Thư Tòa Soạn Báo Viên Giác 1-6-2021

19/06/20211:00 SA(Xem: 3053)
Thư Tòa Soạn Báo Viên Giác 1-6-2021

BÁO VIÊN GIÁC SỐ 243 THÁNG 6 NĂM 2021
THƯ TÒA SOẠN


blankĐã gần 2 năm trôi qua vì nạn Covid 19, thế giới chìm trong bóng tối không lối thoát. Nhiều triệu người chết; hơn mấy chục triệu người bị lây nhiễm. Nhiều người đã được chích ngừa lần thứ nhất, rồi lần thứ hai; nhưng rất nhiều người vẫn tiếp tục bị lây nhiễm và chết chóc khiến cho thế giới y học rất lo toan. Những chính khách vẫn đang thảo luận trên diễn đàn của các chính phủ sở tại về các biện pháp phòng chống bệnh dịch này. Có nước đề nghị cứ mỗi năm phải tái chích chủng ngừa Covid lại một lần và cũng có những nơi chưa đưa ra biện pháp nào khác. Biện pháp duy nhất mà các nhà chức trách khuyên chúng ta là phải rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc nhiều và đeo khẩu trang để phòng ngừa v.v…

Trong khi đó các Tôn Giáo lớn như: Ấn Độ giáo, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo, Phật GiáoHồi Giáo mỗi lần tụ tập trong những lễ lớn như: Giáng Sinh, Phật Đản,… quy tụ cả hằng trăm, hằng ngàn, hằng vạn người và bây giờ các tín đồ phải tuân thủ luật định của chính phủ nên cũng phải bị cách ly giữa người lãnh đạo tinh thầntín đồ của họ. Nhà thờ, Chùa viện, Thánh thất không được viếng thăm, lễ bái, nguyện cầu; nên họ phải ở tại tư gia để thực hiện những lễ nghi hằng ngày nầy. Thế nhưng khoảng trống tâm linh giữa tín đồGiáo Sĩ, Tăng Sĩ rất lớn, vì họ không trực tiếp được gặp gỡ để trình bày những khó khăn trong cuộc sống tâm linh của họ; nên nhiều người cũng đã phát sinh ra bệnh trầm cảm, lòng tin của họ bị xao động. Những nhà tâm lý học phải vào cuộc; nhưng cũng chẳng giải quyết được gì nhiều khi đời sống vật chất không thể thay thế cho đời sống tâm linh được.

Những lễ lớn của Phật Giáo như Tết, Rằm tháng giêng, Phật Đản, Vu Lan v.v… cũng đều bị hạn chế số người đi chùa tham dự. Ngày trước đi lễ chùa gặp nhau tay bắt, mặt mừng và cùng hàn huyên sôi nổi với những người bạn đạo. Còn ngày nay thì ngược lại hoàn toàn, gặp nhau chỉ vái chào, không được thân thiện bắt tay nhau nữa. Ngày nay gặp giữa chùa viện hay ngay cả nơi công cộng, cha con, vợ chồng cùng người thân phải thận trọng về khoảng cách với nhau, vì sợ lây lan, dầu cho đó là những người gần gũi, thân thiết với mình đi nữa. Thế giới nầy đã ngập chìm trong đau khổ và chưa có lối thoát. Trong khi các nước Âu Mỹ đã khống chế được phần nào con virus nầy, thì Ấn Độ ­một đất nước có dân số đông đứng hàng thứ 2 trên thế giới, phải vật lộn với chết chóc, tang thương, không đủ Oxygen để thở, không đủ giường bệnh để nằm. Người chết la liệt khắp nơi, không đủ củi để thiêu xác chết. Nhìn thấy những cảnh tượng nầy, thế giới quá xót thương; nên đã cứu trợ khẩn cấp thuốc men và những vật liệu khác, nhằm giúp người dân Ấn Độ có thể chống chọi lại với Covid 19 nầy một cách hữu hiệu hơn.

Chiến sự giữa Israel với Hamas, giữa Trung Quốc với các cường quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nga về biển Đông v.v… khiến cho thế giới phải quan tâm nhiều hơn về những sân chơi chiến tranh và chính trị nầy của những người lãnh đạo thế giới ngày nay. Họ là những chính trị gia, chỉ biết bảo vệ quyền lợi của nước mình, dân tộc mình. Còn những nước thấp cổ bé họng đành phải tuân thủ theo những gì quốc tế quyết định trên những bàn hội nghị ở một nơi xa xôi nào đó bên ngoài những lãnh thổ bị tranh chấp nầy. Người chết đói vì chiến tranh, bom rơi, đạn lạc. Người chết đói vì khan hiếm thực phẩm, nước uống v.v… đã làm cho thế giới phải quẫn bách và tìm phương cứu cấp; nhưng cũng chỉ giống như muối bỏ vào biển mà thôi. Phần cung thì ít, mà phần cầu thì quá nhiều; nên lỗ hổng không lối thoát của những người chủ trương chiến tranh đang bị thế giới lên án nặng nề.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ viên tịch đã hơn một năm trôi qua và Ngài đã trao lại ấn tín của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cho Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Trong thời gian qua Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ cũng vì bệnh duyên nên đã phải đi xa để chữa bịnh. Nay thì bệnh tình của Hòa Thượng tương đối đã ổn; nên trong mấy tháng qua, Hòa Thượng đã liên lạc với chư Tăng Ni lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu để thành lập nên hai Hội Đồng. Đó là Hội Đồng Chứng Minh Tăng Già Hoằng PhápHội Đồng Hoằng Pháp. Bên dưới Hội Đồng Hoằng Pháp có bốn phân ban như: Ban truyền bá (gồm Giáo ThọGiảng sư), Ban trước tác, dịch thuật, Ban truyền thông, báo chí và Ban Bảo trợ. Ý nguyện của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là cố gắng tiếp tục con

Viên Giác 243 tháng 6 năm 2021 đường phiên dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ra Việt ngữ như chương trình của Quý Ngài tiền bối đã thành lập từ năm 1973 tại Viện Đại Học Vạn Hạnh Sàigòn. Công trình nầy đòi hỏi nhiều nhân lực, vật lực cũng như tài lựcthời gian. Do vậy chư tôn đức có thiện chí trong 4 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Liên Châu đã họp mặt với Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ qua hệ thống Online để hình thành tổ chức nầy. Đây là một cố gắng vượt thời giankhông gian; nhưng vẫn còn non trẻ. Tuy nhân sự khắp 4 châu lục rất nhiều; nhưng số người tham gia trong các Ban -nhất là ban trước tác, dịch thuật vẫn còn giới hạn, nên cánh cửa các Ban vẫn còn đang mở rộng. Cầu mong chư Tôn Đức Tăng Ni cũng như quý Đạo hữu Phật tử có tâm đối với công việc Phật sự trọng đại nầy xin kề vai gánh vác chung với các thành viên của Giáo Hội, thì mới mong đại nguyện nầy được thành tựu. Nếu mọi người chỉ đứng bên ngoài để nhìn hay phê phán thế nầy thế nọ, thì tảng đá nặng ngàn cân kia không thể xê dịch được. Việc nầy là việc chung của tất cả chúng ta Tăng Sĩ cũng như Cư Sĩ, không giới hạn địa phương, trình độ cũng như khả năng đóng góp của từng người.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu vừa rồi cũng đã có một phiên họp Online trên diễn đàn Zoom gồm các vị lãnh đạo của Giáo Hội cũng như các Tổng Vụ, nhằm kiểm điểm lại những Phật sự của Giáo Hội trong mùa dịch Covid 19 trong hơn một năm qua và đi đến quyết định cho những Phật sự trọng đại của Giáo Hội trong thời gian tới. Nhìn chung, Giáo Hội cũng như các tự viện đã vượt qua được nhiều chặng đường gian nan trong thời gian qua. Giáo Hội cũng quan tâm đến những chùa viện nào trong Giáo Hội Âu Châu nếu gặp khó khăn trong vấn đề tài chánh thì Giáo Hội cũng sẽ hỗ trợ ít nhiều, để nói lên tinh thần tương thân tương ái trong lúc nầy. Đồng thời Giáo Hội cũng nhận thấy Khóa tu học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 32 năm rồi không tổ chức được vì không được phép tập trung đông người, thì năm nay cũng như thế. Tuy nhiên chúng ta sẽ tổ chức Khóa học Online trên mạng điện tử. Giáo Hội quyết định sẽ tổ chức hai cuối tuần từ ngày 9 đến ngày 11.7 và ngày 16 đến ngày 18.7.2021. Quý Thầy trong Tổng Vụ Hoằng Pháp sẽ có chương trình chi tiết gửi đến quý Đạo hữu Phật tử nay mai tại Âu Châu và khắp nơi trên thế giới. Khóa Tu Học kỳ nầy chỉ có 3 lớp 1,2 và 3; gồm tất cả mỗi cuối tuần là 6 thời giảng pháp. Tất cả Phật tử khắp năm châu đều có thể tham gia khóa tu học Phật Pháp kỳ thứ 32 nầy của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.

An Cư Kiết Hạ là một trong những quy củ thiền môn rất là quan trọng kể từ thời Đức Phật còn tại thế. Do vậy năm nay, dầu cho dịch bệnh có hoành hành khắp nơi đi chăng nữa, thì chúng ta những người xuất gia cứ ở mỗi trụ xứ có từ 4 vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni trở lên đều có quyền tác pháp an cư để thúc liễm thân tâm tu hành nghiêm mật, nhằm trang nghiêm Giáo Hội. Điều nầy cũng đã được cố Hòa Thượng Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang nhắc nhở chúng xuất gia về việc An Cư Kiết Hạ vào năm Phật Lịch 2548 vừa qua. Có như vậy chúng ta mới có thể giữ gìn giềng mối của Đạo Pháp một cách nghiêm mật và Phật sự mới được hanh thông. Người xuất gia với bảy pháp bất thối như trong luật tạng có trình bày và Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang đã trùng tuyên lại. Đây là kim chỉ nam cho tất cả người xuất gia của chúng ta trong tất cả các mùa An Cư Kiết Hạ và ngay cả trong đời sống thường nhật của người Tăng Sĩ cũng phải luôn ghi nhớ để hành trì.

Lời cuối, chúng tôi luôn mong mỏi cơn đại dịch lần nầy chóng qua nhanh để mọi sinh hoạt có thể trở lại bình thường như xưa; nhất là mùa Vu Lan sắp đến, hy vọng là người Phật tử có thể về chùa để tham gia những buổi lễ cầu nguyện, nghe thuyết giảng, nhằm củng cố đạo tâm của mỗi người con Phật, để chúng ta luôn dũng tiến trên đường đạo.

Năm nay Ban Biên Tập Viên Giác Tùng Thư cũng đã thực hiện xong Đặc San Văn Hóa Phật Giáo tập 3 rất đặc biệt, dày gần 700 trang, hình ảnh, bài vở rất phong phú. Ngoài chư Tôn Đức Tăng Ni đóng góp bài vở của mình vào Đặc San nầy, còn có khoảng 40 nam nữ Cư Sĩ đã góp phần mình vào công trình biên khảo giá trị nầy. Đây là một sự đóng góp không điều kiện nào cả của những Văn, Thi Sĩ cho tiền đồ Phật Giáo của nước nhà. Năm 2021 nầy, Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển cũng đã hoàn thành tác phẩm thứ 68 nhan đề là: Tư Tưởng Phật Giáo trong thi ca Nguyễn Du. Quý vị nào muốn có hai tác phẩm nầy, có thể đặt thẳng qua Amazon hoặc liên lạc về chùa Viên Giác để được hướng dẫn tiếp.

Kính chúc Quý Ngài và Quý vị luôn được an lạc

Ban Biên Tp Báo Viên Giác

Viên Giác 243 tháng 6 năm 2021 

blank
VienGiac 243 PDF tron quyen
Xem các số báo cũ:
Tạp Chí Viên Giác Năm 2017 - 2018 - 2019 -2020-2021

.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/04/2013(Xem: 12961)
13/11/2013(Xem: 25528)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.