Kinh Tập

07/04/20225:28 SA(Xem: 2259)
Kinh Tập
TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI - VIỆT – TẬP 29 
SUTTANTAPITAKE KHUDDAKANIKĀYE 
SUTTANIPĀTAPĀLI 
TẠNG KINHTIỂU BỘ
KINH TẬP 
ĐIỀU HÀNH TỔNG QUÁT: Tỳ Khưu Indacanda 
PHỤ TRÁCH PHIÊN ÂM & PHIÊN DỊCH: - Tỳ Khưu Indacanda (Trương Đình Dũng) 
PHỤ TRÁCH VI TÍNH: - Tỳ Khưu Đức Hiền (Nguyễn Đăng Khoa
PHỤ TRÁCH IN ẤN & PHÁT HÀNH: - Tỳ Khưu Tịnh Đạt (Huỳnh Minh Thuận) - Tu Nữ Mỹ Thúy (Huỳnh Kim Lan) 
KINH TẬPPDF icon (4)KINH-TẬP

Về nội dung, tập Kinh Suttanipātapāḷi – Kinh Tập trình bày về một số giáo lýphương pháp tu tập từ thấp lên cao theo nhiều khía cạnh. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một số bài Kinh đề cập đến những phần giáo lý quan trọng:

- Tán dương phẩm chất cao đẹp và hạnh sống đơn độc của hàng xuất gia được mô tả ở Kinh Khaggavisāṇasuttaṃ – Sừng Tê Ngưu. Sự đơn độc này được ví với cái sừng (visāṇa) của loài tê ngưu, bởi vì loài thú này chỉ có độc nhất một cái sừng ở mũi, thay vì hai sừng ở trên đầu như các loài thú khác.

- Một số tiêu chuẩn để đánh giá các hạng người ở thế gian đã được trình bày và giải thích: Điển hình như bốn hạng Sa-môn, cụ thể là bốn hạng tỳ khưu trong Giáo Pháp của Ngài, gồm có: hạng chiến thắng Đạo Lộ, hạng thuyết giảng Đạo Lộ, hạng sống theo Đạo Lộ, và hạng làm nhơ Đạo Lộ, qua đó người cư sĩ tại gia cần có sự sáng suốt xác định để giữ vững niềm tin trong việc tu học của mình (Cundasuttaṃ – Kinh Cunda). Ngài đã nêu lên mười hai yếu tố là tiền đề khiến cho con người bị đọa lạc, phải lìa xa thế giới hạnh phúc (Parābhavasuttaṃ – Kinh Thoái Hóa). Kế đến, Ngài đã xác định cách thức để nhận biết một người hạ tiện và các pháp tạo thành người hạ tiện là do hành động của người ấy chứ không phải do dòng dõi hạ sanh (Vasalasuttaṃ – Kinh Người Hạ Tiện).

- Một số giáo lý cao siêu có liên quan đến các phẩm chất cần thiết cho sự chứng ngộ cũng đã được ghi lại ở tập Kinh này, ví dụ như sự trong sạch của thân-khẩu-ý, sự xa lánh ngũ dục, sự tu tập về Giới-Định-Tuệ, v.v... (Hemavatasuttaṃ – Kinh Hemavata). Nhiều giáo lýtính chất ngắn gọn, súc tích được thấy ở câu trả lời của đức Phật cho Dạ-xoa Āḷavaka, đơn cử là câu kệ 190 xác định phẩm chất căn bản của người tại gia: “Người nào, sống tại giađức tin, sở hữu bốn pháp này: chân thật, chính trực, kiên trì, xả thí, người ấy chắc chắn không sầu muộn sau khi chết” (Āḷavakasuttaṃ – Kinh Āḷavaka); việc không nhìn thấy như thật bản thể của cái thân xác được che phủ bởi lớp da bên ngoài này khiến bản thân có sự kiêu hãnh và khi dễ người khác, do đó, việc tu tập và quán xét theo đề mục thể trược là điều cần thiết (Vijayasuttaṃ – Kinh Chiến Thắng).

- Những sự lầm lẫn về tri kiến và cách thức tu trì được thấy trong thời đại quá khứ và hiện nay cũng đã được đề cập đến, xin đơn cử câu kệ 251: “Không phải cá và thịt, không phải việc nhịn ăn, không phải việc lõa thể, không phải cái đầu cạo, tóc bện và cáu đất, các y da dê thô cứng, hoặc không phải việc thờ phượng cúng tế ngọn lửa, hoặc thậm chí vô số sự khổ hạnh cho việc bất tửthế gian, các chú thuật, các đồ hiến cúng, lễ hiến tế, các việc hành xác rửa tội theo mùa tiết, mà (có thể) làm trong sạch con người còn chưa vượt qua sự nghi hoặc” (Āmagandhasuttaṃ – Kinh Mùi Tanh Hôi). Sự thoái hóa trong việc tu tập của các vị Bà-la-môn thời bấy giờ do nguyên nhân tham đắm về của cải vật chất đã được trình bày chi tiết khiến cho đạo đức bị suy đồi, tật bệnh gia tăng, và truyền thống bị đảo lộn (Brāhmaṇadhammikasuttaṃ – Kinh Truyền Thống Bà-la[1]môn). Đồng thời, một số chuẩn mực trong việc tu tập rèn luyện đã được nhấn mạnh (Kiṃsīlasuttaṃ – Kinh Với Giới Gì, Rāhulasuttaṃ – Kinh Rāhula, Dhammikasuttaṃ – Kinh Dhammika).

- Đặc biệt một số tư liệu về sử học liên quan đến cuộc đời của đức Phật cũng được tìm thấy ở tập Kinh này: Về động cơ xuất gia của Ngài và việc gặp gỡ với đức vua Bimbisāra (Pabbajjāsuttaṃ – Kinh Xuất Gia); về sự chiến thắng Ma Vương (Padhānasuttaṃ – Kinh Nỗ Lực); về việc cảm hóa vị giáo sĩ Bà-la-môn và khẳng định những phẩm chất cần có của người tu sĩ để xứng đáng với phẩm vật cúng dường của người khác (Sundarikabhāradvājasuttaṃ – Kinh Sundarikabhāradvāja); về khả năng vượt trội liên quan đến đức hạnhtri kiến của đức Phật so với sáu giáo chủ ngoại đạo thời bấy giờ (Sabhiyasuttaṃ – Kinh Sabhiya); về sự cảm hóatế độ cho xuất gia của Ngài đối với Bà-la-môn Sela cùng với đồ chúng (Selasuttaṃ – Kinh Sela); về sự khẳng định giá trị của con người không phải do nòi giống mà do hành động (Vāseṭṭhasuttaṃ – Kinh Vāseṭṭha); và sự khẳng định của vị ẩn sĩ Asita về việc đức Bồ Tát sẽ chứng ngộ đạo quả vô thượng, sau đó Ngài sẽ tế độ chúng sinh, khi ông ta chiêm ngưỡngxem tướng cho vị hoàng tử lúc còn thơ ấu (Nālakasuttaṃ – Kinh Nālaka).

- Và như đã được đề cập trong phần tài liệu Chú Giải ở trên, có thể nhận thấy tầm quan trọng của Aṭṭhakavaggo – Phẩm Nhóm Tám về mặt tri kiến cũng như về lãnh vực tu tập. Phẩm này trình bày phần giáo lý về các dục và sự đắm nhiễm tham ái của bản thân, từ đó dẫn đến các trạng thái ô nhiễmchấp thủ tà kiến khiến con người không nắm được bản thể thật của thế gian, sanh-già-bệnh-chết, rồi lao vào các cuộc tranh cãi, sanh khởi ngã mạn, và chìm đắm vào trạng thái mê muội, xa lìa sự giác ngộ. Còn phẩm cuối cùng, Pārāyanavaggo – Phẩm Đi Đến Bờ Kia, thuật lại việc đức Phật tế độ Bà-la-môn Bāvari thông qua việc giải đáp những câu hỏi của mười sáu người đệ tử đã được Bāvari phái đến. Về hình thức, Kinh Suttanipātapāḷi – Kinh Tập được viết theo thể kệ thơ (gāthā); tuy nhiên, một số bài Kinh có xen kẽ những đoạn văn xuôi để giới thiệu hoặc để giải thích như Kasībhāradvājasuttaṃ – Kinh Kasībhāradvāja, Parābhavasuttaṃ – Kinh Thoái Hóa, Vasalasuttaṃ – Kinh Người Hạ Tiện, v.v... Phần lớn các kệ ngôn của tập Kinh này được làm theo thể thông dụng gồm có bốn pāda, mỗi pāda gồm có tám âm; tuy nhiên các thể khác phức tạp hơn cũng được tìm thấy. Trong đa số trường hợp, hai dòng kệ ngôn gồm bốn pāda là được hoàn chỉnh về ý nghĩa, nhưng cũng có một vài trường hợp ý nghĩa được nối từ kệ ngôn này sang kệ ngôn khác; trong trường hợp như vậy, có lúc chúng tôi dịch chung các câu kệ có liên quan với nhau nếu vị trí sắp xếp các đoạn văn không thuận tiện, còn đối với những trường hợp khác, chúng tôi sử dụng dấu gạch ngang (–) ở cuối câu kệ trước và ở đầu câu kệ sau để báo hiệu sự tiếp nối.
****

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2017(Xem: 7684)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.