Thư Viện Hoa Sen

Vai Trò Của Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Trong Thời Đại Mới

16/02/201212:00 SA(Xem: 10249)
● Vai Trò Của Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Trong Thời Đại Mới

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức


Vai trò của Văn hóa Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới 

GSTS. Nguyễn Đức Lữ, 
Viện Nghiên Cứu Tôn GiáoTín ngưỡng
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 

Từ Ấn Độ, Phật giáo du nhập vào Việt Nam trong những thế kỷ đầu công nguyên. Hàng ngàn năm tồn tại, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho dân tộc về nhiều phương diện. Ngày nay, nhân loại đang bước vào thời kỳ lịch sử mới với nhiều biến đổi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy, Phật giáo đương đại ở nước nhà có vai trò gì cho "quốc thái dân an" như nó đã từng đóng góp trong lịch sử dân tộc? Bài viết này đề cập đến bốn vấn đề chính như sau:

1. Toàn cầu hoá - Một hiện tượng khách quan trên đà tiến hóa của nhân lọai. Trước hiện tượng này, loài người đang có những đánh giá, thái độphản ứng rất khác nhau. Bài viết đề cập đến tính hai mặt của nó: tích cựctiêu cực, một là tính tích cực: Tòan cầu hóa sẽ thách và thúc đẩy các quốc gia trên nhiều phương diện: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đạo đức… . hai là mặt tiêu cựcVấn đề “xâm lăng văn hóa”. Hậu quả nhãn tiền là việc “nhập khẩu” lối sống thực dụng và xem nhẹ đạo lý truyền thốnglịch sử dân tộc. Việc tiếp thu tinh ba văn hóa xứ người nhưng vẫn bảo vệ giá trị tốt đẹp của truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc thì vai trò của Phật giáovấn đề lớn có ý nghĩa chiến lược. 

2. Sự truyền bá Phật giáo có điểm chung: 

Một là, quá trình truyền bá Phật giáo nhìn chung không tạo ra những xung đột về quân sự cũng như về văn hoá.

Hai là, với phương châm hoằng hoá “tùy duyên bất biến” (“Ever changing in conditions yet immutable in essence”), Phật giáo đã tạo khả năng chấp nhận những dị biệt của truyền thống văn hoá ở những khu vực mà nó du nhập và đã trở thành một nhân tố tham gia sáng tạo văn hoá và đồng hành cùng các dân tộc trên thế giới.

3. Phật giáo là một tôn giáo truyền thống của dân tộc ta và có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của người Việt. Truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam, ngày nay không còn chung chung trừu tượng mà đã đi vào cuộc sống đời thường cụ thểthiết thực

4.Các tôn giáo trên thế giới đang có xu hướng nhập thế với biểu hiện tôn giáo tham gia ngày càng sâu vào đời sống xã hội. Hơn hết, Phật giáo là một tôn giáo sẽ biết tự điều chỉnh để thích ứng với xã hội Việt Namnhân loại trước những cơ hội và thử thách đương đại. 
 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: