Top-10 List Of Best Buddhist Books 2010 [Danh Sách 10 Tác Phẩm Phật Giáo Hay Nhất Trong Năm 2010]

07/12/201012:00 SA(Xem: 57886)
Top-10 List Of Best Buddhist Books 2010 [Danh Sách 10 Tác Phẩm Phật Giáo Hay Nhất Trong Năm 2010]

TOP-10 LIST of BEST BUDDHIST BOOKS 2010
[Danh sách 10 tác phẩm Phật giáo hay nhất trong năm 2010]
www.Squidoo.com

phatgiao01These books explain Buddhism for a modern Western audience. They generally focus on the practical aspects of Buddhism: how to live your life well and meditation.

[Những tác phẩm nầy giải thích đạo Phật cho độc giả Tây phương hiện đại. Những độc giả nầy thường chú trọng đến những khía cạnh thực tiễn của đạo Phật là làm sao sống tốt lànhthực hành thiền định như thế nào]


When I started this page, I based it on what sold on Amazon.com and what got good ratings there. However, a year later I've updated it to list what sells best on this page. That means the order of the books has been changed and here and there some books have moved off the top 10.

[Khi khởi đầu trang (điện tử trên Internet) nầy, tôi căn cứ trên tác phẩm nào được bán trên Amazon.comtác phẩm nào được bình chọn cao. Tuy nhiên, một năm sau đó, tôi cập nhật danh sách nầy bằng cách xem tác phẩm nào được bán nhiều nhất. Điều nầy có nghĩa là thứ tự “hay nhất” có thay đổi, và đó đây, có những tác phẩm đã ra khỏi danh sách “Top 10” nầy]

phatgiao021- The Heart of the Buddha's Teaching

[Tâm điểm lời Phật dạy]

Thich Nhat Hanh

The basic teachings of Buddhism explained by Thich Nhat Hanh. While he follows the traditional topics (the Four Noble Truths, the Noble Eightfold Path, the Twelve Links of Interdependent Co-Arising etc.) his style is fresh and practical.
[Thầy Thích Nhất Hạnh giải thích những lời dạy căn bản của đạo Phật. Tuy tác giả đề cập đến những chủ đề truyền thống (như Tứ Diệu đế, Bát Chánh đạo, Thập nhị Nhân duyên, …), nhưng phong cách giải thích của tác giả thì tươi mát và thực tiễn.]

 

phatgiao032- Peace Is Every Step - The Path of Mindfulness in Everyday Life

[An bình trong từng bước đi – Con đường Tỉnh thức trong Đời sống hàng ngày]

Thich Nhat Hanh

One of the two most popular Buddhist teachers today (surpassed only by the Dalai Lama): Thich Nhat Hanh has a very simple style - but communicates the most practical and deep truths about how life works and how we can find peace for ourselves and love for all beings.

[Là một trong hai vị Thầy dạy đạo Phật được ưa thích nhất hiện nay (chỉ đứng sau Đức Đạt Lai Lạt ma), Thầy Thích Nhất Hạnh dạy bằng một phong cách rất đơn giản nhưng lại truyền đạt những chân lý thực tiễn và sâu sắc nhất về sự vận động của cuộc sống, và làm thế nào để chúng ta tìm được an bình cho bản thânyêu thương cho mọi chúng sanh]

phatgiao043- Buddhism Plain and Simple 

[Đạo Phật đơn sơ và giản dị]

Steve Hagen

In this book Steve Hagen puts the essence of Zen Buddhism in simple words - deceptively simple. Reading a page a day would not be too little. One should let the words sink in, instead of wanting to read page after page like a novel.

Steve teaches Buddhism as we many people love to see it: as a practical spiritual system, not a belief system or a religion.

[Trong tác phẩm nầy, Steve Hagen trình bày tinh túy của Thiền Phật giáo bằng những ngôn từ đơn giảnđơn giản một cách đáng ngờ. Mỗi ngày đọc một trang thì sẽ không ít đâu. Hãy để những con chữ thấm vào ta thay vì đọc hết trang nầy sang trang khác như đọc một cuốn truyện. Steve dạy đạo Phật như nhiều người trong chúng ta thích thấy như thế: như một hệ thống tâm linh thực tiễn chứ không phải một hệ thống tín điều hay một tôn giáo.]

phatgiao054- Buddhism for Beginners 

[Đạo Phật cho Người mới nhập môn]

Thubten Chodron

The second woman on our list - also a real Buddhist teacher this time. Thubten Chodron introduces Buddhism, and dispels many of the misconceptions around it. It is probably no coincident that Thubten Chodron and Pema Chodron are both from the same Tibetan Buddhist lineage.

[tác giả nữ thứ nhì trong danh sách – và lần nầy cũng là một giảng sư Phật học, Thubten Chodron giới thiệu đạo Phật, và xua tan nhiều ngộ nhận về Phật giáo. Cho nên có lẽ không phải tình cờ mà Thubten Chodron và Pema Chodron đều xuất thân từ cùng một dòng Phật giáo Tây Tạng]

phatgiao065- The Illustrated Encyclopedia of Buddhist Wisdom - A Complete Introduction to the Principles and Practices of Buddhism

[Từ điển Bách khoa có Minh họa về Trí tuệ Phật giáo - Một dẫn nhập toàn diện vào những Nguyên lý và Hành trì trong đạo Phật]

Gill Farrer-Halls

Gill Farrer-Halls gives an excellent introduction into both Theravada and Mahayana Buddhism. The word 'encyclopedia' is probably not well chosen, but otherwise there's good reason why my readers often end up buying this book. The many illustrations make the hardcover edition a great gift idea as well.

[Gill Farrer-Halls trình bày một dẫn nhập xuất sắc về Phật giáo Nguyên thủyPhật giáo Đại thừa. Từ “Từ điển Bách khoa” có lẽ dùng không được chỉnh lắm, nhưng ngoài chuyện đó, những độc giả của tôi đã có lý do đúng đắn dể cuối cùng mua tác phẩm nầy. Nhiều bức minh họa cũng đã làm cho tác phẩm bìa cứng nầy trở thành một món quà tuyệt vời]

phatgiao076- In the Buddha's Words - A Great Anthology of Discourses from the Pali Canon

[Từ lời Phật dạy - Một Hợp tuyển vĩ đại những bài Pháp từ Tạng Pali]

Editor/Biên tập: Bhikkhu Bodhi, Foreword/Dẫn nhập: The Dalai Lama

 Buddha quotes from the Pali Canon (that is: the oldest Buddhist texts) organized by topic. This book will get you as close as possible to what the Buddha really said about important topics like sorrow, realization, ethics, meditation and wisdom.

[Trích dẫn lời Phật dạy từ Tạng Pali (vốn là bản kinh Phật giáo cổ nhất) được sắp xếp theo đề mục. Tác phẩm nầy sẽ giúp bạn đọc đến gần nhất những gì Phật thật sự giảng dạy về các chủ đề quan trọng như phiền não, nhận thức, đạo đức, thiền định và trí huệ.

phatgiao087- Awakening the Buddha Within - Tibetan Wisdom for the Western World

[Đánh thức vị Phật bên trong – Trí huệ Tây Tạng cho Thế giới Tây phương]

 Surya Das

Lama Surya Das wrote a classic that helped popularize Buddhism in the West. It's often quoted & still a great introduction to the meditative core of Buddhism for ordinary people in the modern world.

[Lạt ma Surya Das viết một tác phẩm cổ điển để giúp phổ biến đạo Phật vào thế giới Tây phương. Tác phẩm nầy thường được trích dẫn và vẫn là một dẫn nhập tuyệt vời về cốt lõi thiền định của đạo Phật cho người bình thường trong thế giới hiện đại]

 

phatgiao098- Buddhism for Mothers - A Calm Approach to Caring for Yourself and Your Children

[Đạo Phật cho người Mẹ – Một tiếp cận Êm đềm để Săn sóc Mẹ và Con]

Sarah Napthali

Sarah Napthali writes about her experience of trying to practice Buddhism while raising kids. She finds ways to calm her kids in a supermarket, but she also shares her annoyance at having to spend hours entertaining kids. Realistic, entertaining and an inspiration to any parent (yes: mom OR dad).

[Sarah Napthali viết về kinh nghiệm trong những nỗ lực của bà khi vừa hành trì Phật pháp vừa nuôi con. Bà tìm ra cách để dỗ dành con bà trong một siêu thị, nhưng bà cũng chia sẽ với chúng ta về nỗi bực mình phải mất mấy giờ để vui đùa với con. Nội dung tác phẩm thì thực tiễn, thú vị và là một niềm hứng khởi cho bất kỳ bậc cha mẹ nào (vâng: mẹ HAY cha)]

phatgiao109- Taking the Leap: Freeing Ourselves from Old Habits and Fears 

[Nhãy tới trước: Giải thoát chúng ta khỏi Thói quenSợ hãi]

Pema Chodron

This gently encouraging book by popular teacher Chodron (When Things Fall Apart; The Places That Scare You) applies Buddhist wisdom to the problems of deeply ingrained reactions. An American Buddhist nun in the lineage of Tibetan master Chogyam Trungpa, she writes that we already have what we need to change and heal. Chodron focuses on the preverbal moment-called shenpa in Tibetan-in which individuals are hooked into harmful stories, emotions and actions within the flux of their experiences. Clear descriptions of how this process works are accompanied by simple techniques to begin to break the cycle.

This short guide provides valuable tools for change in uncertain times.
[Tác phẩm để động viên một cách nhẹ nhàng nầy của Thầy Chodron nỗi tiếng (với các tác phẩm When Things Fall Apart; The Places That Scare You) đã áp dụng trí tuệ Phật giáo để giải quyết những vấn đề nãy sinh từ các phản ứng đã ăn rễ quá sâu trong tâm thức. Là một Ni sư Phật giáo Mỹ trong dòng tu Tây Tạng của ngài Chogyam Trungpa, tác giả cho rằng chúng ta đã có những gì chúng ta cần để thay đổi và trị liệu. Tác giả Chodron chú trọng đến giai đoạn chưa thốt thành lời - tiếng Tây Tạng gọi là shenpa – khi mà mỗi cá nhân còn bị dính vào những chuyện, những xúc cảm và những hành động tác hại trong dòng chảy kinh nghiệm của họ. Những mô tả rõ ràng về quy trình vận động (của dòng chảy đó) như thế nào, kèm theo những kỹ thuật đơn giản để bẽ gãy chu trình nầy. Cuốn sách chỉ dẫn ngắn nầy cung cấp các công cụ quý giá để chúng ta thay đổi trong thời đại bất trắc hôm nay.] 

phatgiao1110- How to Practice : The Way to a Meaningful Life 

[Hành trì như thế nào: Con đường dẫn đến một Đời sống có Ý nghĩa]

The Dalai Lama

The Dalai Lama, a formidable teacher, presents a way that is the middle way, but not necessarily the easy way. Because the spiritual leader of Tibetan Buddhism has a natural gift as well as the translating and publishing resources that makes his teachings accessible, it is easy to forget the rigor and depth of those teachings. Too, Buddhism so often appears in the West as a system of daily behavior and practice that it is also easy to overlook the compelling intellectual challenge it presents to the Western understanding of reality. His Holiness starts on familiar Buddhist ground (morality of action, suffering, compassion) and chapter by chapter adds doctrine and complexity until teachings from the heights of imaginative Tantra and Tibetan deity yoga are being explicated.

For the uninitiated the climb is steep, and those seeking general ethical guidance would do better with an easier text (His Holiness has written those, too). For the serious, however, the Dalai Lama offers elegant clarity about the paradoxes at the heart of Buddhism including the central Heart Sutra itself, the teaching of form-is-emptiness and about the intellectual intricacy of Buddhist teachings.

[Đức Đạt Lai Lạt Ma, một vị thầy tuyệt diệu, trình bày một con đường gọi là trung đạo, nhưng con đường nầy không bắt buộc phải là một con đường dễ dàng. Tại vì vị lãnh đạo tâm linh của Phật giáo Tây Tạng nầy có một khả năng tự nhiên cũng như có những nguồn lực diễn tảphổ biến làm cho những lời dạy của Ngài trở nên gần gũi, [nên] nhiều khi làm ta dễ dàng quên đi tính nghiêm mật và độ sâu sắc của những lời dạy nầy. Cũng vậy, Phật giáo thường xuất hiện ở phương Tây như một hệ thống ứng xử và thực hành đời thường, làm cho ta dễ bỏ qua những thách đố tri thức dục dã mà giáo pháp nầy trình bày cho một sự thông hiểu thực tế theo cung cách Tây phương. Ngài bắt đầu cuốn sách bằng những khái niệm nền móng quen thuộc của Phật giáo (như đạo đức của hành động, khổ, từ bi) rồi hết chương sách nầy đến chương sách khác, Ngài thêm [nội dung của] học thuyết và sự phức tạp cho đến khi những lời dạy từ tầm cao của các Tantra giàu tưởng tượng và những thần ý Yoga Tây Tạng được giải thích rõ ràng.

Cho những độc giả chưa được khai tâm, [đọc cuốn sách nầy] như trèo một con dốc, và cho những ai đi tìm một chỉ dẫn đạo đức chung chung, họ nên tìm những cuốn viết dễ hơn (Ngài cũng có viết loại dễ đọc nầy nữa). Tuy nhiên, cho những ai nghiêm túc hơn, Ngài diễn tả một cách thanh lịchtrong sáng về những nghịch lý tâm điểm của Phật giáo, kể cả Tâm Kinh, hữu tướng vô tánh, và sự phức tạp tri thức của giáo pháp nhà Phật.]

Trí Tánh Đỗ Hữu Tài

California 12/2010

 [Nguồn: http://www.squidoo.com/books-buddhism ]

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.