Thư Viện Hoa Sen

Những Chiếc Lá Rơi

19/05/20162:25 SA(Xem: 10924)
Những Chiếc Lá Rơi

NHỮNG CHIẾC LÁ RƠI
Thích Châu Viên Chuyển Ngữ từ cuốn sách
"Opening the Door of Your Heart" của Ajahn Brahm

 

ajahn-brahm4Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”

Tôi thường liên hệ đến câu chuyện sau đây mà tôi đã được nghe khi còn ở Thái Lan cách đây nhiều năm.

Có một vị sư thanh khiết tu tập thiền định một mình đơn độc trong rừng dưới một am tranh. Một đêm, trời đã khuya, một cơn bão dữ dội ập tới. Tiếng gió gầm rít như tiếng máy bay phản lực và trận mưa kinh hoàng như muốn đè bẹp cái am tranh. Càng về khuya, trời càng tối như mực, thì cơn bão càng trở nên hung hăng, hoang dại. Tiếng nhành cây gãy, tiếng cây đổ ầm ầm trong đêm. Tiếng những cây to bị trận cuồng phong bứng gốc đổ sầm xuống đất nghe như tiếng sấm.

Vị sư sớm nhận ra rằng cái thảo am của mình không thể che chở sư qua cơn bão. Nếu như một cây, hoặc chỉ một nhánh cây lớn đổ trúng cái am, nó sẽ dễ dàng đánh sập am tranh và đè chết sư. Sư thức trắng đêm không ngủ. Suốt đêm hôm ấy, nhiều sư nghe tiếng những gã người rừng khổng lồ đập tan tành những gì trên đường đi của chúng khiến sư giật thót tim.

Khi trời gần sáng, cơn bão đã tan dần. Lúc thái dương ló dạng, sư mới dám bước ra ngoài xem xét tình hìnhthiệt hại cơn bão để lại. Nhiều nhánh cây lớn và những cây cổ thụ ngã đổ có lẽ đã lãng quên cái thảo am của sư. Sư cảm thấy may mắn rằng mình vẫn còn sống. Bỗng nhiên, sư chợt chú ý đến cảnh vật xung quanh, chỉ có một vài cây bị bứng rễ và không có nhiều cành cây bị gãy đỗ, mà có rất nhiều lá rụng sắp một lớp dày trên nền rừng.

Hầu hết những chiếc lá nằm bất động trên mặt đất là những chiếc là màu nâu cũ, nó đã sống trọn vẹn một cuộc đời. Giữa những chiếc lá màu nâu là rất nhiều những chiếc lá màu vàng. Rải rác đâu đó là một vài chiếc lá màu xanh. Những chiếc lá màu xanh đó vẫn còn thật tươi non, xanh mởn tức nên sư biết rằng chúng chỉ vừa mới thành lá từ những chồi non hôm trước. Trong khoảnh khắc đó, từ tận đáy lòng, sư đã hiểu ra bản chất của cái chết.

la vang roiSư muốn kiểm nghiệm lại những gì sư vừa quán chiếu. Sư nhìn lên những cành cây một cách chăm chú. Thật vậy, hầu hết những chiếc lá còn lại trên cây là những chiếc lá non xanh tươi tốt, đang trong thời kỳ sung mãn nhất trong cuộc đời chúng. Song, mặc dù nhiều chiếc lá non xanh nằm chết trên mặt đất, những chiếc lá màu nâu cũ cong queo vẫn còn bám chặt trên cành cây. Sư mỉm cười; kể từ ngày hôm đó, sự ra đi của một em bé không không còn làm sư quá ray rứt, đau lòng như lúc trước.

Khi những trận bão của tử thần thổi ngang qua gia đình của chúng ta, chúng thường lấy đi những người già yếu, những “chiếc lá nâu lốm đốm”. Chúng cũng lấy đi nhiều người ở tuổi trung niên, giống như những chiếc lá vàng trên cây. Người trẻ cũng chết, ngay lúc tuổi thanh xuân đẹp đẽ nhất, tương tự như những chiếc lá xanh non. Và thỉnh thoảng tử thần cũng lấy đi sự sống thân thương của một số em bé, giống như cơn bão đã lấy đi sự sống của một số chồi non. Đó là bản chất tự nhiên của cái chết trong cộng đồng của chúng ta, cũng như là bản chất tự nhiên của những cơn bão trong rừng.

Không ai đổ lỗi và không ai áp đặt những mặc cảm tội lỗi cho bạn vì sự ra đi của một đứa trẻ. Đó này là những bản chất của sự vật. Có ai đỗ lỗi cho cơn bão không? Nó giúp chúng ta trả lời câu hỏi tại sao một số trẻ em lại chết. Câu trả lời tương tự như lý do tại sao một số lá xanh non phải rơi rụng trong cơn bão.











 




Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: