Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại TP..HCM Nhận Định Về Phước Nguyên

07/03/20202:48 CH(Xem: 13626)
Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại TP..HCM Nhận Định Về Phước Nguyên
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM  TẠI TP.HCM
NHẬN ĐỊNH VỀ PHƯỚC NGUYÊN
Ng Huân
 
thich phuoc nguyenVừa qua, trên mạng xã hội và một số trang tin về Phật giáo đăng tải vụ việc một người được cho là “Đại đức Thích Phước Nguyên”, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (gọi tắt là Học viện), có những hành vi không trung thực, lặp lại nhiều việc, giả mạo thư giới thiệu của một vị giáo phẩm ở cố đô Huế để qua mắt chư vị tôn túc… gây xôn xao dư luận.

Theo nguồn tin của Báo Giác Ngộ, sự việc này không phải mới xảy ra, mà đã được các vị giáo phẩm liên hệ xác nhận. Gần đây, Nguyên Linh viết trên tài khoản facebook của mình, với tiêu đề “Thần đồng giáo pháp hay kẻ mượn danh sư”, cho biết người có bút danh “Phước Nguyên”, được cho dịch giả của nhiều bộ luận đồ sộ, các công trình nghiên cứu “nổi tiếng thế giới”, chính là Nguyễn Thành Long, sinh khoảng năm 1996, lớn lên ở tỉnh Bình Phước.

Năm 2013, Nguyễn Thành Long có xin vào ở Phước Duyên - Huế khoảng 5 tháng, chưa hề được thọ giới gì của người xuất gia tại đây. Cậu đã giả giấy tờ giới thiệu của một vị tôn túc và trộm khuôn dấu của vị này để đóng vào, giới thiệu vào TP.HCM làm “thị giả” cho Hòa thượng Tuệ Sỹ.

Thầy Hạnh Viên, đệ tử và người đang quản lý tùng thư Hương Tích, đảm trách việc ấn hành sách nghiên cứu của Hòa thượng Tuệ Sỹ, người trực tiếp liên quan đến Nguyễn Thành Long đã có phản hồi trên facebook. Theo đó, Thầy cũng xác nhậncho biết thêm khi phát giác vụ việc lừa dối của Long, Long đã khóc lóc xin sám hối, nhưng sau đó, “Long vẫn giữ cố tật gian dối”. Cuối cùng, Long đã bị đuổi khỏi chỗ Hòa thượng Tuệ Sỹ. Thầy cũng cho biết lúc ở đó, Long chưa học xong chương trình đại học nào, chưa thọ cả giới Sa-di.

Về việc yêu cầu xác nhận trong số đầu sách quá đồ sộ (so với tuổi và trình độ) của Thích Phước Nguyên đã xuất bản có tác phẩm nào nghi “đạo văn” của Hòa thượng Tuệ Sỹ, Thầy Hạnh Viên cho biết từng trả lời với TT.Thích Nhật Từ khi Thượng tọa đề nghị, rằng “Mấy việc ăn cắp đó theo tôi là lặt vặt không đáng quan tâm, không cần xác nhận, bởi đồ thật / giả trước sau gì người ta cũng biết. (…) Cái tôi cần quan tâm hơn là tư cách đạo đức của một người, mà lại là người xuất gia, mà gian xảo, lừa dối cả thầy của mình thì việc gì mà y không dám làm. Đó là điều quan trọng cần biết về con người này”.

Liên quan tới việc “Đại đức Thích Phước Nguyên” là giảng viên, giáo thọ sư được mời lên bục giảng dạy cho Tăng Ni sinh cấp cử nhân Phật học thuộc Học viện, cả hệ chính quy và đào tạo từ xa; thuyết giảng ở Báo Giác Ngộ; sách của Thích Phước Nguyên được chính thức đưa vào xuất bản chính thống của Viện Nghiên cứu Phật học VN, nhiều bạn đọc đã phản ánh, thắc mắc và đề nghị xác nhận.

Liên lạc với TT.Thích Viên Trí, Phó Viện trưởng Học viện (đặc trách đào tạo trước đây) cho biết “Thầy Thích Phước Nguyên” được TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng, Trưởng khoa Triết (nay với chức danh Phó Viện trưởng Thường trực) giới thiệunhân tài, “Tuệ Sỹ 2”, vào làm phụ giảng môn mà Thượng tọa đảm trách của khoa này năm 2019, không phải là giảng viên chính thức của Học viện do Hội đồng Điều hành mời.

Trao đổi về vấn đề này với Báo Giác Ngộ, TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện cho biết Phước Nguyên chỉ là phụ giảng cho Thượng tọa môn "Thành duy thức luận", khoa Triết, khóa 12, về nguyên tắc chỉ được phụ giảng 15/45 tiết theo quy định của Học viện. Tuy nhiên, do Thượng tọa bận công việc trong Ban Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2019 nên Phước Nguyên đã “hưởng phước dạy thay thế" Thượng tọa hết môn này. Phước Nguyên cũng chưa hề có quyết định chính thức trong đội ngũ giảng viên của Học viện.

Thượng tọa cũng cho biết, sau khi được tin về sự không trung thực của Phước Nguyên, Thượng tọa đã gặp Thầy Hạnh Viên ở nhà sách Hương Tích để xác minh và đã trình Hội đồng Điều hành Học viện, quyết định chấm dứt việc mời phụ giảng tại Học viện từ tháng 8-2019 với người này.


Giãi bày với Báo Giác Ngộ, TT.Thích Nhật Từ xác định khi nghe Phước Nguyên nói đi tu từ nhỏ, là đệ tử của Hòa thượng Tuệ Sỹ, Thượng tọa đã tự ngộ nhận Phước Nguyên với một chú điệu chừng 5-6 tuổi mà Thượng tọa đã thấy khi đến thăm Hòa thượng mười mấy năm trước. (Thực ra đó là một người khác, vị này từng học ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM và đang học chương trình sau đại học cũng tại TP.HCM - PV)

TT.Thích Nhật Từ nhận lỗi của mình là vì muốn “nâng đỡ nhân tài” nên bỏ qua việc xác minh về con người của Phước Nguyên, chưa từng hỏi về việc thọ giới, mặc định là “đã thọ Tỳ-kheo vì ước chừng theo tuổi”, cảm tình qua các bài viết cũng như các cuốn sách của người này đã xuất bản, muốn nâng đỡ. “Đó là lỗi do sơ suất của tôi”, Thượng tọa nói.

Thượng tọa cho biết rất khó khăn khi trình bày và thuyết phục được Hội đồng Điều hành Học viện để cho Phước Nguyên vào phụ giảng môn của Thượng tọa đảm trách ở khoa Triết, phải “năm lần bảy lượt” mới được sự đồng ý, vì người này không có bằng cấp gì.

Vấn đề Phước Nguyên có những hành vi không trung thực, từ tháng 5-2019, quý Hòa thượng lãnh đạo Hội đồng Điều hành khi biết tin đã đưa ra họp Hội đồng Điều hành, nhắc nhở và yêu cầu các khoa xem xét, không để Phước Nguyên lên lớp phụ giảng bất cứ môn gì.

Hôm nay, 7-3, ĐĐ.Thích Giác Hoàng, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành kiêm Chánh Văn phòng Học viện, Trưởng khoa Đào tạo từ xa thông tin cho Báo Giác Ngộ biết Học viện chưa có một hợp đồng, quyết định nào bằng văn bản đối với Thích Phước Nguyên liên quan tới vai trò giảng viên, kể cả trợ giảng.

Trong chia sẻ của cư sĩ Tâm Diệu, sáng lậpđiều hành website Thư viện Hoa Sen, cư sĩ cho biết vì được giới thiệu bằng chứng “thầy Phước Nguyên” là giáo thọ sư, giảng viên của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM nên đã tin cậy về nội dung, giao quyền được đăng bài và cư sĩ chỉ xem qua rồi cho hiển thị, không ngờ người này lại có khuôn mặt ẩn khuất bên trong như vậy.

Việc bộ “A-tì-đạt-ma pháp uẩn túc luận” được cho là Phước Nguyên dịch và chú, in lần đầu năm 2016 (!), Nxb Hồng Đức in lần 1, 2018, phát hành với giá 250.000 đồng, thuộc chủ trương của Viện Nghiên cứu Phật học VN, như bìa sách đã thể hiện, HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN sau khi kiểm tra các trung tâm trực thuộc xác nhận không có điều đó.

Hòa thượng cũng cho biết việc đó là chủ trương của chùa Giác Ngộ (quận 10, TP.HCM) liên kết thực hiện. Hòa thượng trực tiếp liên lạc với TT.Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ và được Thượng tọa cho biết sách đó do chùa Giác Ngộ ấn tống. TT.Thích Nhật Từ cũng đã có lời sám hối với Hòa thượng vì sự tự ý để tên Viện Nghiên cứu Phật học VN vào bìa sách.

Đại diện Nxb.Hồng Đức - đơn vị cấp giấy phép cho các đầu sách của Phước Nguyên nói với Báo Giác Ngộ Nxb đã biết vụ việc từ đầu năm 2019, có liên lạc Thầy Hạnh Viên ở nhà sách Hương Tích, và ý của quý Thầy bên đó "không muốn làm lớn chuyện".

Hiện trên mạng internet có nhiều video Thích Phước Nguyên thuyết giảng, trong đó có nội dung được cho là giảng ở Báo Giác Ngộ làm bạn đọc thắc mắc, TT.Thích Tâm Hải, Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký tòa soạn Báo Giác Ngộ đã khẳng định chưa hề có việc như vậy. Có lẽ một số người nhầm giữa “chùa Giác Ngộ” với “Báo Giác Ngộ”.

Chùa Giác Ngộtự viện tọa lạc trên đường Nguyễn Chí Thanh, do TT.Thích Nhật Từ làm trụ trì. Còn Báo Giác Ngộ là cơ quan báo chí Phật giáo được thành lập năm 1975, hiện là cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, trụ sở tại số 85 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 - TP.HCM, do Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng làm Tổng biên tập.

Ng.Huân | Giác Ngộ Online





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/11/2021(Xem: 3674)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :