Phẩm 31: Ký Thác Kinh Vua

01/06/201012:00 SA(Xem: 14192)
Phẩm 31: Ký Thác Kinh Vua

KINH KIM QUANG MINH
(KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM)
Hoà Thượng Thích Trí Quang Dịch Giải 
Bản Hoa Dịch của Ngài Nghĩa Tịnh

 

Phẩm 31: Ký Thác Kinh Vua 

Khi ấy đức Thế tôn phổ cáo đại hội, gồm có vô lượng bồ tát, nhân loạichư thiên, rằng các người nên biết, trong vô số đại kiếp, Như lai siêng tu khổ hạnh, mới được cái Pháp cực sâu -- cái Pháp làm nhân tố chính yếu cho tuệ giác bồ đề, và nay đã đem nói cho các người. Các người ai có chí dũng mãnhcung kính giữ gìn Pháp ấy? Như lai nhập niết bàn rồi, đối với Pháp ấy ai là người có khả năng quảng bá lưu thông, làm cho tồn tại lâu dài trên thế giới này?

Trong đại hội, bấy giờ, có sáu mươi câu chi bồ tát và sáu mươi câu chi chư thiên, khác miệng cùng tiếng mà tác bạch như vầy, bạch đức Thế tôn, chúng con ai cũng hân hoan, thích thú, không tiếc tính mạng để kính giữ cái Pháp cực sâu -- cái Pháp làm nhân tố chính yếu của tuệ giác bồ đề, mà đức Thế tôn tu hành khổ hạnh trong vô số đại kiếp mới đạt được. Sau khi đức Thế tôn nhập niết bàn, đối với Pháp ấy, chúng con sẽ quảng bá lưu thông, làm cho tồn tại lâu dài trên thế giới này. Các vị đại bồ tát tức thì đối trước đức Thế tôn nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Thế tôn nói chân thật
trú ở pháp chân thật: 
chính sự chân thật ấy 
hộ trì cho kinh này. 
(2) Đại bi làm áo giáp, 
đại từ làm đất đứng: 
do từ bi lực ấy 
hộ trì cho kinh này. 
(3) Viên mãn phước tư lương
thì sinh trí tư lương
chính sự viên mãn ấy 
hộ trì cho kinh này. 
(4) Chiến thắng các loại ma, 
hủy diệt các tà thuyết
loại trừ các ác kiến
hộ trì cho kinh này. 
(5) Thiên vươngĐế thích
Phạn vương và tám bộ, 
chư thiên thiện thần ấy 
hộ trì cho kinh này. 
(6) Trên đất và trong không, 
ở lâu những chỗ này, 
kính tuân lời Phật dạy 
hộ trì cho kinh này. 
(7) Thích ứng bốn phạn trú, 
trang hoàng bốn thánh đế
chiến thắng bốn loại ma
hộ trì cho kinh này. 
(8) Hư không thành chất ngại
chất ngại thành hư không
nhưng Pháp mà Phật giữ 
thì không thể khuynh đảo. 
Bốn vị Thiên vương nghe đức Thế tôn hỏi sự hộ trì Pháp, thì ai cũng tùy hỷ, hộ trì Pháp ấy, và cùng lúc cùng tiếng mà nói chỉnh cú.

(9) Đối với kinh pháp này, 
chúng con và quyến thuộc 
đều nhất tâm hộ trì 
cho lưu thông rộng rãi
(9) Có ai trì kinh này, 
tạo bồ đề chính nhân
chúng con từ mọi phía 
hộ vệphụng sự
Đế thích chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(10) Thế tôn chứng Pháp này, 
rồi muốn báo ơn đức 
nên tuyên thuyết kinh này 
lợi ích cho bồ tát
(11) Con đối với Thế tôn 
thường nghĩ sự báo ơn
nên hộ vệ kinh này 
cùng những người thọ trì
Đỗ sử đa thiên tử chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(12) Thế tôn thuyết kinh này, 
nếu ai thọ trì được 
thì ở ngôi tuệ giác 
mà sinh Đỗ sử đa. 
(13) Thế tôn, con hân hoan 
bỏ lạc thú chư thiên 
mà ở trong Thiệm bộ 


tuyên dương kinh vua này. 
Phạn vương chủ thế giới Sách ha chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(14) Các định có vô lượng
các thiền, các giải thoát
toàn xuất từ kinh này, 
nên kinh này phải nói. 
(15) Ngay chỗ nói kinh này, 
con bỏ vui của con, 
để được nghe kinh này, 
thường hộ vệ chỗ ấy. 
Con trai của Ma vương tên là Thương chủ, chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(16) Những ai trì kinh này, 
bản kinh thuận chánh hạnh
thì không tùy ma hành, 
diệt trừ ma nghiệp. 
(17) Nên đối với kinh này 
chúng con cũng hộ vệ
chúng con đại tinh tiến 
tùy chỗ mà quảng bá
Ma vương chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(18) Những ai trì kinh này, 
đàn áp các phiền não
thì những người như vậy 
con giữ cho yên vui. 
(19) Những ai giảng kinh này 
thì ma không được dịp; 
do uy thần Thế tôn 
con sẽ hộ vệ họ. 
Diệu cát tường thiên tử cũng đối trước đức Thế tôn mà nói chỉnh cú.

(20) Tuệ giác của Thế tôn 
được nói trong kinh này, 
nên ai trì kinh này 
là hiến cúng Thế tôn
(21) Con sẽ trì kinh này 
giảng nói cho chư thiên
ai cung kính lắng nghe 
thì khuyên đến bồ đề
Di lạc từ tôn chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(22) Những ai đứng vững vàng 
nơi bản thể bồ đề
thì vì họ con làm 
người bạn không cần mời; 
cho đến bỏ tính mạng 
hộ trì kinh vua. 
(23) Con nghe Pháp này rồi 
trở về Đỗ sử đa, 
do Thế tôn da trì 
mà nói cho nhân thiên
Đại ca diếp ba thượng thủ chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(24) Đức Thế tôn đã nói 
rằng con ít trí tuệ
nên con tùy sức mình 
hộ trì kinh này. 
(25) Ai trì được kinh này 
thì con sẽ thu nhận
trao cho từ vô ngại 
cùng với biện vô ngại (108) , 
và con thường tùy hỷ 
tán dương rằng lành thay
Trưởng lão A nan đà chắp tay hướng về đức Thế tôn mà nói chỉnh cú.

(26) Đích thân từ Thế tôn 
con nghe vô số kinh, 
nhưng chưa từng được nghe 
kinh vua của các kinh. 
(27) Con nghe được kinh này 
là thân nghe trước Ngài, 
ai ưa thích tuệ giác 
con quảng bá cho họ. 
Bấy giờ đức Thế tôn thấy chư vị bồ tát, chư thiênnhân loại, cùng cả đại hội, ai cũng phát tâm quảng bá hộ vệ kinh vua này, khuyến tiến bồ tát và quảng lợi chúng sinh, nên đức Thế tôn tán dương rằng lành thay, đối với kinh vua này các người chân thành quảng bá được như vậy, đến nỗi sau khi Như lai niết bàn cũng nguyện không để kinh vua này mất đi. Việc làm này chính là nhân tố chính yếu của vô thượng bồ đề, và công đức đạt được thì nói mấy kiếp cũng không cùng tận. Bốn bộ đệ tử của Như lai, và những thiện nam hay thiện nữ khác, biết hiến cúng, tôn kính, sao chép, lưu hànhgiải thích đối với kinh vua này, thì công đức đạt được cũng là như vậy. Do vậy, đại hội các người hãy siêng năng thực thi sự khuyến khích của Như lai.

Bấy giờ cả đại hội nghe đức Thế tôn huấn dụ, thì ai cũng đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2017(Xem: 17416)
07/06/2010(Xem: 87945)
07/06/2010(Xem: 76683)
11/03/2017(Xem: 47897)
25/02/2015(Xem: 9291)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.