Lời Tựa

31/05/201012:00 SA(Xem: 16085)
Lời Tựa

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ
Thích Nữ Trí Hải

Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà.
Chùa Tịnh Luật xuất bản PL. 2546

 

LỜI TỰA

Kinh Lăng Giàbộ kinh có tầm quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa, vì chứa đựng những học thuyết về Duy Tâm, Như Lai Tạng, A Lại Da Thức, và cả văn học Phật Giáo Thiền. Nghĩa lý kinh văn rất thâm sâu vi diệu, khó hiểu. Khó ở chổ có nhiều cách để hiểu hoàn toàn về ý nghĩa, và cả hoàn cảnh lịch sử của nó.

Yếu chỉ kinh Lăng Già là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của các tôn giáo khác, và chỉ rõ cảnh giới chứng ngộ của người tu Phật.

Kinh Lăng Già có ba bản dịch từ phạn văn (Sanskrit) sang Hán văn: Tống dịch, Ngụy dịch, và Đường dịch. Bản đang phổ biếnthịnh hành nhất hiện nay là Tống dịch do ngài Tam Tạng Sa Môn Cầu Na Bạt Đà La (người Thiên Trúc) dịch.

Phần Việt dịch hiện có những bản :

Sư Bà Diệu Không dịch bản sớ giải của ngài Hàm Thị (1970).

H.T. Thích Thanh Từ dịch bản sớ giải của ngài Hàm Thị (1975).

Đ.Đ. Thích Chơn Thiện dịch từ nguyên tác Anh ngữ của ngài Daisetz Teitaro Suzuki (1992).

H.T. Thích Duy Lực dịch bản của ngài Tam Tạng Sa Môn Cầu Bạt Đà La (1994).

Nay chúng tôithiện duyên nhận được bản Kinh Lăng Già của Ni Sư Trí Hải phụng dịch theo bản Đường dịch của ngài Thật Xoa Nan Đà, cùng tham khảo các bản Ngụy, Tống dịch và bản Anh ngữ của ngài Suzuki (1969).

Dịch giả Ni Sư Trí Hải với nhiều kinh nghiệm dịch thuật, và nhiều năm nghiên cứu kinh tạng. Riêng tôi đọc những bản dịch, nhận thấy bản của Ni Sư Trí Hải dễ hiểu nhất trong những bản kể trên. Lời văn giản dị, trong sáng, ít dùng hán văn. Hy vọng đọc giả khai thông khi đọc dịch phẩm giá trị này.

Tôi xin nhất tâm và tha thiết giới thiệu cùng quí thiện tín. Mong rằng quí vị y kinh này ngộ được thật tướng của các pháp, và thẳng đến quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Cuối cùng xin hồi hướng công đức ấn tống kinh này đến tất cả quí phật tử đã phát tâm cúng dường. Nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ cho kẻ còn người mất, tất cả pháp giới chúng sanh sớm thành phật đạo.

NamCông Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

Xuân Mậu Dần 1998.

Tỳ Kheo Thích Tịnh Trí.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2017(Xem: 17560)
07/06/2010(Xem: 88111)
07/06/2010(Xem: 76762)
11/03/2017(Xem: 47977)
25/02/2015(Xem: 9371)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.