Thiền Chánh Niệm, Gặp Gỡ Chủ Nghĩa Tư Bản: Sự Thật Phức Tạp Về Ngành Thiền Trị Giá 1 Tỷ Đô La

26/07/202111:18 SA(Xem: 6141)
Thiền Chánh Niệm, Gặp Gỡ Chủ Nghĩa Tư Bản: Sự Thật Phức Tạp Về Ngành Thiền Trị Giá 1 Tỷ Đô La

THIỀN CHÁNH NIỆM,
GẶP GỠ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN:
SỰ THẬT PHỨC TẠP VỀ NGÀNH THIỀN TRỊ GIÁ 1 TỶ ĐÔ LA
Taylor Galla | Tịnh Thủy chuyển ngữ
Chủ nhật, ngày 25 tháng 7 năm 2021

ngoi thienNgành công nghiệp thiền chánh niệm [1] đã nhanh chóng bành trướng ở thế giới phương Tây trong thập kỷ qua, và thiền chánh niệm đã trở thành một nghi thức hợp thời hàng ngày. Thực hành thiền chánh niệm có thể giúp con người bình tĩnh tâm trí, xử lý cảm xúc, tập trung hơn trong công việc và giữ vững lập trường trong thời điểm hiện tại. Thiền ở dạng đơn giản nhất, đã tồn tại hàng thiên niên kỷ. Tuy nhiên, khi tập quán phương Đông này trở nên phổ biến hơn ở Hoa Kỳ thì tập quán này cũng bị ảnh hưởng bởi các lực lượng công nghiệp thông tin của chủ nghĩa tư bản. Trong ngành công nghệ tin học, thiền chánh niệm chỉ được coi là một hình thức biohacking* (tấn công sinh học) và giờ đây bạn có thể mua nhiều thiết bị, phụ kiện và ứng dụng thiền chánh niệm đã được thiết kế giúp bạn theo dõi các phản ứng sinh lý của bạn trong quá trình thiền.

Tôi thực hành thiền chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày của mình và mặc dù tôi không phải là chuyên gia, tôi tự hỏi liệu những thiết bị này có thực sự cần thiết hay không. Nếu mục đích thiền là để tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn, bạn thực sự có thể tìm thấy lối đi tắt chỉ bằng cách mua một số sản phẩm xa xỉ đắt tiền sao? Việc mua hàng hóa và tận dụng một phương pháp thực hành như thiền chánh niệm liệu có phản lại giá trị cốt lõi của thiền không? Liệu thế giới phương Tây có đang làm hỏng truyền thống thiền cổ xưa này, hay chỉ đơn giảnđiều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu hiện đại của cuộc sống trong một xã hội công nghệ thông tin?

Thành thật mà nói, tôi không biết câu trả lời cho những câu hỏi này, đó là lý do tại sao tôi muốn viết bài báo này. Hãy cùng tôi khám phá tình trạng của ngành công nghiệp thiền, ước tính trị giá hơn 1 tỷ đô la, vào năm 2021.

Lịch sử Thiền

Một cách ngắn gọn, thời điểm chính xác khi nào thiền được tạo ra vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có hai giả thuyết chính Thiền đến từ đâu và khi nào. Một số sử sách ghi chép lâu đời nhất là từ ​​Ấn Độ vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên đề cập đến cách thực hành mà họ gọi là "Dhyāna" hoặc "Jhāna", được dịch là "rèn luyện tâm hồn", hay “thiền định”. Thiền xuất phát từ nhánh Vệ Đà (Veda) của Ấn Độ giáo, nơi khởi nguồn của nhiều truyền thống cổ xưa được sử dụng trên khắp Ấn Độ.

Giả thuyết thứ hai cho rằng thiền xuất phát từ Trung Quốc, và nó được tham chiếu trong các sử sách ghi chép từ đầu thế kỷ thứ 3 và thứ 6 trước Công nguyên. Nó được liên kết với các trường phái tư tưởng của Đạo gia và Lão Tử (hay được gọi là Lão Tửthế giới phương Tây), một triết gia cổ đại nổi tiếng của Trung Quốc, người đã đề cập đến các kỹ thuật thiền định khác nhau trong các tác phẩm của mình.

Ngoài ra, có một số cá nhân nổi tiếng đã quảng cáo rằng đã đưa thiền vào tâm thức phổ biến - bao gồm Đức PhậtẤn Độ, Lão TửTrung Quốc và Dosho ở Nhật Bản. Cả ba đều là những nhân vật huyền thoại trong lịch sử thiền, và không một cá nhân hay phong trào tôn giáo nào chịu trách nhiệm về nguồn gốc của môn tu luyện này. Thiền ở dạng sơ khai nhất là để giữ cho bản thân tránh khỏi những nguồn đau khổ bao gồm ghen ghét, phân biệt, tham lam và các tệ nạn xã hội khác (nói chung là tham sân và si). Mặc dù không ai trong số những nhà lãnh đạo này có thể được kết luận là người sáng lập hoặc tạo ra thiền, nhưng tất cả họ đều đóng góp vào nó theo những cách riêng của họ. Và trong khi thiền có thể và nên được phát triển dựa trên nhu cầu của con người hiện đại, ở thế giới phương Tây, nó đã mang một hình thức khác biệt đáng kể mà một số người thực hành tin rằng trái ngược với các nguyên tắc cốt lõi của nó.

Thiền và thế giới phương Tây

Thế giới phương Tây bắt đầu biết đến thiền vào những năm 1700 sau khi một số văn bản triết học quan trọng của phương Đông được dịch sang các ngôn ngữ châu Âu. Những văn bản này bao gồm Áo Nghĩa Thư hay Phệ Đà (Upanishad) từ Ấn Độ được viết trong khoảng từ năm 800 đến 500 trước Công nguyên, Bhagavad Gita [2], một văn bản cổ bằng tiếng tiếng Phạn gồm 700 câu kệ của bộ trường ca Mahabharata.

Vào thế kỷ 18, thiền chỉchủ đề thảo luận của các triết gia nổi tiếng như Voltaire, những người đang khám phá các trường phái tư tưởng thay thế trong thời đại Khai sáng. Đến thế kỷ 19, các triết gia như Arthur Schopenhauer đã cho ra đời những tác phẩm triết học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tôn giáotư tưởng phương Đông. Nhà sư Ấn Độ giáo Swami Vivekananda đôi khi được cho là đã giới thiệu cho người Mỹ cách thực hành thiền định. Năm 1983, ông có một bài thuyết trìnhảnh hưởng tại sự kiện Nghị viện về các tôn giáo ở Chicago, và sau đó ông đã thực hiện nhiều bài giảng và lớp học cho những người Mỹ quan tâm đến thiền định. Cuối cùng, vào thế kỷ 20, thiền định trở thành một thú tiêu khiển chính thống hơn ở Hoa Kỳ, đồng thời, Phật giáo trở thành một tôn giáo phổ biến hơn ở các nước phương Tây.

Sự hiện diện của thiền ở Hoa Kỳ đã phát triển theo thời gian. Nó đã đi từ một khái niệm hoàn toàn mới thành một thứ mà các nhà khoa học đã nghiên cứu như một phương thuốc chữa các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhau như lo âu và trầm cảm. Nó đã đi từ một trụ cột của văn hóa hippie [2] và phong trào Thiền trở thành một phương pháp thực hành lâm sàng do các nhà trị liệutâm lý học chỉ định. Chánh niệm, một loại thực hành thiền định, là một thành phần chính của Liệu pháp Hành vi Nhận thức. Và giờ đây, thiền đã được Thung lũng Silicon và thế giới công nghệ nói chung áp dụng, nơi nó được tiếp thị như một giải pháp cho những kỳ vọng cạn kiệt của cuộc sống trong một xã hội tư bản và là một cách để tối ưu hóa bản thân cho nhiều công việc hơn nữa.

Nhiều công ty tổ chức các hội thảo về chánh niệmthiền định để giúp nhân viên của họ giảm căng thẳng và tập trung trong ngày làm việc, tuy nhiên các tổ chức tư bản này không nhất thiết phải áp dụng các nguyên tắc cốt lõi khác của Phật giáotriết học phương Đông. Những người theo chủ nghĩa thuần túy như tôi có một vấn đề với điều đó.

Ngành thiền có phải là Oxymoron [3] không? Sự thay đổi của thiền

Thiền đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết do nhu cầu tuyệt vọng của công chúngtìm kiếm sự an bình nột tâm, và cân bằng trong một thế giới ngày càng cảm thấy như nó hoàn toàn mất phương hướng. Không có gì là sai khi mong muốn tìm thấy sự yên tĩnh bên trong tâm của chính bạn. Tuy nhiên, trong một xã hội tư bản, nơi có cầu thì sẽ có cung, và không thể tránh khỏi dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tràn lan. Việc tư bản hóa thiền là có vấn đề. Hòa bình và an lạc tâm hồn không dễ dàng trở thành một thứ sản phẩm hàng hóa. Bạn không thể mua được sự bình yên bên trong nột tâm bạn.

Điều đáng nói là có rất nhiều sản phẩm bán trên thị trường thực sự giúp ích cho việc thiền định và theo suy nghĩ của tôi thì không có gì đi ngược lại với các giá trị cốt lõi của chính việc luyện tập. Đây là những phụ kiện như đệm thiền, gối ngồi thiền, sách tô màu dành cho người lớn và thậm chí cả các ứng dụng công nghệ thiền. Chánh niệmthiền định là hai việc thực hành rất riêng lẻ, và bất cứ điều gì bạn cần để có thể đạt được một vị trí an bình nội tâm hơn, cuối cùng đều đáng giá. Ngoài ra còn có các studio, các công ty tổ chức khóa tu nhập thấttrung tâm nhập thất đều kiếm tiền bằng cách tạo không gian cho thiền định và tôi không nghĩ rằng về cơ bản có điều gì sai trái với điều đó. Tuy nhiên, nếu nguồn gốc của sự mong muốn thiền xuất phát từ chỗ muốn tối ưu hóa bản thân để đạt được lợi ích tư bản, nâng cao địa vị của bạn trong mắt người khác hoặc đơn giản là để làm tê liệt cảm xúc, thì nguồn gốc của việc thực hành thiền đã bị xa rời.

David Forbes, tác giả cuốn Chánh niệm và những bất mãn của nó: Giáo dục, Bản thânChuyển đổi Xã hội, đã đặt biệt danh cho cách giải thích của phương Tây về chánh niệm là “McMindfulness” [4]- một giải pháp gây tê liệt (tâm trí hay tâm hồn) để đối phó với một xã hội tư bản mệt mỏi hơn là một cách để giảm bớt đau khổ. Một xã hội được xây dựng dựa trên năng suất không đổi để chứng minh giá trị bản thân, thay vì phát triển bản thân hoặc giúp đỡ người khác, đã đưa ra phương pháp thiền định như một giải pháp rất đắt tiền.

Forbes giải thích trong một bài viết có tựa đề “Chủ nghĩa tư bản đã chiếm lĩnh ngành chánh niệm như thế nào” cho tờ The Guardian rằng “Các ứng dụng thiền định kiếm tiền từ chánh niệm; Doanh thu của Headspace ước tính là 50 triệu đô la một năm và công ty được định giá 250 triệu đô la. Các doanh nghiệp này phục vụ cho Doanh nghiệp lớn, đã có lịch sử lâu đời. Thung lũng Silicon có một quả bóng sản xuất các ứng dụng chánh niệmlợi nhuận, công nghệ cao, có thể bán được trên thị trường như là một "đòn xâm nhập não" mà không có bằng chứng nào cho thấy chúng hữu ích ”.

Tôi phải thừa nhận rằng tôi cũng thấy nỗi ám ảnh của thế giới về công nghệ về “biohack”[5]. Chắc chắn, việc xoa dịu những thứ như lo lắng sẽ giúp bạn tập trung vào công việc, nhưng đặt thiền như một cách để “hack” cách của bạn nhằm đạt được hiệu quả tốt hơn những người khác dường như đi ngược lại với mục đích ban đầu của thiền. Mặc dù thực tế là như vậy, ngày càng có nhiều thiết bị, ứng dụng và các “đổi mới” công nghệ khác đang xuất hiện khi xu hướng này phát triển, cố gắng tận dụng sự tò mò của công chúng. Chúng tôi thậm chí đã xem xét một số thiết bị thiền này trên Spy.com trong quá khứ.

Biohacking, thiết bị đeo trên người và chánh niệm

Muse 2 Meditation HeadbandThế giới công nghệ đã say mê thiền định trong một thời gian. Trong một bài báo trên Wired năm 2013, tác giả Noah Shachtman giải thích cách các kỹ sư, doanh nhân và người sáng tạo trên khắp thủ đô công nghệ của thế giới đang “tiếp thu các truyền thống có hàng thiên niên kỷ và định hình lại chúng để phù hợp với văn hóa vô thần, định hướng mục tiêu, theo định hướng dữ liệu, phần lớn là vô thần của Thung lũng Silicon Valley. Quên đi quá khư; không màng đến tương lai hay niết bàn. Cộng đồng công nghệ của Bắc California muốn thu hồi vốn đầu tư vào thiền định. ”

Ông cũng lưu ý rằng “Nhiều người định hình nên ngành công nghiệp máy tính cá nhân và Internet đã từng là thành viên của phong trào phản văn hóa hippie. Vì vậy, mối quan tâm đến tín ngưỡng phương Đông được đưa vào thế giới công nghệ hiện đại. Steve Jobs đã dành hàng tháng trời để tìm kiế làm các bậc thầy ở Ấn Độ và về sau được một thiền sư Phật giáo làm chủ lễ kết hôn trong đám cưới của ông ”.

Shachtman viết: “Nhưng ở Thung lũng Silicon ngày nay, có rất ít sự kiên nhẫn đối với điều mà nhiều người cho là 'vớ vẩn của đám người hippie.' . Và những phát minh sau đó của họ phản ánh sự thay đổi ý tưởng đó. Mặc dù bài báo đó đã được viết cách đây gần 10 năm, mối quan hệ của Thung lũng Silicon với thiền địnhcạm bẫy của các tôn giáo phương Đông vẫn không thay đổi.

Với những chiếc tai nghe thiền chánh niệm như Muse và Flowtime, thế giới công nghệ đang tạo ra những sản phẩm mới để giúp bạn ngồi yên. Băng Muse theo dõi hoạt động não bộ của bạn và đồng bộ hóa nó với âm thanh của thời tiết để giúp bạn tăng cường sự bình tĩnh trong các buổi thiền. Flowtime theo dõi thông tin tương tự để bạn có thể xem lại “hiệu suất” thiền của mình sau mỗi buổi tập và xem bạn đang cải thiện như thế nào theo thời gian.

 

Chú Thích:

[1] Thiền Chánh Niệm (mindfulness)  một cách đơn giản, là khả năng nhìn rõ ràng, tránh xa những cách suy nghĩphản ứng thông thường. Khả năng nhìn rõ có thể được cải thiện bằng cách trau dồi sự chú ý mà không phán xét trong các hoạt động hàng ngày.

[2] Bhagavad Gita là một văn bản cổ bằng tiếng Phạn bao gồm 700 câu của bộ trường ca Mahabharata . Những câu này, sử dụng dạng thơ mỗi câu có năm âm tiết Sanskrit (chandas) với nhiều so sánhẩn dụ, mang nhiều tính thơ ca; và do đó tựa đề, dịch ra là "Bài hát của Đấng Tối cao" (hay "Chí Tôn ca"), của Bhagavan dưới hình dạng của Krishna. Cuốn sách này được xem là linh thiêng bởi đa số các truyền thống Hindu, và đặc biệt là những người theo Krishna. Trong ngôn ngữ thông thường nó thường được gọi là Gita

[2] Hippy hay Hippie là một thuật ngữ dùng để chỉ một văn hóa lối sống của thanh niên, phát sinh từ một phong trào tại Hoa Kỳ trong giữa những năm 1960 và sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới. Một bộ phận giới trẻ lúc đó trở nên bất mãn với những định ước xã hội đương thời, với tầng lớp trung lưu đang bị chi phối bởi chủ nghĩa tiêu dùngtư tưởng đàn áp. Họ phản đối chiến tranh, đề cao tự do, tình yêu, hòa bình, sự khoan dungbác ái. Họ chủ trương từ bỏ xã hội công nghiệp quay về với thiên nhiên. Câu nói nổi tiếng: “Make love, not war” cũng chính từ đây mà ra.

[3] Oxymoron (phép nghịch hợp) là cách kết hợp những từ ngữ mâu thuẫn nhau, hoặc có nghĩa đối nghịch, khó tưởng tượng là có thể đi chung với nhau, ví dụ cruel kindness, hoặc (theo ý mỉa mai của một số người) business ethics.

[4] McMindfulness được ứng dụng tại các tập đoàn công ty lớn, tương tự như loại thức ăn nhanh MacDonald, nó nhanh chóng, thuận tiện và đạt hiệu năng cao trong công việc.

[5] Biohacking (tấn công sinh họ) có thể được hiểu là bạn áp dụng các kiến thức sinh học có được để điều chỉnh và làm chủ sức khỏe hàng ngày của bạn. Nói rằng tấn công sinh học là làm thế nào để hack vào sinh học của chính bạn giành quyền kiểm soát các hệ thống trong cơ thể bạn mà bạn sẽ không bao giờ có quyền truy cập.


Bản gốc tiếng Anh: https://www.yahoo.com/lifestyle/mindfulness-meet-capitalism-complicated-truth-180048881.html


.








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/11/2021(Xem: 3680)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :