● Các Thách Đố Của Phật Giáo Nhật Bản: Hai Bộ Mặt Của Thiền

13/02/201212:00 SA(Xem: 8335)
● Các Thách Đố Của Phật Giáo Nhật Bản: Hai Bộ Mặt Của Thiền

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức


Các thách đố của Phật giáo Nhật Bản:
Hai bộ mặt của Thiền
GSTS. Steven Heine, Đại học Quốc tế Florida, Hoa Kỳ


Trong vài năm gần đây, lịch sửtư tưởng Thiền Zen của Phật giáo Nhật Bản đã được khảo sát và phân tích từ nhiều góc độ phê phán. Các nhà phân tích đã sử dụng nhiều phương pháp để đặt vấn đề và để bác bỏ dần tính cách tự định nghĩa theo truyền thống của Nhật. Điều này đã tạo ra sự tranh luận đáng kể về vấn đề đâu là bản chất thật của Thiền Zen. Thiền Zen có thể được xem là một vấn đề mang tính hai mặt; một mặt mang tính tích cực, phúc lợi và hữu ích trong việc giải quyết những vấn đề xã hội như nguy cơ phá hủy môi trường qua việc thực hành lòng từgiữ giới; mặt khác nó mang tính tiêu cực và phản tác dụng trong việc gây ra một vài chứng bịnh của xã hội Nhật hiện đại như bịnh khoa trương cho mình là đế quốc và bịnh kỳ thị phân biệt trong xã hội.

Qua giáo lý thiền Zen Phật giáo, ta thấy thói quen kỳ thị vẫn được duy trì trong các sử dụng. Như từ Kaimyo – là từ quen dùng trong nghi thức tang lễ của Phật giáo – mang ý nghĩa khinh miệt được sử dụng để chỉ những người burakumin thuộc giai cấp hạ tiện, chứng tỏ rằng thiền Zen đã đồng tình trong sự kỳ thị xã hội. Ngoài ra, thiền Zen còn góp phần tạo ra các vấn đề chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, nhất là trong thời thuộc địa và thời tiền chiến của Nhật Bản. Một phần của vấn đề có lẽ do sự mơ hồ của thiền Zen không nêu rõ ý nghĩa của việc nỗ lực thực hiện điều thiện chống lại điều ác mà chỉ nhấn mạnh rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ hỗ tươngthẩm thấu lẫn nhau. Thế thì, bản thật của thiền Zen là gì? Thiền Zen phải chăng là một quan điểm truyền thống theo chủ nghĩa duy tâm của cộng đồng tăng lữ tự duy trì để sinh tồncống hiến đời mình cho đạo, hay đó là một bức tranh rất khác hẳn đang mô tả Phật giáo như một hệ thống tăng lữ hỗn độn, lãnh đạm, và có lẽ là hệ thống của những người đạo đức giả, đồi bại đầy mâu thuẫn và bất công?

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.