Tăng Ni Làng Mai Trà Hội, Kể Về Cơ Duyên Vào Chùa

18/03/20153:17 SA(Xem: 9523)
Tăng Ni Làng Mai Trà Hội, Kể Về Cơ Duyên Vào Chùa

Tăng Ni Làng Mai Trà Hội, Kể Về Cơ Duyên Vào Chùa

Nguyên Giác

 

TRA HOI_Lang Mai (3)
Thư pháp, do Thầy Nhất Hạnh viết

Trà Hội với Tăng thân Làng Mai đã được tổ chức hoàn mãn tại hội trường nhật báo Người Việt, Westminster, Calif. hôm Chủ Nhật 15-3-2015.

Trong một cách rất riêng của Dòng Thiền Làng Mai, tất cả những gì người tham dự thấy và nghe đều mang dấu ấn của Thiền Sư Nhất Hạnh.

Từ cửa bước vào, trên các bức tường, trưng bày nhiều bản thư pháp mang thủ bản của Thầy Nhất Hạnh được ban tổ chức mượn từ Tu Viện Lộc Uyển (San Diego).

TRA HOI_Lang Mai (2)
Tăng Ni Làng Mai, từ phải: Thầy Pháp Đệ,
Sư Cô Kính Nghiêm… và các vị khác

Trong khi quý tăng ni mặc trang phục màu nâu truyền thống, riêng quý ni vấn khăn nâu quanh đầu. Từng người tham dự được mời trà và bánh kẹp. Và điểm độc đáo nhất của Làng Mai vẫn là thơ và nhạc: mỗi người được phát một tờ giấy có in 5 ca khúc, trong đó ca khúc cuối là song ngừ Anh-Việt.

Người cầm đàn guitar đệm khi các ca khúc được trình diễn cúng dường là nhạc sĩ Tâm Nguyên Trí, người đã mang âm nhạc tới hỗ trợ cho rất nhiều hoạt động tu học vùng Nam California.

Trong khi đó, MC Diệu Trang cũng là người luôn luôn hỗ trợ cho các hoạt động tu học trong vùng, bản thân chị hoạt động trong Tăng Thân Xóm Dừa, và là một giọng ca độc đáo trong Nhóm Hương Thiền.

TRA HOI_Lang Mai
Trong buổi Trà Hội.

Hiện diện trong buổi Trà Hội – ngoài Ban tổ chức là Tăng Thân Xóm Dừa và Tăng Thân Nụ Hồng, còn thấy có nhạc sĩ Võ Tá Hân, người đã sáng tác hàng trăm (có thể tới cả ngàn) ca khúc về Phật giáo. Có giáo sư Tâm Cát Nguyễn Trung Quân, cũng là một nhà biên khảo lịch sử nổi tiếng trong giới học Phật… và nhiều cư sĩ nổi tiếng khác.

Trà Hội, không phải Thiền Trà… Đó là lời giảỉ thích của dịch giả Chân Huyền, trước khi khởi sự. Lý do, vì đây không phải nghi thức Thiền Trà, mà chỉ là một gặp mặt, nói chuyện trong một buổi trà đàm mà quí vị tăng ni Lộc Uyển muốn dành đặc biệt cho quí khách.

TRA HOI_Lang Mai (4)
Nhạc sĩ Tâm Nguyên Trí đàn guitar

Vị đại diện cho Tăng Thân Nụ Hồng nói lời khai mạc, rằng hy vọng trong 2 giờ đồng hồ vừa nếm hương vị của trà, vừa nghe những chuyện kể đạo vị, vừa thưởng thức sự  có mặt của nhau.

Sau đó, đại diện cho Tăng Thân Xóm Dừa là dịch giả Chân Huyền nói, trong buổi Trà Hội, chúng ta sẽ được ngồi bên cạnh lắng nghe quí thầy và quí sư cô chia sẻ những mẩu chuyện tâm tình về cuộc đời tu của chính họ.

Hiện diện của Tăng Thân Làng Mai, tới từ Tu Viện Lộc Uyển, là 6 vị tăng ni: Thầy Pháp Đệ, Thầy Pháp Uyển, Thầy Pháp Hội, Sư Cô Kính Nghiêm, Sư Cô Diệu Nghiêm, Sư Cô Diệu Hải…

Riêng Sư Cô Diệu Hải còn có tên riêng là Sư Ngoại, vì tuổi cao niên và được quý tăng ni trẻ xem như bà ngoại trong đạo.

Đời tu mỗi vị tăng hay ni trên đều có những độc đáo riêng, những kinh nghiệm riêng đã dẫn từng người tới với Đạo Phật, và rồi tới với Thầy Thích Nhất Hạnh để xuất giả với Làng Mai.

Trong đó, ghi nhận một số trường hợp đặc biệt.

Thầy Pháp Hội: du học tại Đức rồi xuất gia năm 1997 tại Làng Mai (Pháp quốc). Thầy là Giáo Thọ đầu đàn của tăng đoàn Bát Nhã Lâm Đồng VN, trong thời gian khó khăn nhất của tu viện (2009). Các khóa tu ở Tu Viện Bát Nhã đều thu hút nhiều ngàn người về dự… đã cho thấy nhiệt tâm tu học của Phật Tử tại Việt Nam.

Thầy Pháp Đệ: Giáo Thọ người Mỹ, nguyên là một Linh Mục Thiên chúa giáo. Thầy Pháp Đệ nói bằng tiếng Anh. Không có ai dịch ra tiếng Việt, có thể vì  Ban tổ chức tin rằng tất cả những người tham dự đều hiểu tiếng Anh. Thầy Pháp Đệ kể một kỷ niệm, rằng khi xuất gia được Thầy Nhất Hạnh đặt pháp danhPháp Đệ thì tất cả tăng ni khác đều cười… Thầy không hiểu, sau mới được giải thích rằng chữ Pháp Đệ có nghĩa là Em Trong Chánh Pháp, younger dharma brother…

Sư cô Diệu Nghiêm: người Ái Nhĩ Lan, học thiền từ Nhật Bản, đã du hành giảng pháp trước khi trở thành Giáo Thọ Làng Mai (1992).

Sư cô Kính Nghiêm: sanh và trưởng thành ở San Diego, Hoa Kỳ, xuất gia năm 15 tuổi (1998), đã trở thành một Giáo Thọ giỏi, giúp ích được nhiều bạn trẻ Việt và ngoại quốc chuyển hóa những vấn đề nan giải trong tâm.

Sư Cô Kính Nghiêm kể rằng năm 14 tuổi, sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử một ngôi chùa ở San Diego, được mẹ hối thúc dự một khóa tu ở Lộc Uyển giành cho thanh thiếu nine. Sư cô lúc đó không muốn tham dự, vì chỉ muốn vui chơi theo bạn hữu, thêm nữa tiếng Việt không hiểu nhiều, vào nghe Thầy Nhất Hạnh nói tiếng Việt sợ ngủ gục.

Mẹ Sư Cô nói là vào khóa tu có ngủ gục cũng được, vì ngủ giữa pháp hội cũng vô lượng phước đức hơn là ở ngoài.

Sư Cô Kính Nghiêm kể, vào dự khóa tu, tuy không hiểu hết, nhưng tự nhiên thấy say mê Đaọ Phật, nhất là khi nghe Thầy Nhất Hạnh nói về chuyển hóa đau khổ, Sư Cô nhớ tới những bạn nhiều sắc dân cùng trường ở San Diego hoặc lạm dụng thuốc, hoặc bị người khác lạm dụng, bị bạo hành… Sư Cô thấy thương cho 800 bạn học cùng trường, “tiếc là tụi bạn không được nghe pháp của Phật.” Thế là, hết khóa tu, Sư Cô nói với mẹ là xin xuất gia với Tu Viện Lộc Uyển để sau này sẽ hoằng pháp… Tiếng Việt cũng học nói và viết từ đây, và có những lúc Thầy Nhất Hạnh dạy tiếng Việt cho cô để đọc và hiểu.

Sư Cô Kính Nghiêm cũng kể một chuyện khi cô 15 tuổi, các sư chị trong tu viện biết Sư Cô Kính Nghiêm không hiểu tiếng Việt nên đã đẩy Sư Cô vào một tình huống bất ngờ… Sư Cô nói, chuyện này chỉ kể ở Trà Hội thôi, xin đừng kể ra ngoài phòng hội này.

Cũng cần ghi lại nơi đây lá thư Tùy Hỷ Công Đức, ký tên chung nhiều tăng thân vùng Nam Cali, trích như sau:

“Tùy Hỷ Công Đức

Suốt 10 năm trước khi thực tập thiền tại Làng Mai, anh Eire người Ái Nhĩ Lan chỉ nghĩ tới chuyện tự tử dù anh đang có việc làm, rất thành công trong nghề nghiệp. Bạn thân của anh đã tự tử hai năm trước đó. Em H. 16 tuổi, người Canadian gốc Việt, đã lội sông trầm mình vì thấy mình không thể học giỏi để vô được trường Y khoa theo ý nguyện của cha mẹ... Nhiều thanh niên ở lứa tuổi vị thành niên hay trên dưới 30 đã rơi vào tình trạng trầm cảm, sống trong đau khổ, vì sự thành công về vật chất không đủ để tâm thần họ bớt trống rỗng. Đa số tìm vui trong sự tiêu thụ vật chất hoặc tệ hơn, trong men rượu, trong ma túy hay đua đòi trai gái theo bạn bè... Thanh niên người Mỹ gốc Việt cũng không ngoại lệ, thêm nữa, họ còn phải chịu rất nhiều áp lực từ hai nền văn hóa khác biệt. Rất may mắn cho bạn trẻ nào biết tìm tới cách sống tỉnh thức của Làng Mai để học cách sống vui với hạnh phúc tự tâm.

Quý vị tăng ni Làng Mai hầu hết là những con ngườilý tưởng, nghiêm chỉnh tu hành. Quý vị đã “cắt ái từ thân”, từ bỏ nghề nghiệp và danh lợi cá nhân, sống cuộc đời thật sự thanh bạch để học đạo cứu khổ. Tại miền Nam California, tu viện Lộc Uyển (Escondido, cách Irvine hơn 60 miles) từ nhiều năm qua, đã là một mái ấm cho nhiều người nương tựa, nhất là rất đông các thanh thiếu niên đã về thực tập để biết cách làm mới thân tâm, sống hài hòa với gia đình, với đồng nghiệp và biết cách giải quyết tận gốc rễ các khó khăn.

Từ khi thành lập năm 2000, quý sư cô Lộc Uyển đã sống suốt 14 năm trong những căn nhà tạm chế rất thiếu tiện nghi so với khí hậu khắc nghiệt của miền thung lũng (rất nóng vào mùa hè và giá lạnh trong mùa đông). Từ năm ngoái, Phật tử bốn phương đã đóng góp công đức để xây lên một ni xá mới, với mong ước là quý sư cô được sống và sinh hoạt thoải mái, dễ dàng hơn đôi chút. Tuy nhiên quỹ xây dựng hiện nay vẫn còn thiếu khá nhiều.

Chúng tôi được biết quý vị là những người có trái tim nhạy cảm và lòng thương rộng lớn. Quý vị rất quan tâm tới tương lai của các thế hệ hậu sinh cũng như của con cháu mình, mong giới trẻ có một nơi như tu viện Lộc Uyển, để khi cần nương tựa về tinh thần họ có thể tìm tới thực tập cách sống an lành. Vậy nên chúng tôi tha thiết xin quý vị góp một bàn tay trong việc xây dựng ni xá cho tu viện Lộc Uyển. Chúng tôi thiết nghĩ việc đúc tuợng xây chùa, in kinh v.v... có công đức rất lớn, thì chuyện góp sức xây dựng tu viện để các vị tu sĩ an ổn tu họchành đạo hướng dẫn cho nhiều thế hệ tương lai, cũng là một phước đức “không thể nghĩ bàn”. Góp vào quỹ xây dựng tu viện, là chúng ta mở một “Trương mục tiết kiệm” về tâm linh cho người thân, đồng thời tạo phước đức cho cả gia đình.

Xin chân thành cảm tạ trái tim rộng mở của quý vị.

Thay mặt ban tổ chức

(Tăng thân Xóm Dừa - với sự hỗ trợ của các tăng thân Nụ Hồng, Rừng Sồi và Los Angeles)

Chi phiếu tùy hỷ góp công đức xây ni xá (được trừ thuế), xin đề rõ:

Thich Nhat Hanh Foundation - Memo: quỹ xây ni xá.

Xin gửi về địa chỉ của Xóm Dừa

10746 El Rubi Circle, Fountain Valley, CA 92708…”

Độc giả muốn tìm hiểu thêm, xin mời truy cập:

http://deerparkmonastery.org/

 

PHOTO:

 

Tăng Ni Làng Mai, từ phải: Thầy Pháp Đệ, Sư Cô Kính Nghiêm… và các vị khác.

Thư pháp, do Thầy Nhất Hạnh viết.

Nhạc sĩ Tâm Nguyên Trí đàn guitar…

Trong buổi Trà Hội.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.