Thư Viện Hoa Sen

[43] Chương Ix Tương Ưng Vô Vi

11/05/201012:00 SA(Xem: 16373)
[43] Chương Ix Tương Ưng Vô Vi
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Samyutta Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993

TẬP IV - THIÊN SÁU XỨ

[43] Chương IX
Tương Ưng Vô Vi

Phần Một - Phẩm Một

I. Thân (S.iv,359)

1) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về pháp vô vicon đường đưa đến vô vi (asankhata). Hãy lắng nghe.

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vô vi? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô vi.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Thân niệm (kàyagatà sati), này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến vô vi.

4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về vô vi, Ta thuyết về con đường đưa đến vô vi.

5) Này các Tỷ-kheo, những gì một bậc Đạo sư cần phải làm cho những đệ tử, vì hạnh phúc, vì lòng từ mẫn, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với họ ; tất cả, Ta đã làm đối với các Ông.

6) Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập Thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau. Đây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

II. Chỉ (Samatha) (S.iv,360)

1) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về vô vi và về con đường đưa đến vô vi. Hãy lắng nghe.

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vô vi? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô vi.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi, chỉ và quán, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi... (như trên)...

III. Tầm (S.iv,360)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Có định có tầm, có tứ; có định không tầm, có tứ; có định không tầm, không tứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến vô vi.

IV. Không

1-2) ...

3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Không định, Vô tướng định, Vô nguyện định. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

V. Niệm Xứ.

1-2) ...

3) --Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Bốn niệm xứ, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

VI. Chánh Cần.

1-2) ...

3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Bốn chánh cần, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

VII. Như Ý Túc.

1-2) ...

3) -- Này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Bốn như ý túc, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

VIII. Căn.

1-2) ...

3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Năm căn, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

IX. Lực.

1-2) ...

3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Năm lực, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi

X. Giác Chi.

1-2) ...

3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Bảy giác chi, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

XI. Với Con Đường (S.iv,361)

1-2) ...

3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Con đường Thánh đạo Tám ngành, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về vô vi; Ta thuyết về con đường đưa đến vô vi.

5) Này các Tỷ-kheo, những gì một bậc Đạo sư cần phải làm cho những đệ tử, vì hạnh phúc, vì lòng từ mẫn, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với họ ; tất cả, Ta đã làm đối với các Ông.

6) Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập Thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau. Đây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.
 
 

Phần Hai - Phẩm Hai

I. Vô Vi

I. Chỉ (S.iv,362)

1) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về vô vi, và về con đường đưa đến vô vi. Hãy lắng nghe.

2) -- Này các Tỷ-kheo, thế nào là vô vi? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si; này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô vi.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Chỉ, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về vô vi, Ta thuyết về con đường đưa đến vô vi.

5) Này các Tỷ-kheo, những gì một bậc Đạo sư cần phải làm cho những đệ tử, vì hạnh phúc, vì lòng từ mẫn, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với họ; tất cả, Ta đã làm cho các Ông.

6) Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập Thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau. Đây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

II. Quán.

1)-- Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về vô vicon đường đưa đến vô vi. Hãy lắng nghe.

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vô vi? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si ; này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô vi.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Quán, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

4-6)... (như trên).

III. Sáu Định (S. iv. 62)

1-2) ...

3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Định có tầm có tứ, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi... (như trên)...

IV. Sáu Định (2)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Định không tầm, chỉ có tứ ; này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

V. Sáu Định (3)

1-2) ...

3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Định không tầm không tứ; này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

VI. Sáu Định (4)

1-2) ...

3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Không định, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi...

VII. Sáu Định (5)

1-2) ...

3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Định Vô tướng, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi...

VIII. Sáu Định (6)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Định Vô nguyện, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

IX. Bốn Niệm Xứ (1) (S.iv,363)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tùy quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến vô vi...

X - XII. Bốn Niệm Xứ (2-4)

1-2) ...

3)... Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tùy quán thọ trên thọ... tùy quán tâm trên tâm... tùy quán pháp trên pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi...

XIII. Bốn Chánh Cần (1)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế này là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phát sanh lòng ước muốn rằng các ác bất thiện pháp chưa sanh không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, kiên tâm, trì chí. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

XIV - XVI. Bốn Chánh Cần (2-4)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phát sanh lòng ước muốn rằng các ác bất thiện pháp đã sanh được đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, kiên tâm, trì chí... phát sanh lòng ước muốn rằng các thiện pháp chưa sanh được sanh khởi... phát sanh lòng ước muốn rằng các thiện pháp đã sanh được an trú, không tán thất, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, tinh cần, tinh tấn, kiên tâm, trì chí. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

XVII. Bốn Như Ý Túc (1) (S.iv,365)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, câu hữu với dục Thiền định, tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến vô vi...

XVIII-XX. Bốn Như Ý Túc (2-4)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, câu hữu với tâm Thiền định, tinh cần hành... câu hữu với tinh tấn Thiền định... câu hữu với tư duy Thiền định, tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

XXI. Năm Căn (1) (S.iv,365)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi...

XXII-XXV. Năm Căn (2-5)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập tấn căn... tu tập niệm căn... tu tập định căn... tu tập tuệ căn, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi...

XXVI-XXX. Năm Lực (1-5) (S.iv,336)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập tín lực... tấn lực... niệm lực... định lực... tuệ lực... y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi...

XXXI-XXXVII. Bảy Giác Chi (1-7) (S.iv,367)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập niệm giác chi... trạch pháp giác chi... tinh tấn giác chi... hỷ giác chi... khinh an giác chi... định giác chi... xả giác chi, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi...

XXXVIII-XLV. Tám Chánh Đạo (1-8) (S.iv,367)

1-2) ...

3)-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập chánh tri kiến... chánh tư duy... chánh ngữ... chánh nghiệp... chánh mạng... chánh tinh tấn... chánh niệm... chánh định, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi...

II. Đích Cuối Cùng (Antam) (S.iv,368)

I-XLV.

1)-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về mục đích cuối cùngcon đường đưa đến mục đích cuối cùng, hãy lắng nghe.

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là mục đích cuối cùng?... (giống như đoạn về Vô Vi, từ I đến XLV).

III. Vô Lậu (S.iv,360)

I-XLV.

1)-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về vô lậucon đường đưa đến vô lậu, hãy lắng nghe. 

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vô lậu?... (giống như đoạn về Vô Vi, từ I đến XLV).

IV. Sự Thật (Saccam)... 

V. Bờ Bên Kia (Pàram)... 

VI. Tế Nhị (Nipunam)... 

VII. Khó Thấy Được (Sududdasam)... 

VIII. Không Già (Ajajjaram)... 

IX. Thường Hằng (Dhuvam)... 

X. Không Suy Yếu (Apalokitam)... 

XI. Không Thấy (Anidassanam)... 

XII. Không Lý Luận (Nippapam)... 

XIII. Tịch Tịnh (Santam)... 

XIV. Bất Tử (Amatam)... 

XV. Thù Thắng (Paniitam)... 

XVI. An Lạc (Sivam)... 

XVII. An Ổn (Khemam) 

XVIII. Ái Đoạn Tận...

XIX. Bất Khả Tư Nghì (Acchariyam)... 

XX. Hy Hữu (Abhutam)...

XXI. Không Tai Họa (Anìtika)... 

XXII. Không Bị Tai Họa (Anitakdhamma)...

XXIII. Niết Bàn....

XXIV. Không Tồn Tại (Avyàpajjho)... 

XXV. Ly Tham (Viràgo)... 

XXVI. Thanh Tịnh....

XXVII. Gỉải Thoát (Mutti)...

XXVIII. Không Chứa Giữ (Anàlayo)...

XXIX. Ngọn Đèn (Dipa)...

XXX. Hang ẩn (Lena)...

XXXI. Pháo Đài (Tànam) ...

XXXII. Quy Y (Saranam)...

XXXIII. Đến Bờ Bên Kia (Paràyanam)

1) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về sự đến bờ bên kiacon đường đưa đến bờ bên kia, hãy lắng nghe.

2) Này các Tỷ-kheo, thế nào là đến bờ bên kia? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si ; này các Tỷ-kheo, đây gọi là đến bờ bên kia.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến bờ bên kia? Thân niệm, này các Tỷ-kheo, là con đường đưa đến bờ bên kia.

4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về sự đến bờ bên kia, Ta thuyết về con đường đưa đến bờ bên kia.

5) Này các Tỷ-kheo, những gì một bậc Đạo sư cần phải làm cho những đệ tử, vì hạnh phúc, vì lòng từ mẫn, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với họ; tất cả, Ta đã làm đối với các Ông.

6) -- Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập Thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau. Đây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

I-XLV

...(Như trên)...
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: