Thư Viện Hoa Sen

Sn 5.16 Pingiya-manava-puccha Các Câu Hỏi của Pingiya

28/10/201810:14 SA(Xem: 3176)
Sn 5.16 Pingiya-manava-puccha Các Câu Hỏi của Pingiya
NGUYÊN GIÁC
Dịch Việt & Chú Giải
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Sn 5.16: PINGIYA-MANAVA-PUCCHA

CÁC CÂU HỎI CỦA PINGIYA

 

 

Kinh này, Đức Phật dạy hai pháp trong hai bài kệ, pháp nào cũng tới giải thoát.

Trong Kệ 1121, Đức Phật dạy là phải buông bỏ sắc pháp (form). Hoàn toàn không có nghĩa buông bỏ cõi sắc (form realms / rupa dhatu), vì ngay cả nếu vào cõi vô sắc (formless realm / arupa dhatu), là cũng sẽ luân hồi sinh tử; huống gì chúng ta đang ở cõi dục (desire realm /kama dhatu).

Như vậy, từ bỏ sắc pháp hiểu ngầmbuông bỏ cả sắc (thanh, hương, vị, xúc, pháp) – tức là buông bỏ cái được thấy (cái được nghe, cái được ngửi…). Buông bỏ, nghĩa là không dính vào, không ưa hay ghét. Tức là, bài Kệ 1121 là phiên bản khác của Kinh Bahiya.

Trong Kệ 1121, HT Minh Châu dịch: Hãy từ bỏ sắc pháp/ Chớ đi đến tái sanh.

Bodhi dịch: abandon form for an end to renewed existence.

Anandajoti dịch: must give up form, and not come into existence again

Khantipalo dịch: let go these forms for not again becoming.

Sujato hiệu đính cho di cảo Khantipalo: let go this bodily form so as not to be reborn.

Rồi khi ngài Pingiya hỏi thêm lần nữa, Đức Phật dạy bài Kệ 1123, rằng hãy buông bỏ tham (hiểu là, chớ nghĩ rằng có cái gì là cái-của-tôi).

 

Tóm lược ý kinh: Chớ tham sắc thanh hương vị xúc pháp.

Kinh này gồm các bài kệ từ 1120 tới 1123.

 

1120. [Pingiya] Con đã già, sức yếu, hình dung tiều tụy, mắt mờ, tai khó nghe – xin chớ để con chết khi còn trên đường chưa tới. Xin dạy con Pháp để con hiểu được, về cách vượt qua sinh già.

 

1121. [Đức Phật] Hỡi Pingiya. Nhìn thấy người ta bị tổn thương bởi sắc pháp (cái được thấy), họ sống phóng dật, bị tổn thương bởi sắc pháp, do vậy Pingiya hãy tinh tấn, buông bỏ sắc pháp để kết thúc cuộc tái sanh.

 

1122. [Pingiya] Trong bốn hướng chính, bốn hướng phụ, trên và dưới: trong 10 phương này, không có gì ngài không thấy, nghe, cảm thọ, nhận biết; xin ngài dạy con Pháp để con nhân biết được, buông bỏ cả sinh và già nơi đây.

 

1123. [Đức Phật] Hỡi Pingiya. Nhìn thấy nhân loại, nạn nhân của tham, bị hành hạ, bị tuổi già đè bẹp – do vậy, Pingiya hãy tinh tấn, buông bỏ tham và không trở lại tái sanh nữa.

 

Hết Các Câu Hỏi của Pingiya

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: