Nội san Bát Nhã số 5 “Kính mừng Đại lễ Phật đản PL. 2567”

20/08/20233:44 CH(Xem: 547)
  • Tác giả :
Nội san Bát Nhã số 5 “Kính mừng Đại lễ Phật đản PL. 2567”
NỘI SAN BÁT NHÃ SỐ 5
“KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL. 2567”
Tác giả: Ban Trị sự Phật giáo thành phố Biên Hòa

Nội san Bát Nhã Số 5 Kính Mừng Đại Lễ Phật ĐảnPDF icon (4)
GIỚI THIỆU

LỜI NÓI ĐẦU

“Cách xa dù mấy nhịp cầu

Đến ngày Phật đản năm châu cũng gần

Chung tay lấp cạn hố sầu

Xây nền hạnh phúc, bắc cầu yêu thương”

(Nhịp cầu yêu thươngLăng Già Tâm)

“Một mùa Phật đản nữa lại về với nhân loại. Đón mừng Phật đản là đón mừng một sự kiện hy hữu, một con người vĩ đại về thánh triếtphạm hạnh đến với cuộc đời.” (Như pháp cúng dườngHòa thượng Thích Thiện Đạo)

“Lễ Phật Đản (Vesak), hay Lễ Tam Hợp là ngày lễ thiêng liêng, để chúng ta tôn vinh về cuộc đờigiáo pháp của Đức Phật như ánh bình minh phá tan màn đêm dài tăm tối, đưa chúng sinh từ mê lầm đến Giác ngộ, từ sanh tử đến Niết bàn. Chỉ có Trí tuệ là vầng thái dương tỏa rạng khắp muôn nơi, xóa tan màn hôn ám sinh tử luân hồi bởi vô minh che lấp.” (Ánh dương tỏa rạng - Từ Phước)

 “Đức Phật ra đời dưới cội vô ưu, nơi không phiền muộn. Hoa sen tinh khiết không vướng lụy trần nâng bảy bước chân Ngài, ca khúc khải hoàn “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, bậc tôn quý trong trời đất. Chỉ có bậc Bồ-tát Nhất sanh bổ xứ, thị hiện Đản sanh, thành Phật mới đủ phước đứcthần lực làm nên sự kiện hy hữu này.”  (Một sự xuất hiện vi diệu - Quảng Tánh)

“Đạo Phật là tôn giáo duy nhất đề cao phẩm chất con người, không những lấy con người làm đối tượng xây dựng xã hội, trách nhiệm gia đình, tôn ty giai cấp mà còn đưa con người đến giai tầng cực thiện, giải thoát. Do sự xác quyết về nhân cách, khả năng của con người, lời tuyên bố khi đức Phật Thích-ca vừa sanh ra đã mang một giá trị như một tuyên ngôn nhân phẩm của mọi thời đại”. (Tuyên ngôn nhân phẩmMinh Mẫn)

“Lễ Phật đản cũng là nhân duyên thù thắng để xương minh, phát triển và hoằng dương Phật Pháp. Ngày lễ Phật đản đã đi vào không gian văn hóa tâm linhtrở thành nét đẹp văn hóa của Phật giáo Việt Nam.” (Tắm Phậtcông đức như thế nào? – Vương Mộc)

“Phật hiện đến như là đã đến

Vốn Bất Sinh – Ngài thị hiện ĐẢN SINH

TỰ THỂ vốn vượt ngoài tri kiến

Ánh dung quang vằng vặc giữa quê mình .

Quê ta đó, một trời hương tích

Ngạt ngào thơm hoa bưởi hoa chanh

Quê ta đó, một trời ngọc bích

THÁNG TƯ về quy ngưỡng Phật sơ sinh”

(Một trời hương tích – Hạnh Phương)

Sự kiện đức Phật Thích-ca đản sanh không chỉ đi vào đời sống văn hóa, thi ca, hội họa, mà còn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc. “Hình tượng chín rồng được miêu tả và phản ánh trực tiếp trong các bản văn kinh của Trung Hoa, xuất hiện vào thế kỷ thứ 3, chính là nguồn cảm hứng để các nghệ nhân chế tác nên Tòa Cửu Long: mô tả thời khắc đản sinh của thái tử Tất-đạt-đa. Với bố cục: Thái tử khi vừa hạ sinhvị trí chính giữa. Xung quanh được bao bọc bởi chín linh vật rồng bay lượn. Phía trên có chư Phật, những vầng mây, chư Thiên, nhã nhạc, cờ phướn, bát bộ Kim Cương.” (Bàn về linh vật Rồng trong tín ngưỡng Phật giáotruyền thống văn hóa phương Đông – Linh Thuần)

 Hôm nay, “chúng ta tôn kính đức Phật là bậc siêu phàmchúng ta chưa làm được những điều mà Ngài đã làm; chúng ta đang cố gắng noi theo bước chân Ngài để tìm cầu giác ngộ giải thoát như chính Ngài luôn nhắc nhở chúng ta rằng "Mọi người, mọi loài đều bình đẳng như nhau đều có khả năng giác ngộ và giải thoát". (Giải thoátgiác ngộ tìm cầu nơi đâu – Thượng tọa Thích Huệ Sanh)

Và “Chúng ta nguyện nương tựa và gửi trọn niềm tin nơi đức Phật vì cả cuộc đời Ngài là tấm gương về luân lý, đạo đứcphụng sự, như hoa sen trong bùn mà vẫn tỏa hương tinh khiết để hiến dâng cho cuộc đời những đóa hoa thơm.” (Đản sinh ngài con gửi trọn niềm tinĐại đức Thích Khải Thành).

Trời trong xanh nước trong xanh,

Biên Hòa nét đẹp đan thanh giúp đời.

Mấy trăm thiền tự rạng ngời,

Kính mừng Phật Đản đất trời cung nghinh.

(Sa la nhuận sắc cửa thiềnNi sư Huệ Tâm)

Nội san Bát Nhã số 5 với chủ đề “Kính mừng Đại lễ Phật đản PL. 2567” là một truyển tập gồm 45 bài viết của các tác giảchư tôn giáo phẩm, đại đức tăng, ni, thiện hữu tri thức, cư sĩ phật tử xa gần gửi về Ban Trị sự - Ban Văn hóa GHPGVN thành phố Biên Hòa. Trong đó, quý tác giả đã trình bày những cảm xúc của mình về sự kiện đức Phật đản sanh, những thể nghiệm của cá nhân về lời Phật dạy qua thực tế cuộc sống, và những mong ước làm thể nào để giá trị lời Phật dạy được phổ cập trong quảng đại quần chúng v.v. Ban Trị sự - Ban Văn hóa GHPGVN thành phố Biên Hòa xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Thay mặt Ban Trị sự - Ban Văn hóa GHPGVN thành phố Biên Hòa, xin tri ân sâu sắc công đức chư tôn đức tăng, ni, quý tác giả đã nhiệt tình trợ duyên tinh thần cũng như vật chất để Nội san Bát Nhã số 5 được biên soạn, xuất bản và phát hành đúng thời gian dự kiến. Rất mong nhận được sự cộng tác của chư tôn đức và quý thiện hữu tri thức, cư sĩ phật tử trong các số nội san Bát Nhã tiếp theo.

Chân vui theo nhịp thời gian.

Trái tim gõ mỗi phím đàn yêu thương.

Lòng nghe gió mới muôn phương.

Đời cứ đẹp mỗi chặng đường nhân gian.

(Vui – Tịnh Tâm Lê)

Nguyện chúc chư tôn đức tăng, ni, quý phật tử hưởng mùa Phật đản an vui, lợi lạc trong ánh hào quang chư Phật./.

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát

Đại đức Thạc sĩ Thích Đạt Ma Toàn Hạnh,

Phó Ban Trị sự - Trưởng ban Ban Văn hóa GHPGVN thành phố Biên Hòa

 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/05/2019(Xem: 8479)
09/04/2013(Xem: 35445)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.