Tinh Thần Lạc Quan Trong Mùa Covid

20/08/20211:00 SA(Xem: 6427)
Tinh Thần Lạc Quan Trong Mùa Covid

TINH THẦN LẠC QUAN TRONG MÙA COVID
Minh Mẫn

blankDịch đem lại chết chóc tan thương cho nhân loại; trước tình cảnh tử biệt sanh ly, không ai tránh khỏi nao lòng. Nhưng bi quan buồn thảm không giải quyết được gì.

Trên mạng thường xuất hiện nhiều tình cảnh đau xót, nhưng cũng không thiếu những clip hài hước. Những người khó tánh phê phán: “trước cảnh đau thương mà còn cười được, phải chăng là người ta đang xem thường nhau?”

Theo các nhà khoa học đo được,người có tần số rung động cao sẽ không làm suy yếu hệ thống miễn dịch, có thể lấn át các loại virus.

Những yếu tố nâng tần sô rung động cao  như:”yêu thương, mỉm cười, chúc phúc, cảm ơn, hài hước, vui tính, an lạc,ca hát, tập yoga, hào phóng, hy sinh cho nhau, tình thương với mọi loài và những điều tạo sự phấn chấn tâm hồn” thực phẩm cũng giúp chúng ta thêm thanh khiếtngũ cốc, rau xanh, trái cây…

 Ngược với những điều trên là tâm lý sợ hãi,ngờ vực,lo âu,, ganh tị,tham lam, căng thẳng, ám ảnh niềm đau trong quá khứ, chất chứa lòng hận thù, thường chỉ trích phê phán…

Hình ảnh Thường Bất Khinh Bồ Tát cho ta thấy tính khiêm hạ, an lạc, tự tại. Một Thiền sư bị vu oan vẫn điềm nhiên nhận lỗi, trước lời khen chê vẫn an nhiền điềm đạm. Tóm lại, các Thánh hạnh của bậc chân tu không có tâm thái tiêu cực, luôn vui vẻ.

Trong tình hình dịch bệnh đe dọa mạng sống từng giờ, sao ta không tạo cho mình tinh thần vui tươi an lạc, vì lo sợ đau buồn không giải quyết được gì mà còn đem lại tần số rung động tiêu cực ảnh hưởng hệ miễn dịch trong ta.Chia xẻ trước niềm đau mất mát không phải chỉ là sự đồng cảm,nghiêm túc. Dù trước mắt là sự chết chóc, người thường đau buồn, nhưng ta thầm vui mừng cho họ vừa trả xong một kiếp sống, cầu cho họ kiếp sau được thoát bao tai nạn đau khổ…Những điều mà thường nhân cảm thấy bất hạnh, ta nhìn mặt trái của bất hạnh là một may mắn vô cùng. Điều gì cũng có hai mặt gắn liền nhau, người tu là người đi ngược lại mọi cảm thọ của đời thường, từ đó an lạc luôn hiện diện trong ta thì sao gọi là xem thường cái đau của người khác. Ta có quyền chọn một thái độ sống, nên chọn cho ta thái độ tích cực an lạc trước mọi hoàn cảnh hơn là tiêu cực, ảm đạm.

Hài hước, vui vẻ, an lạcthái độ khôn ngoan của người tu Phật, từ hài hước vui vẻ phát sanh lòng từ đối với cuộc sống. Vì thế, sẵn lòng chấp nhận mọi tin vui, buồn, để không bị tác động của buồn vui, có thế tinh thần an lành là lực lượng tích cực giúp ta vượt khỏi mọi tác động của khổ đau, bởi cưộc đời vốn đã là đau khổ, rót thêm khổ đau vào lòng là tự mình dìm hệ miễn dịch trước cơn đại dịch.

Tinh thần tích cực giúp hệ miễn dịch tốt, tiêu cực làm suy yếu hệ miễn dịch, đó là nghiên cứu khoa học trong luận án Tiến sĩ của David R. Hawkins, được bác sĩ trị liệu Naturotheo, Tiến sĩ Harshai Sancheti, Násik Tổng họp.

 

MINH MẪN  19/8/2021


MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/11/2021(Xem: 3687)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :