Thư Viện Hoa Sen

Tập San Phật Học Online Số 47

26/04/20214:34 CH(Xem: 3290)
Tập San Phật Học Online Số 47

TẬP SAN PHẬT HỌC ONLINE

SỐ 47, VOL. XII VESAK PL 2565 - SUMMER 2021

www.chuaphatgiaovietnam.com

 

MỤC LỤC

-Ý NGHĨA NGÀY ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH -Thích Như Minh
-VŨ TRỤ ẢO -Lê Huy Trứ
-PHƯƠNG PHÁP TU TẬP CỦA BỒ TÁT TRONG KINH TẠNG PĀLI -Thích Nữ Giới Hương
-KINH CÔNG ĐỨC TẮM PHẬT - Nguyên Thuận dịch
-TÓM TẮT KINH PHÁP HOA -Vi Diệu Pháp
-THIỀN ĐỊNH MỘT PHƯƠNG PHÁP BIẾN CẢI TÂM LINH DALAI LAMA URGYEN SANGHARAKSHITA Hoang Phong dịch
-THUYẾT TIẾN HÓA, NGHIỆP, VÀ THẾ GIỚI TRI GIÁC Nguyên tác: Evolution, Karma, and the World of Sentience | Dalai Lama-Tuệ Uyển dịch
-THƯỢNG TỌA VĨNH TƯỜNG VÀ VIỆC ĐÚC TƯỢNG PHẬT TẠI LÀNG NGŨ XÃ -Nguyễn Quang Vinh
-PHÁP ÂM TĂNG GIÀ PHẬT GIÁO LIÊN HỮU VIỆT MỸ -Vi Diệu Pháp

 

Ý NGHĨA NGÀY ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH
THÍCH NHƯ MINH

 

Đức Phật Thích Ca Mâu ni vì một đại sự nhân duyên xuất hiện ở đời là để khai mở tri kiến Phật cho nhân loại, chỉ cho thấy tri kiến Phật, làm cho chứng ngộ tri kiến Phật, nhập vào tri kiến của Phật.

Tất Đạt Đa (Siddhārtha) – mọi ước mong sẽ được thành tựu như tên gọi – là Thái tử con của Đức vua Tịnh Phạn (Śuddhodana) và Hoàng hậu Ma Gia (Maya) thuộc hoàng tộc Cù Đàm (Gautama) vương triều Thích Ca (Sakya), đã thị hiện đản sanh dưới cội hoa ưu đàm (uḍumbara) trong khu vườn khả ái Lâm Tỳ Ni (Lumbini) ở thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) thuộc Ấn độ (India) cổ xưa vào khoảng 2637 năm về trước (thế kỷ 6-4 BC).

Vị Thái Tử trẻ tuổi đã sớm nhận rõ nỗi khổ lớn sanh, lão bệnh, chết của kiếp người. Do vậy, Thái Tử vì lòng thương tưởng chúng sinh nên đã từ bỏ quyền lựclạc thú chốn hoàng cung khi tuổi còn hoa niên để đi tìm chân lý cứu khổ chúng sanh. Vào một đêm khuya trăng sáng, Thái tử cùng với Sa Nặc, vị quan trẻ hầu cận, ra khỏi cung thành, vào khu rừng khổ hạnh lâm, cắt bỏ mái tóc xanh, tìm đến những Đại Sư Du Già theo trường phái ép xác khổ hạnh để tu tập.

Trãi qua 6 năm trãi nghiệm theo lối tu khổ hạnh thân xác và nhịn ăn nơi rừng sâu núi tuyết, và tự thân chứng được những thần lực vượt hơn những vị thầy khố hạnh đã truyền dạy. Khi sức lực cạn kiệt, Thái Tử nhận thức lối tu khổ hạnh không thể đem lại sự giải thoát nỗi khổ 7 cho chúng sinh, Thái Tử từ giả những vị Thầy khổ hạnh, từ bỏ hai tà kiến cực đoan: sự hưởng thụ dục lạc trần gian và sự khổ hạnh ép xác để mong cầu giải thoát. Thái Tử đã thọ nhận bát sữa cúng dường của người mục nữ Tu Xà Đề, rồi sau đó đến cội cây sum sê bên dòng sông lớn Ni Liên Thiền nước chảy lững lờ khả ái nơi thành Gaya cạnh đó, quăng chiếc bát sữa xuống dòng nước, với quyết tâm trú lại nơi này cho đến khi chứng ngộ chân lý.

Vào cái đêm trăng tròn khi ngôi sao mai vừa xuất hiện, sau 9 ngày đêm tinh chuyên thiền định, Thái Tử Tất Đạt Đa đã chứng đạt Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tìm ra chân lý cứu khổ muôn loài, thành Đấng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Đấng Đại Giác, Đại Từ, Đại Bi, Đại Trí, Đại Đức đã đem Chân Lý đã chứng ngộ trong suốt 9 năm kể từ cái đêm giác ngộ dưới cội cây Bồ đề như tên gọi về sau thuyết giảng cho tất cả mọi người không phân biệt địa vị giai tầng trong xã hội: Bà la mônĐạo sĩ, vua chúa và chiến sĩ, triết giaẩn sĩ, gia chủ và tôi tớ, thương nhân và bọn cướp đường, giang hồ và kỹ nữ cho đến kẻ hốt phân ngoại cấp cùng đinh trong xã hội.

Đức Phật tuyên bố: Mọi người đều bình đẳng giải thoát trong Giáo Pháp của Ngài, không có gì sai biệt khi máu cùng màu đỏ và nước mắt cùng vị mặn.

Đức Phật dạy rằng, sự xuất hiện của Đức Thế Tôn là đem lại hạnh phúc cho số đông, đem lại an lạc cho số đông: "Một người, này các 8 Tỳ kheo khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên, và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán. Chánh đẳng giác. Chính một người này, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiênloài người." (aṅguttaranikāya).

Đức Như Lai đến thế gian không phải phá bỏ những gì vốn đã có mà để dựng lại những gì bị xô ngã xuống, mở bày những gì bị che đậy. Đấng Đến và Đi Như Thế đã là nguồn cảm hứng cho bao công trình kỳ vĩ trong nhân gian, ảnh hưởng đến cách sống cho một vùng dân cư to lớn ở Châu Á được thấm nhuần từ bi, khoan dung, độ lượng trong hơn hai thiên niên kỷ rưởi qua và lan rộng khắp thế giới trong ngày nay.

Tổng thống Ấn độ S. Radhakrishnan (1888 – 1975) là một triết gia đã thể hiện lòng tôn kính đối với Đức Phật như sau : “Nơi Đức Phật Cồ Đàm, ta nhận thấy một mẫu người tinh hoa toàn thiện của phương Đông. Ảnh hưởng của Ngài trong tư tưởngđời sống nhân loại là một kỳ công hi hữu, nó tỏa rộng và sâu sắc hơn ảnh hưởng của bất cứ vị giáo chủ nào trong lịch sử. Ngài thuộc về lịch sử tư tưởng thế giới. Ngài là kết tinh từ tinh hoa các bậc hiền trí, bởi vì xét về phương diện lý trí thuần tuý, chuẩn mực đạo đứctuệ giác tâm linh, thì chắc chắn Ngài là một trong những bậc vĩ nhân cao thượng nhất trong lịch sử”.

Nhà vật lý học người Mỹ gốc Đức vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Albert 9 Einstein, (1879 – 1955) đã tuyên bố: “Phật giáo là một tôn giáo cao cả nhất, và là một trong những tia sáng vĩ đại nhất không những chỉ riêng cho Châu á mà còn cho khắp toàn cầu”.

Còn Sir Edwin Arnold (1832-1904) thi hào người Anh thì ca tụng Đức Phật trong trường ca Ánh Sáng Á Châu: Đây đóa hoa trên cây nhân loại Đã bừng nở qua nhiều thế kỷ Cho thế giới chan hòa hương thơm trí tuệ Và chan hòa mật ngọt tình thương.

Kỷ niệm ngày Đức Phật Đản sanh ngoài sự tôn kính Đức Phật còn là cơ hội cho người Phật tử thực hành lời dạy của Ngài về lòng từ, sự khoan dung, hòa hợpbình đẳng có thể góp phần một cách thiết thực làm giảm thiểu khổ đau trong thế giới ngày hôm nay do cuồng tín, lòng tham, bạo lực, chiến tranh gây nên để có một thế giới hòa bình và mọi người hạnh phúc.

Bức thông điệp cứu khổĐức Phật trao truyền lại qua giáo Pháp từ bitrí tuệ cho đến tận hôm nay vẫn còn mang tính thời sự chính là kim chỉ nam cho loài người với phẩm chất khoan dung, độ lượng vị tha, hòa hợp trong một thế giới đầy bất an đang diễn ra từng giây phút. Do vậy, ngày nay vào mỗi dịp lễ Phật đản hay còn gọi là lễ Vesak tam hợp – Đản sanh, Thành Đạo, Nhập Niết BànLiên Hiệp Quốc đều long trọng cử hành lễ kỷ niệm tôn kính Đức Phật về những cống hiến hòa bình cho thế giới trong suốt chiều dài lịch sử của Đạo Phật.
Thích Như Minh
pdf_download_2
TSPH_47_Final


Xem các số trước: từ số 1 đến 46





Tạo bài viết
16/10/2023(Xem: 3942)
21/04/2013(Xem: 13039)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: