Đức Đạt Lai Lạt Ma Lãnh Đạo Tinh Thần Tây Tạng Trở Thành Công Dân Danh Dự Của Budapest - Hoàng Nguyễn

19/09/201012:00 SA(Xem: 41798)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Lãnh Đạo Tinh Thần Tây Tạng Trở Thành Công Dân Danh Dự Của Budapest - Hoàng Nguyễn

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng
trở thành công dân danh dự của Budapest

Hoàng Nguyễn

ducdatlailama-budapest-01Ngày 18/9 Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận danh hiệu Công dân Danh dự của thủ đô Budapest trong khuôn khổ một buổi lễ trọng thểLãnh đạo tinh thần Tây Tạng không quên nhắc đến sự nghiệp của học giả Hungary Kőrösi Csoma Sándor, người biên soạn cuốn tự điển Tây Tạng - Anh đầu tiên vào đầu thế kỷ 19.

Quyết định của Chính quyền Budapest được đưa ra trong phiên họp toàn thể vào cuối tháng 8-2010 và như vậy, sau Rome, Paris, Varsava, Praha và Venise đến lượt Budapest trao tặng danh hiệu cao quý nhất của mình cho vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật giáo Tây Tạng.

Phát biểu trong buổi lễ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh: theo các sử gia, 200 triệu người đã thiệt mạng trong các cuộc chiến thế kỷ XX, nhưng các vấn đề của thế kỷ trước vẫn tồn tại cho đến nay. Do vậy, cần phải làm tất cả để thế kỷ 21 trở thành thế kỷ của hòa bình.

Theo Ngài, muốn đạt được điều đó, cần có những cuộc đối thoại và như thế, thế kỷ XXI cũng có thể trở thành thế kỷ của đối thoại. Tuy nhiên, Ngài cũng nói thêm rằng “hòa bình thế giới không tự nó đến: chúng ta phải tạo dựng nó”, và nếu con người có được sự bình an nội tại thì bằng điều đó, có thể thiết lập một nền hòa bình thế giới.

Nhắc đến những dị biệt, những lợi ích đối lập, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng bao giờ cũng tồn tại những điều đó, nhưng cần trực diện với vấn đề này một cách chân thành và hòa hiếu, và Ngài gọi đó là “sự đối thoại trực diện”. “Chúng ta cần tìm ra những phương pháp để xử lý những vấn đề này một cách phi bạo lực”.

Cũng trong phát biểu, Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định: cần cởi mở, thẳng thắn để hóa giải căng thẳng giữa những con người vì “tất cả chúng ta đều là công dân của hành tinh này (...), chúng ta thuộc về một gia đình”. Nhắc đến Budapest, Ngài cho rằng tính chất đa văn hóa của thành phố là một lợi thế trong sự thiết lậpchuyển giao sự cởi mở.

Trong dịp này, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nhắc đến sự nghiệp của học giả Hungary Kőrösi Csoma Sándor, người biên soạn cuốn tự điển Tây Tạng - Anh đầu tiên vào đầu thế kỷ 19 và coi đó là một “hành động vĩ đại”.

dalailama-budapest-01Về phía chính quyền Budapest, thị trưởng Demszky Gábor khẳng định: quan điểm sống của Đức Đạt Lai Đạt Ma được đặt trên cơ sở sự kiên tâm và lòng khoan dung, góp phần “củng cố đức tin của chúng ta, khiến chúng ta tin rằng dựa trên các giá trị cơ bản, có thể tạo dựng sự đối thoại và cảm thông lẫn nhau giữa những truyền thống tinh thầnvăn hóa xuất phát từ các hệ quan điểm khác nhau”.

Ông Demszky nhấn mạnh: việc thực hiện những huấn thị của Ngài hoàn toàn không dễ dàng, cũng như việc trực diện với bản thân của mỗi người. Tuy nhiên, theo ông, Đức Đạt Lai Lạt Ma, “bằng sự đoàn kết với cả nhân loạicuộc đời mẫu mực của mình, đã chứng tỏ rằng tất cả những điều này là có thể và xuất phát từ lẽ tự nhiên của vạn vật”.

Ngày mai (20/9), Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có cuộc viếng thăm và phát biểu tại Quốc hội Hungary. Dân biểu Ékes József - thành viên đảng cầm quyền Liên đoàn Thanh niên Dân chủ FIDESZ, chủ tịch Hội Ái hữu Hungary - Tây Tạng trực thuộc Quốc hội Hungary - cho hay : tại Hội nghị thế giớiTây Tạng tổ chức tại Rome năm 2009, ông đã trao thư mời của Hội Ái hữu cho Đức Đạt Lai Lạt Ma để nhấn mạnh một lời mời trước đó của Hội.

Tại Quốc hội Hungary, người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng sẽ gặp gỡ 25 dân biểu trong Hội Ái hữu, sau đó Ngài sẽ được các nghị sĩ và một số khách mời khác tiếp đón tại Phòng Thượng viện của Nhà Quốc hội. Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có một bài phát biểu 20 phút về Tây Tạng và sứ mệnh của Ngài, rồi sẽ trả lời các câu hỏi và tổ chức họp báo trong Quốc hội Hungary.

Cạnh đó, Ngài cũng sẽ có cuộc đàm đạo với mục sư gốc Hungary Tőkés László, hiện sống tại Romania và đang giữ cương vị phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu.

Kể từ lần đầu tiên năm 1982, đây là lần thứ 7 Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm Hungary. 22.400 vé tham dự hai buổi thuyết giảng của Ngài vào thứ Bảy và Chủ nhật tại Cung Thể thao Sportaréna (Budapest) đã được bán hết từ nhiều tháng trước cho những người ái mộ Ngài đến từ 32 quốc gia - để đáp ứng nhu cầu của rất nhiều người không mua được vé, Ban tổ chức đã phát nội dung các buổi giảng trên mạng Internet. Đồng thời, tại hiện trường, một triển lãm ảnh cũng được tổ chức về lịch sử và nền văn hóa Tây Tạng.
(RFI)

Hình thứ 2 từ trên xuống dưới:
Đức Đạt Lai Lạt Ma được chào đón bởi các thiếu nữ Phật Tử Hungary
khi ngài về đến khách sạn Budapest, Hungary, Friday, Sept. 17, 2010.
(AP Photo/MTI, Tamas Kovacs)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.