Cuộc Chiến Trận Với Đại Dịch Covid-19 Nhân Loại Thiếu Vắng Lãnh Đạo

07/08/20213:58 SA(Xem: 3580)
Cuộc Chiến Trận Với Đại Dịch Covid-19 Nhân Loại Thiếu Vắng Lãnh Đạo

CUỘC CHIẾN TRẬN VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19
NHÂN LOẠI THIẾU VẮNG LÃNH ĐẠO
(In the Battle Against Coronavirus, Humanity Lacks Leadership)
Nguyên tác: Thiền giả Yuval Noah Harari | Thích Vân Phong biên dịch

Nhiều người đổ lỗi toàn cầu hóa bởi đã gây ra đại dịch Covid-19, và cho rằng cách duy nhất để ngăn chặn mạnh mẽ hơn nữa, sự bùng phát của những cơn đại dịch hiểm ác như thế này là phi toàn cầu hóa thế giới. Rào chắn, bế quan tỏa cảng, giảm giao thương. Tuy nhiên việc cách ly ngắn hạn là cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh, cô lập dài hạn sẽ dẫn đến sụp đổ kinh tế, mà không mang lại bất kỳ sự đảm bảo thực sự nào trước những dịch bệnh lây nhiễm. Liều thuốc giải hữu hiệu trong phòng, chống Covid-19 không phải là chia rẽ, mà là đoàn kết.

1 spanish-influenza-1918-public-healthHình 1: Một trại cúm, nơi các bệnh nhân được “điều trị bằng khí sạch” vào năm 1918. Ảnh: Getty Images

Trước thời kỳ toàn cầu hóa, các trận dịch hiểm ác đã giết chết hàng triệu người. Thế kỷ 14, chưa có phi cơ hay du thuyền, thế nhưng Cái chết Đen đã lan rộng từ Đông Á đến Tây Âu chỉ trong vòng hơn một thập kỷ. Nó đã cướp đi sinh mạng từ 75 đến 200 triệu người – hơn một phần tư dân số lục địa Á Âu. Tại Vương quốc Anh, cứ mười người thì có bốn người chết. Dịch hiểm độc này, Thành phố Florence, dịch hiểm độc này đã cướp mất mạng 50.000 đến 100.000 thường dân.

Tháng 3 năm 1520, duy nhất chỉ có một vật chủ mang mầm bệnh đậu mùa theo con tàu Francisco de Eguía cập bến Mexico. Vào thời điểm đó, Trung Mỹ chưa có xe buýt hay xe ngựa. Thế nhưng đến mùa đông cùng năm, cơn đại dịch đậu mùa đã tàn phá toàn bộ vùng Trung Mỹ, dịch hiểm ác này ước tính đã cướp đi sinh mạng của một phần ba dân số vùng này.

Năm 1918, một loại dịch cúm đặc biệt cực độc dễ lây bằng cách nào đó lan rộng khắp hang cùng ngõ hẻm thế giới chỉ trong vài tháng. Nó đã lây nhiễm cho nửa tỷ người – hơn một phần tư nhân loại bấy giờ. Theo ước tính, dịch cúm độc hại này đã giết 5% dân số Ấn Độ. Trên đảo Tahiti, 14% dân số thiệt mạng vì dịch cúm. Trên đảo Samoa 20%. Nhìn chung, đại dịch đã cướp mất hàng chục triệu người – và có thể lên đến hàng trăm triệu – trong vòng chưa đầy một năm. Hơn cả số người bị giết trong 4 năm Đệ nhất Thế chiến tàn khốc.

Một thế kỷ sau năm 1918, nhân loại đã trở nên ngày càng dễ tổn thương hơn trước những cơn đại dịch do gia tăng dân số cùng với phương tiện giao thông hoàn hảo hơn. Các đại đô thị như Tokyo hay Mexico City mang các mầm bệnh săn béo bở hơn nhiều Florence thời trung cổ, và hệ thống giao thông toàn cầu ngày nay tốc độ cao hơn nhiều so với năm 1918. Một loại virus có thể từ Paris đến Tokyo và Mexico City chưa đầy 20 giờ. Vì vậy chúng ta nên chuẩn bị tâm thế sống trong một địa ngục truyền nhiễm, với hàng loạt bệnh dịch chết người nối đuôi nhau.

Tuy nhiên, tần suất dịch bệnh cùng những tác động đã giảm đáng kể. Bất chấp những đợt bùng phát dịch bệnh khủng khiếp như các đại dịch hiểm ác như AIDS hay Ebola, trong thế kỷ 21, tỷ lệ loài người chết do các dịch bệnh nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ thời đại nào kể từ thời Đồ Đá. Đây là rào cản kiên cố nhất để bảo vệ con người khỏi mầm bệnh không phải là sự cô lập – mà là thông tin truyền thông. Nhân loại đã chiến thắng dịch bênh bởi trong cuộc chạy đua vũ trang giữa mầm bệnh và các y bác sĩ, mầm bệnh chỉ nương nhờ khả năng đột biến mù quáng rủi ro, trong khi các y bác sĩ thì dựa vào những phân tích thông tin khoa học.

Chiến thắng trong cuộc chiến phòng chống mầm bệnh

 

Khi Cái chết Đen hoành hành vào thế kỷ 14, người ta không hề biết nguồn cơn và cách đối phó với nó. Cho đến trước kỷ nguyên hiện đại, con người thường đổ lỗi việc gây dịch bệnh cho thần linh hung dữ, những con quyrasc độc hay luồng độc khí, và thậm chí không mường tượng ra khả năng tồn tại vi khuẩn và virus. Người ta tin vào thần tiên, nhưng không tưởng tượng nổi một giọt nước thôi cũng ẩn chứa cả một chiến hạm những kẻ ăn thịt nguy hiểm chết người. Vì vậy, Cái chết Đen hay dịch Đậu mùa xảy ra, điều tốt nhất mà những bậc quyền cao chức trọng thời đó nghĩ đến được là tổ chức cầu nguyện tập thể đến các vị thần thánh khác nhau. Nó chẳng giúp được gì. Thậm chí, việc người ta tụ tập với nhau để cầu nguyện thường dễ gây ra sự lây nhiễm hàng loạt.

 

Thế kỷ về trước, các nhà khoa học, y bác sĩ trên khắp thế giới đã tập trung đóng góp thông tin và cùng nhau nỗ lực tìm hiểu được cả cơ chế hoạt động đằng sau các bệnh dịch và cách đối phó với chúng. Thuyết tiến hóa giải thích lý do và cách thức mà các dịch bệnh mới bùng phát và cách các dịch bệnh cũ trở nên lây lan nhanh hơn. Ngành di truyền học cho phép các nhà khoa học khám phá đến cả bản “quy trình hoạt động” của mầm bệnh. Nếu người thời trung cổ không bao giờ tìm ra nguyên do của Cái chết Đen, thì các nhà khoa học chỉ mất hai tuần để phát hiện chủng virus corona mới, giải mã gen chúng và phát triển một bộ thử đáng tin cậy để phát hiện người bị nhiễm.

 

Một khi các nhà khoa học hiểu được nguyên nhân gây ra dịch bệnh, việc chống lại chúng trở nên dễ dàng hơn nhiều. tiêm chủng, kháng sinh, cải thiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng y tế tốt hơn nhiều, đã cho phép nhân loại giành được ưu thế trước những kẻ sát thủ vô hình của mình. Năm 1967, bệnh đậu mùa vẫn lây nhiễm cho 15 triệu người và giết chết 2 triệu người trong số họ. Nhưng trong thập kỷ tiếp theo, một chiến dịch tiêm phòng bệnh đậu mùa trên toàn cầu đã thành công đến mức vào năm 1979, Tổ chức y tế Thế giới tuyên bố rằng nhân loại đã chiến thắng, và bệnh đậu mùa đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong năm 2019, không có mổ người nào bị nhiễm bệnh hoặc tử vong do bệnh đậu mùa.

 

Hãy bảo vệ biên giới của chúng ta

 

Lịch sử đã dạy ta những gì để đối phó với đại dịch virus corona hiện nay?

 

2 jfk-airport-international-departure-terminalHình 2: Một cảng khởi hành quốc tế vắng lặng tại Sân bay Quốc tế John F Kennedy tại New York ngày 07/03/21. Nhiều ngày sau, lo ngại trước dịch corona virus gia tăng, Tổng thống Trump tuyên bố hạn chế nhập cảnh từ châu Âu. Ảnh: Getty Images

 

Đầu tiên, lịch sử cho thấy bạn không thể bảo vệ mình bằng cách đóng cửa các biên giới hoàn toàn. Hãy nhớ rằng dịch bệnh lây lan nhanh chóng kể cả vào thời Trung Cổ, trước thời đại toàn cầu hóa. Ngay cả nếu bạn chỉ muốn giới hạn giao lưu toàn cầu ở mức như Vương quốc Anh vào năm 1348, thực ra vẫn chưa đủ. Thực sự để bảo vệ bản thân bằng cách cô lập thì quay trở lại thời Cổ không ích gì. Bạn sẽ phải quay lại hẳn thời Đồ Đá. Bạn làm được không?

 

Thứ hai, lịch sử đã chỉ ra rằng sự an toàn đích thực chỉ đến từ sự trao đổi thông tin khoa học đáng tin cậy và hợp tác toàn cầu. . . Hợp tác quốc tế rất cần thiết để đề ra cách thức cách ly hiệu quả. Cách ly và đóng cửa biên giới là thiết yếu để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh Nhưng khi sự nghi ngờ nhau bởi các quốc gia và mỗi quốc gia cảm thấy đơn phương, các chính phủ sẽ ngần ngại tiến hành các biện pháp đó. Nếu bạn phát hiện ra 100 trường hợp nhiễm virus corona ở quốc gia mình, liệu bạn có ngay lập tức phong tỏa toàn bộ các thành phố và khu vực? Điều này phần lớn thuộc vào bạn trông chờ gì ở nước khác. Phong tỏa thành phố có thể dẫn đến sụp đổ kinh tế. Nếu bạn nghĩ rằng các quốc gia khác – khả năng cao bạn sẽ dễ sử dụng cách này. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng các quốc gia khác sẽ bỏ rơi mình, bạn hẳn sẽ do dự cho đến khi quá muộn.

 

Điều quan trọng nhất mà người ta nên nhận ra về những cơn đại dịch như thế này là sự lây lan ở bất cứ quốc gia nào cũng sẽ đe dọa toàn bộ nhân loại. Đó là virus thì tiến hóa. Virus như corona bắt nguồn từ động vật, như dơi. Khi chúng chuyển sang người, đầu tiên chúng sẽ khó thích nghi với vật chủ. Trong khi nhân bội ở con người, đôi khi virus sẽ có đột biến. Hầu hết các đột biếnvô hại. Nhưng đôi khi đột biến này khiến virus dễ dàng lây lan  và kháng lại hệ miễn dịch con người hơn -  và chủng virus đột biến này sẽ lan nhanh chóng trong cộng đồng. Vì một người có thể mang đến hàng tỷ phần tử virus đang nhân lên liên tục, mỗi người bệnh sẽ cho bầy đàn virus hàng tỷ cơ hội mới để thích ứng với con người. Mỗi người vật chủ như một chiếc máy phát ra cho bầy đàn virus lên đến hàng tỷ - chúng chỉ cần thuận duyên để phát triển.

 

Đây không phải là suy đoán đơn thuần. Cuốn sách “Richard Preston’s Crisis in the Red Zone” (Khủng hoảng nơi Vùng đỏ) của tiểu thuyết gia Richard Preston đã miêu tả chuỗi sự kiện chính xác như vậy ở dịch Ebola năm 2014. Dịch bệnh bắt đầu từ khi virus Ebola nhảy sang người. Những phần tử virus này khiến người bệnh cực kỳ ốm yếu, nhưng chúng vẫn quen sống ở cơ thể dơi hơn là cơ thể người.  Điều khiến Ebola từ một căn bệnh khá hiếm trở thành một đại dịch là một đột biến nhỏ trong một đoạn gưn đơn lẻ của một phần tử virus trong một người, tại đâu đó trong vùng Makona Tây Phi. Đột biến này trao cho chủng virus Ebola biến đổi – được gọi là chủng Makona – nối kết với chất vận chuyển cholesterol của tế bào người. Bây giờ, thay vì cholesterol, những chất vận chuyển này kéo Ebola vào tế bào. Chủng Makona này dễ lây nhiễm hơn gấp bốn lần.

 

Trong khi bạn đang đọc những dòng này, một đột biến đang diễn ra ở trong một đoạn gen của một phần tử virus corona trong một người bệnh nào đó tại Tehran, thủ đô của Iran, Milano, một thành phố chính của miền bắc Ý hoặc Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nếu điều này đang xảy ra, nó sẽ là mối đe dọa không chỉ với các quốc gia Iran, Ý hay Trung Quốc, mà cũng là với chính tính mạng bạn. Mọi người trên toàn thế giới đều có chung một mục tiêu sống còn là ngăn virus corona có được cơ hội này. Và điều đó nghĩa là chúng ta cần bảo vệ mọi người trên mọi quốc gia.

 

Vào thập niên 1970, nhân loại đã đánh bại virus đậu mùa vì tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia đều được tiêm vaccine chống đậu mùa. Nếu chỉ một quốc gia không tiêm vaccine cho người dân mình thôi, cả nhân loại sẽ bị đe dọa, bởi nếu virus đậu mùa còn tồn tạitiến hóađâu đó, nó sẽ lại lây lan khắp mọi nơi.

 

Trong cuộc chiến chống virus, nhân loại cần bảo vệ chặt chẽ các cửa khẩu biên giới. Nhưng không phải biên giới giữa các quốc gia, mà là biên giới giữa thế giới loài ngườithế giới virus. Hành tinh này đang liên minh với vô số virus, và virus mới không ngừng tiến hóa nhờ vào đột biến gen. Làn ranh phân cách virus và con người nằm ngay trong từng cơ thể người. Nếu một “con” virus bằng cách nào đó vượt qua biên giới đó ở bất cứ đâu trên hành tinh, nhân loại sẽ lâm nguy.

 

Hơn một thế kỷ nay, nhân loại đã củng cố phòng tuyến ở mức chưa từng thấy. Hệ thống y tế hiện đại được dựng nên như bức tường ngăn biên giới, và các y tá,bác sĩ và nhà khoa học là những người lính canh tuần tra và đánh đuổi kẻ ngoại xâm. Tuy nhiên, những đoạn dài biên giới đã bị sơ hở trầm trọng. Có hàng trăm triệu người trên khắp thế giới đang thiếu dịch vụ y tế cơ bản. Điều này đe dọa đến tất cả chúng ta. Ta quen nghĩ về sức khỏe ở tầm mức quốc gia, nhưng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người Iran và Trung Quốc cũng giúp người Iran và Mỹ tránh khỏi đại dịch hiểm ác này. Chân lý đơn giản này hiển nhiên với tất cả mọi người, nhưng thật không may, nó lại xa lạ với ngay cả những con người quan trọng nhất trên  thế giới.

 

Một thế giới thiếu vắng lãnh đạo

 

3 donald-trump-coronavirus-national-emergencyHình 3: Tổng thống Trump rời bục sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong cuộc họp báo về virus coronavirus tại Nhà Trắng ở thủ đô Washington vào ngày 13/3. Alex Brandon — AP

 

Ngày nay nhân loại phải đối mặt với khủng hoảng khôn lường bởi đại dịch virus corona, do sự thiếu sự tin cậy giữa con người với nhau. Để đánh bại cơn đại dịch, người ta phải tin vào các chuyên gia khoa học, người dân phải tin chính quyền, các quốc gia phải tin tưởng lẫn nhau. Trong vài năm qua, những chính trị giatrách nhiệm chung với nhân loại toàn cầu, đã cố tình làm xói mòn niềm tin vào khoa học, vào cơ quan công quyền và vào hợp tác quốc tế. Hậu quảchúng ta đang đối mặt với cơn khủng hoảng này mà thiếu đi những bậc lãnh đạo quốc tế có thể kêu gọi, quy tụ tài trợ cho việc hợp tác ứng phó toàn cầu.

 

Hình 4: Các nhân viên an ninh đeo khẩu trang để phòng coronavirus (COVID-19) đi bộ dọc một con đường bên ngoài Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 18/3/2020. Ảnh: Reuters

 

Làn sóng đại dịch Ebola năm 2014, siêu cường quốc Hoa Kỳ đóng vai trò đó. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng đóng vai trò tương tự trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2008, để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế toàn cầu. Trong những năm gần đây, Mỹ đã thoái vị trí lãnh đạo toàn cầu. Chính quyền Mỹ hiện tại đã cắt giảm viện trợ cho các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, và tuyên bố với thế giới rằng nước Mỹ không còn bạn bè đích thực nào nữa – chỉ có lợi ích. Khi virus corona bùng phát, Mỹ đứng ngoài cuộc, và tránh né vai trò lãnh đạo. Thậm chí nếu rốt cuộc Mỹ có cố gắng đảm nhận vai trò lãnh đạo thì niềm tin vào Chính quyền Hoa Kỳ giờ đây đã xói mòn đến độ ít quốc gia nào sẵn sàng theo sau họ. Liệu bạn có đi theo sau một lãnh đạo mà khẩu hiệu của ông ta là “Tôi là trên hết”?

 

Khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại chưa khỏa lấp. Ngược lại thì đúng hơn. Tâm thế bài ngoại, biệt lập và bất tín giờ là điển hình của hệ thống quốc tế. Thiếu vắng niềm tin và sự đoàn kết toàn cầu, ta sẽ không thể chấm dứt dịch bệnh virus corona, và chúng ta có thể sẽ còn thấy nhiều dịch bệnh thế này trong tương lai. Nhưng mỗi khủng hoảng cũng là một cơ hội. Mong rằng dịch bệnh hiện nay sẽ giúp nhân loại nhận ra mối nguy cơ nghiêm trọng do sự bất hợp tác toàn cầu gây nên.

 

Lấy một ví dụ nổi bật, dịch bệnh có thể là cơ hội vàng cho Liên minh châu Âu (EU), lấy lại sự ủng hộ đã mất từ quần chúng trong những năm gần đây. Nếu những thành viên may mắn hơn trong EU nhanh chóng và hào phóng gửi tiền, trang bị và nhân viên y tế đến giúp những thành viên bị ảnh hưởng nặng nề, điều này sẽ minh chứng cho sự xứng đáng của lý tưởng EU hơn bất cứ bài diễn thuyết nào. Nếu, ngược lại mỗi quốc gia bị để mặc trong tình thế thân ai nấy lo, thì đại dịch này sẽ có thể là tiếng chuông cảnh báo cho Liên minh.

 

Trong thời điểm khủng hoảng này, điều quan trọng nhất là nhân loại phải tự mình phấn đấu vươn lên. Nếu trận dịch gây ra them bất hòabất tín giữa con người, virus sẽ thắng to. Khi con người tranh cãi – virus cứ thế mà nhân bội. Ngược lại, nếu dịch bệnh mang lại sự cộng tác toàn cầu khắn khít keo sơn hơn, đó sẽ là chiến thắng không chỉ trước virus corona, mà còn trước tất cả những mầm bệnh tương lai.

 

Nguyên tác: Thiền giả Yuval Noah Harari

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Time)



.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/11/2021(Xem: 3678)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :