[32] Chương Xi Tương Ưng Thần Mây

11/05/201012:00 SA(Xem: 15825)
[32] Chương Xi Tương Ưng Thần Mây

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Samyutta Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993

TẬP III - THIÊN UẨN

[32] Chương XI
Tương Ưng Thần Mây

I. Chủng Loại (S.iii,254)

1-2) Trú ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về chư Thiên thuộc loại thần mây. Hãy lắng nghe.

4) -- Này các Tỷ-kheo, thế nào là chư Thiên thuộc loại thần mây? Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây lạnh. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây nóng. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây sấm. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây gió. Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây mưa.

5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, họ được gọi là chư Thiên thuộc loại thần mây.

II. Thiện Hành (S.iii,254)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây?

4) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời nói, làm thiện hạnh về ý. Họ được nghe như sau: "Chư Thiên thuộc loại thần mây được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc".

5) Họ suy nghĩ như sau: "Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây!" Sau khi thân hoại mạng chung, loại (chúng sanh) ấy được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây.

6) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây.

III. Ủng Hộ Bố Thí (S.iii,254)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh?

4) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, có loại (chúng sanh) làm thiện hạnh về thân, làm thiện hạnh về lời nói, làm thiện hạnh về ý. Họ được nghe như sau: "Chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh được thọ mạng lâu dài, nhan sắc thù thắng, hưởng thọ nhiều lạc".

5) Họ suy nghĩ như sau: "Ôi mong rằng, sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh!"

Họ bố thí đồ ăn... Họ bố thí đèn dầu. Sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh cọng trú với chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh.

6) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, ở đây, một loại (chúng sanh), sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú chư Thiên thuộc loại thần mây lạnh.

IV-VII. Ủng Hộ Bố Thí (2-5) (S.iii,256)

(Như kinh trên, chỉ khác là "chư Thiên thuộc loại thần mây khác như thần mây nóng" ... "thần mây mưa").

VIII. Lạnh

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...

Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, có khi trời lạnh?

4) -- Này Tỷ-kheo, có chư Thiên được gọi là thần mây lạnh. Khi chư Thiên ấy suy nghĩ: "Chúng ta hãy sống, hoan hỉ với tự thân". Tùy theo tâm nguyện của họ, trời lạnh.

5) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, có khi trời lạnh.

IX. Trời Nóng (S.iii,256)

(Như kinh trên, chỉ khác .... "ở đây là trời nóng và thuộc chư Thiên thuộc loại mây nóng").

X. Trời Sấm

(Như kinh trên, chỉ khác ... "ở đây là trời sấm và thuộc chư Thiên loại mây sấm").

XI. Trời Gió

(Như kinh trên, chỉ khác ... "ở đây trời gió và thuộc chư Thiên loại mây gió").

XII. Trời Mưa

(Như kinh trên, chỉ khác ... "ở đây trời mưa và thuộc chư Thiên loại mây mưa").

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2017(Xem: 7684)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.