Thông Tin Phật Giáo Thế Giới - Hải Hạnh Lược Dịch

31/03/201212:00 SA(Xem: 9303)
Thông Tin Phật Giáo Thế Giới - Hải Hạnh Lược Dịch
Thông tin Phật giáo thế giới
Hải Hạnh lược dịch

Tại Gujarat, India – Gujarat có rất nhiều di tích Phật giáo nhưng ngày nay nó có thể tự hào là địa danh nổi tiếng vì có nhánh bồ-đề được chiết từ cội bồ-đề Nguyên thủy tại Bồ Đề Đạo Tràng, nơi mà Đức Phật đã thành đạo hơn 2.600 năm...

CHƯ TĂNG ĐƯỢC ĐÀO TẠO ĐỂ HOẰNG PHÁP BẰNG ANH NGỮ VÀ NGÔN NGỮ TA-MIN

Thủ tướng D.M.Jayaratne tuyên bố tại buổi lễ đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng Giảng đường 2 tầng của Đại tự Ganegoda Maliga Raja tại Bingiriya. Chư Tăng Phật giáo Tích Lan sẽ được đào tạo để thuyết pháp bằng Anh ngữ và ngôn ngữ Ta-min. Khoảng 300 Tỳ-kheo sẽ được gởi ra ngoại quốc để truyền bá Phật pháp trong vòng 3 năm tới. Đồng thời ngài khuyên cha mẹ nếu là Phật tử nên rộng lượng để cho con mình đi xuất gia tại các ngôi chùa vì đây là phước thiện cao quý cũng như hoàng đế A Dục Vương đã cho con trai và con gái mình xuất gia để sau này gởi quý ngài đến quê hương chúng ta thiết lập nền Phật giáo.

Vào năm tới học sinh sẽ bị bắt buộc theo học các lớp giáo lý Phật pháp vì các lớp giáo lý sẽ được thành lập tại các tự viện. Việc đào tạo lớp trẻ tương lai bằng thái độ tích cựcgiá trị cao cả đã được truyền đạt trong lời dạy của Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo và Ấn giáo.

Thủ tướng còn nhấn mạnh “Một quốc gia không thể gọi là phát triển nếu không có sự phát triển về tâm linh. Nhân tính cao quý của con người chỉ được thực hiện qua tín ngưỡng.”

Tích Lan quyết định xây dựng đất nước thiêng liêng với nền văn minhđạo đức cho thế hệ tương lai. Phụ huynh và các thầy cô giáo nên làm gương cho lớp trẻ vì trẻ em thường hay bắt chước người lớn. Do đó, quý vị nên hiến mình vào sự hành đạo tinh tấn vì nó ảnh hưởng rất lớn tới lớp trẻ.

TU SĨ PHẬT GIÁO TÔN KÍNH CỦA NƯỚC NGA

Tại Buryatia, Nga – Sức mạnh của Phật giáo từ Buryatia đã lan rộng nhanh khắp đế quốc Nga. Dashi-Dorzho Itigelov là một tu sĩ Buryat, ngài được Phật tử trong nước tôn kính và đã được trao phần thưởng thánh Stanislas của Sa hoàng Nicholas II vào năm 1917.

Itigelov được cho là người đã đạt đến mức độ tối cao của Phật giáo Tây Tạng vào năm 1927. Ngài đã yêu cầu được chôn cất sau khi tịch trong tư thế nhập định.

Ngài đã được chôn cất trong hộp gỗ thông trong tư thế ngồi hoa sen và giữ trong nghĩa địa của những vị Lạt-ma tại Khukhe-Zurkhen ở Buryatia. Ngài muốn thân thể mình được khai quật lên trong vòng vài năm. Nhưng nhục thân của ngài mới được khai quật vào năm 2002. Khi nhục thân của ngài được khai quật lên, nó gần như còn nguyên vẹn. Sau đó, các nhà khoa học và bệnh lý học đã cho biết “Nhục thân của ngài đã được xác định như một người đã chết khoảng 36 giờ trước đây.”

Nhục thân được bảo quản mà không có bất kỳ dấu hiệu của sự hư hoại trên các cơ bắp, nội tạng, da và khớp xương mềm vẫn còn nguyên vẹn. Nhục thân được chuyển đến tu viện Ivolginsky Datsan và ngày nay nơi đây là địa điểm hành hương Phật giáo quan trọng nhất ở Nga.

PHẬT GIÁO HƯỚNG VỀ NGUỒN CỘI GANDHIDHAM

Tại Gujarat, India – Gujarat có rất nhiều di tích Phật giáo nhưng ngày nay nó có thể tự hào là địa danh nổi tiếng vì có nhánh bồ-đề được chiết từ cội bồ-đề Nguyên thủy tại Bồ Đề Đạo Tràng, nơi mà Đức Phật đã thành đạo hơn 2.600 năm. Nhánh bồ-đề này được trồng trên hải cảng cạnh Hội Phật Quang Quốc tế tại Gandhidham.

Nhánh Bồ-đề thiêng đã được trồng xuống dưới sự chứng minh của Hòa thượng Nhật Bản, Therasavji. Ngài cũng là sứ giả hòa bình thế giới của Liên Hiệp Quốc.

Rupa Bhaty nói “Chúng tôi rất hoan hỷ cho việc trồng nhánh bồ-đề tại Gandhidham, đồng thời chúng tôi đang trên đường tái tạo di sản Phật giáo của quốc gia.”

BAN PHƯỚC TRONG NGÀY MAGHA PUJA VÀ NGÀY TĂNG ĐOÀN

Tại Bangkok, Thái Lan – ngày Tăng đoàn còn được gọi là ngày Magha Puja. Đây là một trong những ngày thiêng liêng nhất của Phật giáo Nguyên Thủy. Ngày này được tổ chức trên nhiều quốc gia, nhưng phổ biến nhất là ở Thái Lan, Campuchia và Lào.

Magha Puja là ngày đánh dấu bốn cơ hội tốt lành đã được xảy ra sau chín tháng khi đức Phật thành đạo. Đây là ngày kỷ niệm đặc biệt đức Phật đã tới thăm Tu Viện Veruvana tại thành phố của vua Ma Kiệt Đà và cũng là lúc 1.250 vị A-la-hán trở về đảnh lễ đức Phật sau một thời gian dài du hóa.

Ngày Tăng đoàn được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 3 âm lịch, nhưng năm nay rơi vào tháng 2 dương lịch của năm 2012.

Kỷ niệm ngày Tăng đoàn cũng là ngày họp mặt gia đình, tụ họp cộng đồng tặng quà, thắp đèn dầu, thiền định, tụng kinh, cúng dường và khẳng định các cam kết với đức Phật.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PATNA SẼ MỞ KHOA NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Tại Patna, India – Ngày 22-1-2012 – Shambhu Nath Singh, Phó Viện trưởng của trường Đại học Patna đã quyết định chấp thuận thành lập phân khoa nghiên cứu Phật học để giảng dạy và nghiên cứu Phật học trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đồng thời Hội đồng Học viện cũng đã quyết định giới thiệu ngành điện toán và thông tin kỹ thuật cho chương trình đại học và hậu đại học.

Hội đồng cũng đã phê chuẩn giáo trình của các khóa hậu đại học theo hệ thống học kỳ, nghĩa là sẽ được giới thiệu vào học kỳ tới niên khóa 2012-2013. Điều lệ ghi danh và kiểm tra cuối khóa sẽ được quyết định bởi hội đồng khoa trưởng.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/04/2013(Xem: 12927)
13/11/2013(Xem: 25415)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.