Các Nhà Sư Campuchia Biểu Tình ở Phnom Penh

15/01/201412:00 SA(Xem: 19673)
Các Nhà Sư Campuchia Biểu Tình ở Phnom Penh

CÁC NHÀ SƯ CAMPOCHIA BIỂU TÌNH Ở PHNOM PENH

cambodge_manif-bhikkhu-decembre-2013Ngày 10 tháng 12 vừa qua, đúng vào ngày quốc tế nhân quyền, khoảng ba trăm nhà sư đã yên lặng biểu tình trước tòa nhà Quốc Hôi thiết kế theo kiến trúc truyền thống của dân tộc Khmer tại Phnom Penh. Hầu hết trong số họ là các nhà sư trẻ và họ đã đưa ra một bản kiến nghị đòi phải chấm dứt tình trạng xâm phạm nhân quyền ở Campuchia. Họ được một đám đông khoảng nhiều ngàn người hô hào ủng hộ, sau đó thì họ tự giải tán trong trật tự. Một lực lượng cảnh sát đông đảo được dàn ra bên cạnh cuộc biều tình.

Trước đấy mười hôm nhiều nhóm nhỏ gồm các nhà sư đã khởi hành lên đường tiến về thủ đô Phnom Penh, dọc theo các quốc lộ 1, 3, 4, 5 và 6. Họ xuống đường theo lời kêu gọi của nhà sư But Buntenh lãnh đạo "Tổ chức các nhà sư độc lập đòi hỏi công lý xã hội".

Trước tình trạng khủng hoảng gây ra bởi cuộc bầu cử lập pháp tổ chức vào tháng 7 trước đây - mà phe của đương kim Thủ Tướng Hun Sen tuyên bố rằng mình đã thắng, trong khi phe đối lập quan trọng nhất do Sam Rainsy lãnh đạo thì nhất quyết cho rằng mình là nạn nhân của một cuộc bầu cử gian trận trắng trợn, Hòa Thượng But Buntenh cho biết rằng sở dĩ "Cuộc diễn hành ôn hòa" này được tổ chức là vì: "Cuộc bầu cử không thể mang lại công lý và cả hai đảng chính trị đều bất lực trong việc giải tỏa tình trạng bế tắc hiện nay, chúng tôi [tức các vị tỳ kheo] đành phải nhúng tay; tôn giáo là lực lượng duy nhất có thể giúp giải tỏa các khó khăn mà xứ sở đang phải đối đầu".

Tổ chức các nhà sư độc lập đòi hỏi công lý xã hội hiện nay đã tạo được nhiều ảnh hưởng lớn đối với các tổ chức xã hội khác, cho biết rằng mình đại diện cho 3 000 thành viên và không hề đứng vào phe Sam Rainsay. Nhà sư But Buntenh tuyên bố rằng: "Chúng tôi hành động là vì tổ quốc ", và khẳng định rằng phong trào của chúng tôi "dựa vào các nguyên tắc căn bản của Phật Giáo" và có thể "biến cải tình trạng tồi tệ hiện nay trở thành tốt đẹp hơn".

Nhà sư Ngim Sao Samkhan dẫn đầu khoảng hai mươi nhà sư khác của ngôi chùa Phloach ở Kompong Speu cùng với khoảng một trăm người thế tục theo quốc lộ 6 tiến về Phnom Penh. Đứng trước tòa nhà Quốc Hội ông tuyên bố rằng "Cuộc diễn hành này nhằm vào mục đích cho thấy là giáo lý Phật Giáo luôn biểu trưng cho nhân quyền, sự tự do và quyền phát biểu quan điểm của mình".

nha_su_bieu_tinh_2


Hành động trên của các nhà sư trong Tổ Chức này cho thấy là họ quyết tâm không còn tôn trọng chủ trương là người tu hành Phật Giáo phải đứng ra ngoài các việc điều hành của quốc giachánh phủ (ký gỉa của bài báo không hiểu Phật Giáo là gì. Vào thời kỳ Đức Phật còn tại thế, các vị vua thường tới tìm Đức Phật để hỏi về cách xử thế và trị nước. Trong lịch sử của các quốc gia Phật Giáo thường có các vị quốc sư hoặc các vị cao tăng giữ vai trò cố vấn). Một số các nhà sư lãnh đạo đã lên tiếng bày tổ sự lo ngại của mình về biến cố trên đây. Ở Phnom Penh Thượng Tọa Khim Sorn, lãnh đạo tăng đoàn Mohanikay (còn gọi là truyền thống tu tập Mahanikaya, mang tính cách cởi mở) và cũng là tăng đoàn lớn nhất của Phật Giáo Khmer, tuyên bố rằng họ "sẵn sàng ủng hộ cuộc tuần hành để bảo vệ công lý, thế nhưng nếu cuộc tuần hành ấy chủ trương các mục tiêu không đúng đắn nhằm tạo ra tình trạng xáo trộn và hoang mang trong dân chúng thì họ sẽ không tham gia". Về phần các vị lãnh đạo tối cao của Phật Giáo Khmer thân chánh quyền mà ai cũng biết thì họ hăm dọa sẽ cho hoàn tục các vị tỳ kheo nào tham gia vào cuộc tuần hành. Về phần chánh phủ thì họ tìm đủ mọi cách để ngăn chận các cuộc diễn hành trật tự của các nhà sư không cho tiến vào Phnom Penh. Họ ra lệnh cho các vị trụ trì các chùa chiền không được cho các nhà sư tham gia vào cuộc diễn hành tá túc qua đêm trong các ngôi chùa của họ.

cac_nha_su_tham_gia_cuoc_bieu_tinh_o_campuchia

Ngày 10 tháng 12, sau khi tuyên đọc bản cáo trạng nêu lên các vi phạm nhân quyền ở Campuchia thì sau đó các nhà sư đã giải tán trong trật tự. Cảnh sát được đưa đến rất đông và họ quay phim video các người tham gia biểu tình. Một tháng trước đây, vào ngày 12 tháng 11, thợ thuyền của một xí nghiệp may mặc cũng đã biểu tình và làm reo, việc giải tán không xảy ra êm thắm như đối với các nhà sư: một phụ nữ bán hàng rong chết vì đạn lạc do cảnh sát bắn, một tổ chức bảo vệ nhân quyền rất uy tín là Licahdo (viết tắt từ tiếng Pháp là La Ligue Cambodgienne pour la Promotion et la Défence des Droits de l'Homme, thường được dịch ra tiếng Anh là Cambodian League for the Promotion and Defense of Human Rights) đã cho phổ biến một đoạn phim video cho thấy cảnh sát đánh đập thật tàn nhẫn một nhà sư đang chắp hai tay trước mặt, một cử chỉ biểu trưng cho sự cứu độ của người Khmer. Khoảng một chục nhà sư bị bắt giữ và đã được thả sau đó.

Có thể là quá sớm dể phỏng đoán tác động của sự dấn thân trên đây của các nhà sư trên các mặt chính trị và xã hội, thế nhưng tình trạng hiện nay không khác gì với tình trạng xảy ra vào năm 1998 khi các nhà sư trẻ và các sa-di xuống đường tham gia vào các cuộc biểu tình tố cáo các cuộc bầu cử lập pháp gian lận tổ chức ngày 26 tháng 7 vào năm trên đây. Các cuộc bầu cử này là nhằm củng cố quyền hành của đảng chính trị do Hun Sen cầm đầu. Trong cuộc diễn hành vì hoà bình trên đây, cảnh sát đã nổ súng và đã bắn chết hàng chục nhà sư.

Ngày 10 tháng 12, năm 2013, tại Phnom Penh, một nhà báo của cơ quan Ucanews (The Union of Catholic Asian News / một tổ chức "thông tin" của Thiên Chúa Giáo Á Châu, phía sau là bàn tay của người Tây Phương) có hỏi một nhà sư trẻ 20 tuổi trong nhóm biểu tình là Kosal Son rằng có sợ các sự đàn áp hung bạo của cảnh sát hay không, nhà sư này đã trả lời như sau: "Có chứ, đôi khi cũng sợ, thế nhưng bổn phận của tôi là phải tham gia [vào các cuộc biểu tình đang xảy ra]. Cảnh sát có khiêng và dùi cui điện. Nếu chúng tôi đơn độc, chẳng có ai ngoài các bạn đồng tu của tôi, thì tất tôi sẽ phải sợ lắm, thế nhưng chúng tôi không đơn độc, còn có các nhà sư khác và cả người thế tục nữa. Chúng tôi hỗ trợ cho nhau và sẽ ngày càng trở nên mạnh hơn".

(http://www.bouddhismes.net/actus_internet)

(http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/cambodge/2013-12-17)






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/11/2021(Xem: 3713)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.