mảnh đời thì hãy cứ xây dựng, bằng không, chỉ là sự tô bồi và phô diễn cho cái tôi/bản ngã lẫn sự tham lam, háo danh của bản năng tính người mà thôi!


Bài đọc thêm (có liên quan đến việc xây chùa và xây đạo tràng):
Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu? (Ben Ngô | BBC & TT. Thích Nhật Từ)
Ma Trận Dịch Vụ Khi Đến Chùa Bái Đính, Không Có Tiền Đừng Mong Lễ Phật  (Vũ Phương)
Đại gia xây chùa, thiên tài kinh doanh siêu lợi nhuận | Trần Phương 

Có nên xây chùa đồ sộ? (Đào Văn Bình)
Xây chùa và xây đạo tràng (Nguyên Giác) 
Yêu người xuất gia được chớ? chùa to phật lớn nên chăng?

Kỷ lục của một bậc thầy (Vĩnh Hảo)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/11/2020(Xem: 3211)
06/12/2020(Xem: 2921)
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
"Hãy cùng làm việc với nhau trong tình đoàn kết để xây dựng một thế giới hòa bình hơn cho tất cả mọi người", Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh trong thông điệp Ngày Vesak.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.