- Tổng Quan
- Nghi Thức Sám Hối
- Ghi Chú
- Phẩm 1: Mở Đầu Pháp Thọai
- Phẩm 2: Thọ Lượng Thế Tôn
- Phẩm 3: Phân Biệt Ba Thân
- Phẩm 4: Âm Thanh Trống Vàng
- Phẩm 5: Diệt Trừ Nghiệp Chướng
- Phẩm 6: Minh Chú Tịnh Địa
- Phẩm 7: Hoa Sen Ca Tụng
- Phẩm 8: Minh Chú Kim Thắng
- Phẩm 9: Trùng Tuyên Về Không
- Phẩm 10: Mãn Nguyện Vì Không
- Phẩm 11: Thiên Vương Quan Sát
- Phẩm 12: Thiên Vương Hộ Quốc
- Phẩm 13: Minh Chú Ly Nhiễm
- Phẩm 14: Ngọc Báu Như Ý
- Phẩm 15: Đại Biện Thiên Nữ
- Phẩm 16: Cát Tường Thiên Nữ
- Phẩm 17: Tăng Trưởng Tài Vật
- Phẩm 18: Kiên Lao Địa Thần
- Phẩm 19: Dược Xoa Đại Tướng
- Phẩm 20: Vương Pháp Chính Luận
- Phẩm 21: Thiện Sinh Luân Vương
- Phẩm 22: Tám Bộ Hộ Trì
- Phẩm 23: Thọ Ký Thành Phật
- Phẩm 24: Chữa Trị Bịnh Khổ
- Phẩm 25: Truyện Của Lưu Thủy
- Phẩm 26: Xả Bỏ Thân Mạng
- Phẩm 27: Bồ Tát Tán Dương
- Phẩm 28: Diệu Tràng Tán Dương
- Phẩm 29: Thọ Thần Tán Dương
- Phẩm 30: Biện Tài Tán Dương
- Phẩm 31: Ký Thác Kinh Vua
(KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM)
Hoà Thượng Thích Trí Quang Dịch Giải
Bản Hoa Dịch của Ngài Nghĩa Tịnh
Toàn bộ Phật giáo, bất kể nguyên thỉ, bộ phái hay đại thừa, đều rất trọng cái thân loài người. Nói tu theo Phật giáo là nói do cái thân người và do ý thức nơi thân ấy. Kinh này, trước hết, cũng là như vậy.
Không cần lặp lại, Phật tử thì ai cũng biết thân người dễ tu chứng, nhân loại là nơi Phật thị hiện thân Phật. Vì ở đây không quá khổ quá sướng, ở đây tư duy và hành động sắc bén, quả cảm. Nhưng kinh này còn nói rõ chính nơi cái thân ngũ uẩn mà phát hiện pháp thân và thực hiện pháp thân ấy.
Rõ ràng hơn nữa, kinh này nói "thân này thì bản thân, yếu tố, đối cảnh, đối tượng, kết quả, tất cả toàn là dựa vào chân như, và nó thật khó mà nghĩ bàn. Thân này là cỗ xe vĩ đại, là thể tánh Như lai, là bào thai Như lai" (phẩm 3). Câu đầu đoạn văn này phải giải thích. Bản thân thì thân này là thắng thân (cái thân đặc thù, hơn hết), làm cái dụng cụ chứa đựng Phật pháp. Yếu tố là thắng thiện (điều thiện đặc thù, hơn hết) đời trước làm nhân tố có ra thân này. Đối cảnh là trí tuệ và phước đức mà thân này vin lấy. Đối tượng là đối tượng tối thượng và tối hậu mà thân này nhắm đến, hoạt động theo, đó là đại bồ đề. Kết quả là sự đại giải thoát hội nhập chân như. Bản thân là dị thục quả, yếu tố là tăng thượng quả, đối cảnh là đẳng lưu quả, đối tượng là sĩ dụng quả, kết quả là ly hệ quả. Trọn vẹn kinh này, hay bất cứ kinh nào, nằm gọn như vậy trong cái thân này.
….
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ. Phải chú ý sự tương quan này mới nói đến sự hộ vệ của chư thiên thiện thần.
Đương cơ của kinh này là Diệu tràng, một vị bồ tát người thành Vương xá. Trong danh sách bồ tát loài người, thời Phật, phải kê thêm tên vị này. Và thật là dễ hiểu khi thấy đặc tính nhân bản rất rõ và nhất quán của kinh này.
Bản PDF:
Kinh Kim Quang Minh Thich Tri Quang dich