HIỂU LỜI DẠY PHẬT DẠY TRONG KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA BẬC ĐẠI NHÂN
Nam mô A Di Đà Phật,
Là đệ tử Phật, ngày đêm con vẫn luôn cố gắngtụng niệmthực hành lời dạy của Phật. Mùa Phật đản năm nay ( Phật lịch năm 2560 ), con xin phép được ghi lại những hiểu biết của con khi tụng niệm Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân được quý thầy, quý cư sĩ dịch và giảng giải rất nhiều. Đệ tử Phật, Pháp danh Đồng An với chí nguyện học Phật, nắm rõ kinh tạng, với nguyện cầu cho đạo Phậtphổ tếnhất thiết. Bởi theo lời dạy trong Kinh nếu đệ tử Phật tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung thì diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ Đề, tốc chứng chánh giác. Chánh giác là đích mà Đệ tử Phật, ai cũng có lòng ham muốn chứng được.
Trong bản khắc gỗ ở điều giác ngộ thứ bảy, đệ tử Đồng An không thấy có chữ “thường” ( 常 ) trong “thường niệm tam y” ( 常 念 三衣) như thường thấy trong các bản Kinh ấn tống, bởi dịch sát theo bản khắc gỗ nên đệ tử Phật không đưa vào. Trong quá trình đọc dịch, riêng từ đoạn phụ lục “ âm thích ”( 音釋 ) đến hết bản khắc gỗ do chữ nhỏ nên đệ tử không thấy để đọc nên không ghi ra lại.
A Di Đà Phật.
Trước hết mời độc giả đọc bản dịch KinhTám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân( bản khắc gỗ, bản đánh máy chữ hán và nôm được đính kèm sau tài liệu này).
Bản dịch Việt
Là đệ tử Phật, thường phải hết lòng ngày đêm tụng niệmBát Đại Nhân Giác.
Giác ngộ thứ nhất, cuộc đời là vô thường, đất nước mong manh. bốn đại là trống rỗng, tập hợp năm ấm là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thực và không có chủ thể. Tâm ta là cội nguồn phát sinh điều ác, thân ta là nơi tích tụtội lỗi. quán chiếu như thế dần dầnthoát lysanh tử.
Giác ngộ thứ hai,ham muốn nhiều thì đau khổ, khốn khổ trong cõi sanh tử, đều do tham dục khởi sanh. Người ít ham muốn, không tạo nghiệp, thân tâman lạctự tại.
Giác ngộ thứ ba, tâm không biết no đủ, luôn muốn dược nhiều, vì vậytội áctăng trưởng. Bậc Bồ Tát thì không như vậy, họ luôn nghĩ đến sự biết đủ, sống an vui thanh đạm để hành đạo, lấy trí tuệ làm sự nghiệp của mình.
Giác ngộ thứ tư, lười biếng đưa đến sa đọa. Nên thường tinh tấn tu tập để phá giặc phiền não, hàng phụcbốn loài ma, vượt thoát ngục tù của năm ấm và ba cõi.
Giác ngộ thứ năm, ngu si trong sanh tử. Bồ Tát thường nhớ rằng cần phảihọc rộng, nghe nhiều, tăng trưởngtrí tuệ, thành tựu khả năng biện tài để giáo hóa cho tất cả đều đạt đượchạnh phúc.
Điều thứ sáu giác ngộ rằng sự nghèo khổ sinh ra oán hận, tạo thêm duyên nghiệpbất thiện. Vì thế, Bồ tát cần thực hành hạnh bố thí một cách bình đẳng giữa kẻ ghét với người thương. Hãy quên đi những điều xấu ác mà họ đã gây cho mình, không nên ghét bỏ những người ác.
Giác ngộ thứ bảy, năm loại dục là nguyên nhân gây ra tội lỗi và tai họa. Vậy tuy làm người mà sống không đắm nhiễm năm thứ vui phàm tục ấy. Tâm nghĩ đến ba y và bình bát. Tâm nguyện hướng về đời sốngxuất gia. Vì vậy, sống thanh tịnh, giữ gìnđạo hạnh, tu tậpphạm hạnh thanh cao, thương yêu tất cả muôn loài.
Giác ngộ thứ tám, lửa sanh tử bừng cháy, sanh khổ não vô lượng. phát tâm cứu giúp tất cả. Nguyện thay thế chochúng sanh chịu các khổ nãovô lượng ấy. Làm cho mọi loài chúng sanhđạt được niềm vui tối thượng.
Tám điều như vậy, chư Phật, các vị Bồ Tát và các Bậc Đại Nhân đã giác ngộ, tinh tấnhành đạotừ bi và tu luyệntrí tuệ, nương thuyền pháp thân mà lên bờ Niết Bàn, rồi lại trở về cõi sanh tử, giúp chúng sanhđược giải thoát, lấy tám điều giác ngộ này mà chỉ dẫn cho hết thảy cho mọi chúng sanh, giác ngộ được nỗi khổ sanh tử mà buông bỏnăm dục lạc hướng tâm về con đườngThánh đạo. Nếu là đệ tử của Phật thì phải đọc tụng tám điều này. Ở trong mỗi ý niệm đều, diệt được vô lượng tội, hướng đến Bồ Đề, mau lên chánh giác. Vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử, thường ở trong sự an lạc.
Hiểu lời dạy Phật dạy trong Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
Đoạn mở đầu :
為 佛 弟 子常 於 晝 夜。至 心 誦 念。八 大 人 覺。
Vi Phật đệ tử, thường ư trú dạ, chí tâmtụng niệm, Bát Đại Nhân Giác.
Là đệ tử Phật, thường phải hết lòng ngày đêm, tụng niệmtám điều giác ngộ bởi bậc Đại Nhân.
Trong đoạn này Phật dạy, là đệ tử Phật, phải chí tâm tụng và niệm tám điều mà Bậc Đại Nhân đã giác ngộ.
Đoạn Kinh văn có hai từ mà đệ tử Phật thường gặp là tụng誦 và niệm 念. Chữ tụng thuộc bộ Ngôn, gồm chữ ngôn言 chữ dũng 甬. Chữ ngôn言 nghĩa nói, đọc. Chữ dũng 甬có nghĩa là lối giữa. Tụng 誦phải đọc rõ ràng, không to làm phiền người xung quanh, không nghiêm trang mà cũng phải là quá nhỏ như thầm thì. Chữ niệm 念thuộc bộ tâm 心. Chữ niệm念 gồm chữ kim今 ở trên và chữ tâm心 dưới. Chữ kim今 nghĩa là hiện tại. Chữ tâm 心là nhớ. Hàm ý niệm念 là nhớ, ghi khắc trong tâm giây phút hiện tại. Tâm phải trở vềhiện tại, tâm đừng có rong đuổi theo quá khứ và mơ về tương lai.
Khi Tụng niệmPhật tử phải chí tâm至 心, tức là đưa tâm quay trở về với hiện tại để học và hành trì tám điều mà Đại nhân đã giác ngộ.
Giác thuộc bộ Kiến 覺, giác là cái thấy do học, hành trì, tu tập mà nhận biết được. Đại Nhân大 人 chính là các vị Mahasatvas Ma Ha là lớn là đại 大, Sattvas những chúng sinh, là nhân (人 ) như chúng ta. Mahasatvas là chúng sanh sau khi tu tập đã đạt đến bến bờ của giác ngộ.
Đệ nhứtgiác ngộ, thế gianvô thườngquốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấmvô ngã, sanh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu, như thịquán sát tiệm ly sanh tử.
Giác ngộ thứ nhất, cuộc đời là vô thường, đất nước mong manh. bốn đại là trống rỗng, tập hợp năm uẩn là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thực và không có chủ thể. Tâm ta là cội nguồn phát sinh điều ác, thân ta là nơi tích tụtội lỗi. Quán chiếu như thế dần dầnthoát lysanh tử.
Đoạn Kinh văn, dạy đệ tử Phật phải giác ngộ ( 覺 悟) được những điều sau :
Vô thường (無 常).
Vô thường là không ổn định là biến đổi. Mọi vật trên thế gianbiến đổi trong từng giây từng phút, nên Kinh gọi là thế gianvô thường ( 世 間 無常). Chế độ chính trị cũng vô thường, không có thể chế chính trị nào tồn tạivĩnh viễn, dù nhà cầm quyền muốn chế độ của họ là quang vinh muôn năm và người dân phải xưng tụng người nắm quyền là vạn tuế nhưng thực chất, “ quốc độ là nguy thúy” ( 危 脆) là mỏng manh, dễ sụp đổ, nếu khôngthuận lòng dân thì “ Nước chở thuyền, nước cũng lật thuyền”.
Phật dạy, vạn vật trên thế gian đều trải qua những giai đoạn sinh, trụ, dị, diệt. Đó là vô thường. Phải quán sát thấy tính cáchvô thường của vạn vật mới có thể tránh khỏi cái áo tưởng về sự thường hằng không bị sự vật lôi kéo ràng buộc.
Tứ đạikhông không ( 四 大 苦 空).
Tứ đại ( 四 大) là đất, nước, lửa, gió, gọi chung là tứ đại. Sự vật do tứ đạikết hợp không phải là những cá thểtồn tạivĩnh cửu, cho nên vạn vật có tính không ( 空 ) và vô ngã ( 無 我). Với những người chưa đạt được đến bậc giác ngộ thì xem vạn vật là thường hằng, bị ràng buộc vào vạn vật. Xe là của ta, nhà cửa, công danh này là của ta, khi cái của ta mất đi thì sinh ra đau khổ. Chỉ khi Phật tửnhận thức được sự có mặt của khổ không trong vạn vật “ tứ đại không không” ( 四 大 苦 空), thì Phật tử mới thấy được ánh sáng của con đườngtu hành. Thấy được khổ đau mới có cơ hội tìm ranguyên nhân của khổ đau để mà đối trị.
Ngũ uẩnvô ngã (五 陰 無 我 ).
Con người do năm yếu tố hợp nên, gọi là ngũ uẩn: tướng ( vật chất), thọ ( cảm giác ), tưởng ( tư tưởng), hành ( hành nghiệp) và nhận thức. Vì tứ đạikhổ không, nên con người do ngũ uẩn cũng vô thường. Con người thay đổi từng giây từng phút. Bậc Đại Nhân nhìn sâu vào ngũ uẩn mà thấy được “ngũ uẩn vô ngã, sinh diệt biến đổi” ( 五 陰 無 我。生 滅 變 異,) và đánh tan được ảo giác cho rằng thân này là một bản ngãvĩnh cửu, hư vị vô chủ ( 虛 偽 無 主).
Tâm thị ác nguyên ( 心是惡源), hình vi tội tẩu ( 形為罪藪) .
Khi chưa tu, khi chưa thấy được vạn vậtvô thường, khổ không và vô ngã, tâm chứa đầy dục vọng làm cho thân chạy theo cái xấu, tạo ra bao nhiêu lỗi lầm, tâm là nguồn suối phát sinh điều ác ( Tâm thị ác nguyên 心 是 惡 源) và thân là cội nguồn tội lỗi ( hình vi tội tẩu 形 為 罪 藪).
Phật tử khi quan sát được như vậy (như thị quán sát如 是 觀 察), rời được khổ đau của vô thường ( tiệm ly sanh tử 漸 離 生 ), bước qua được bờ bên kia của Giác ngộ.
Giác ngộ thứ hai, ham muốn nhiều thì đau khổ, khốn khổ trong cõi sanh tử, đều do tham dục khởi sanh. Người ít ham muốn, không tạo nghiệp, thân tâman lạctự tại.
Ham muốn nhiều thì đau khổ ( đa dục vi khổ多 欲 為 苦). Chữ dục欲 là ham muốn. Chữ dục欲thuộc bộ khiếm欠, gồm chữ chữ cốc谷 và chữ khuyết欠. Chữ cốc谷 nghĩa là cùng đường, chữ khuyết欠nghĩa là thiếu thốn. Khi con người không thể chế ngự được thiếu thốn, thèm khát thì dục vọng 欲tất sẽ khởi.
Người tu không khéo, chưa quán được vô thường của vạn vật, cứ nghĩ rằng càng giàu về vật chất, càng say đắm trong lưới tình thì càng hạnh phúc. Họ cho rằng hạnh phúc là được thỏa mãn những ham muốn. Nhưng ham muốn của con người là vô hạn mà năng lựccon người thì hữu hạn, cho nên chẳng bao giờ con ngườithỏa mãn. Ham muốn làm con người tìm mọi cách đạt được. Khi đạt được trong tay về tiền bạc, tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp, thì lúc đó họ lại đau khổ vì đã đánh mất người thân, đánh mất sức khỏe, đánh mất tuổi tác vì mãi mê tìm cáchthỏa mãndục vọng. Chỉ khi xuôi tay, nhắm mắt mới ngộ đắm mình trong vòngsanh tử là khổ ( sanh tửsanh tử bì lao生 死 疲 勞).
Các Thầy thường dạy các đệ tử của mình ngũ dục chính là cái lưới nhốt chúng sinh vào trong bể khổ đau. Tham dục khởi sanh mọi khổ đau ( tùng tham dục khởi從 貪 欲 起). Người nào thoát được lưới ngũ dục thì người đó mới hạnh phúc, thảnh thơi của thân và của tâm sẽ đến với người đó.
Phật dạy, người ít ham muốn ( thiểu dụcvô vi, 少 欲 無為), không tạo nghiệp, thì thân tâman lạc ( thân tâmtự tại. 身 心 自 在 ).
Đệ tam giác tri, tâm vô yểm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởngtội ác, Bồ Tát bất nhĩ, thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp.
Giác ngộ thứ ba, tâm không biết no đủ, luôn muốn dược nhiều, vì vậytội áctăng trưởng. Bậc Bồ Tát thì không như vậy, họ luôn nghĩ đến sự biết đủ, sống an vui thanh đạm để hành đạo, lấy trí tuệ làm sự nghiệp của mình.
Tâm không biết no đủ (tâm vô yểm túc心 無 厭 足). Túc足là đủ . Vì Tâm không biết no đủ , nên tâm đắm mình trong lưới dục vọng (duy đắc đa cầu唯 得多 求 ), để từ đó, càng tìm kiếm càng gây ra đau khổ cho mình và cho người khác ( tăng trưởng tội ác增 長 罪 惡). Vị Bồ Tát đã đạt đượcgiác ngộ (Bồ Tát bất nhĩ菩 薩 不 爾), thì tri túc. Tri là biết, túc là đầy đủ. Tri túc là bằng lòng với những điều kiệnsinh hoạtvật chất tạm đủ để sống mạnh khỏe mà hành đạo. Bồ Tát luôn thường ghi nhớ và biết đủ ( niệm tri túc常 念 知 足), sống an vui thanh đạm để hành đạo ( an bần thủ đạo 安 貧 守 道), lấy trí tuệ làm sự nghiệp của mình ( duy tuệ thị nghiệp唯 慧 是 業).
Tri túc là một phương pháp hữu hiệu nhất để phá lưới tham dục, để đạt được sự thảnh thơi của thân tâm, để có thì giờ giúp đỡ người chung quanh. Tri túc biết chỉ cần vài bộ áo quần để mặc đi làm, để sinh hoạt, tri túc không cần phải ăn thật no, phải ở nhà thật rộng và dùng điện thoại hàng hiệu. Tri túc tránh cho ta tiêu xài quá mức và sự ô nhiễm môi trườngsinh hoạt. Tri túc giúp ta biết được, mỗi cái điện thoại cầm tay ta đang dùng, trái đất, sông, biển phải gánh thêm một lượng không nhỏ CO2 khi để chế tác ra điện thoại cầm tay đó.
Giác ngộ thứ tư
第 四 覺 知。懈 怠 墜 落。常 行 精 進。破 煩 惱 惡。摧 伏 四 魔。出 陰 界 獄。
Đệ tứ giác tri, giải đãitrụy lạc, thường hànhtinh tấn, phá phiền não ác, tồi phục tứ ma, xuất ấm giới ngục.
Giác ngộ thứ tư, lười biếng đưa đến sa đọa. Nên thường tinh tấn tu tập để phá giặc phiền não, hàng phụcbốn loài ma, vượt thoát ngục tù của năm ấm và ba cõi.
Tu không phải là bi quan, sống phó thác, lười biếng ( giải đãi trụy lạc懈 怠 墜 落) để cho tháng ngày trôi qua một cách uổng phí. Đệ tử Phật phải hành trì ngày đêm ( thường hànhtinh tấn 常 行 精 進) . Tinh tấn là sự cần mẫn, cần mẫn dùi mài sự nghiệptrí tuệ ( duy tuệ thị nghiệp唯 慧 是 業) . Phải dùng thì giờ của mình để ngày đêm đọc nhớ ( tụng niệm 誦 念) lời Phật dạy, thiền định về các điều mà bậc đại nhân đã giác ngộ đó là :
- Thế gian vô thường世 間 無 常,
- Tứ đại khổ không四 大 苦 空,
- Ngũ ấm vô ngã五 陰 無 我,
- Tâm thị ác nguyên心 是 惡 源,
- Hình vi tội tẩu形 為 罪 藪。
Khi quán chiếu thấy rõ về vô thường, khổ, không, vô ngã và bất tịnh, ngày đêm hành trì ( thường hànhtinh tấn 常 行 精 進), thì thân tâm phá được tham, giận, si mê ( phá phiền não ác破 煩 惱 惡) , hàng phụcbốn loài ma ( tồi phục tứ ma, 摧 伏 四 魔), vượt thoát ngục tù của năm uẩn ( 出 陰 界 獄 ).
Đệ ngũ giác ngộ, ngu sisinh tử, Bồ Tátthường niệm, quảng học đa văn, tăng trưởngtrí tuệ, thành tựubiện tài, giáo hóanhất thiết, tất dĩ đại lạc.
Giác ngộ thứ năm, ngu si trong sanh tử. Bồ Tát thường nhớ rằng cần phảihọc rộng, nghe nhiều, tăng trưởngtrí tuệ, thành tựu khả năng biện tài để giáo hóa cho tất cả đều đạt đượchạnh phúc.
Bởi vì ngu si ( 愚 癡 ) nên không giác ngộ được thế gianvô thường ( 世 間 無 常), tứ đại khổ không ( 四 大 苦 空), ngũ ấmvô ngã ( 五 陰 無 我), tâm thị ác nguyên (心 是 惡 源), hình vi tội tẩu(形 為 罪 藪)
Bậc giác ngộ thì quán chiếu được ngu si là chìm đắmtrong vòngsanh tử ( ngu si sinh tử愚 癡 生 死). Bồ Tát biết được vô thường, vô ngã và nhân duyên sinh của vạn hữu nên đã hành trìtụng niệm ( Bồ Tát thường niệm菩 薩 常 念) lấy sự tu học ( quảng học đa văn廣 學 多 聞 ), để trau dồi trí tuệ ( tăng trưởng trí tuệ增 長 智 慧), khi đạt được khả năng thuyết pháp ( thành tựu biện tài成 就 辯 才), người tu không những tự giải phóng được cho bản thân mà còn giáo hóa cho những kẻ khác ( giáo hóanhất thiết 教 化 一 切) đem chúng sinh ra khỏi sinh tử để có được niềm vui trong cuộc sống ( tất dĩ đại lạc悉 以 大 樂). Giác ngộ này là giác ngộđộ người. Bốn điều giác ngộ đầu là giác ngộ tự độ.
Đệ lục giác tri, bần khổ đa oán, hoạnh kết ác duyên, Bồ tátbố thí, đẳng niệm oan thân, bất niệm cựu ác, bất tăng ác nhân.
Điều thứ sáu giác ngộ, nghèo khổ sinh ra oán hận, tạo thêm duyên nghiệpbất thiện. Vì thế, Bồ tát cần thực hành hạnh bố thí một cách bình đẳng giữa kẻ ghét với người thương. Hãy quên đi những điều xấu ác mà họ đã gây cho mình, không nên ghét bỏ những người ác.
Nghèo khổ sinh ra oán hận ( bần khổ đa oán,貧 苦 多 怨 ). Chữ oán怨 thuộc bộ tâm心, gồm chữ đãi 夕có nghĩa là xấu ác, chữ tiết 卩là che đậy ở trên và chữ tâm 心ở dưới. Oán là căm thù, là tâm mình muốn trả thù nhưng thù đó có thể còn che đậy trong tâm. Nghèo thường có những hành động bất thiện ( hoạnh kết ác duyên, 橫 結 惡 緣 ). Oán thù và ác nghiệp có thể do sự nghèo khổ mà có, nhưng không phải ai nghèo đói đều có lòng oán hận và tạo những hành động xấu.
Những đại nhân, những vị bồ tát khi thực hành bố thí (Bồ tátbố thí 菩 薩 布 施), thường nhớ phép bố thíbình đẳng (đẳng niệm oan thân等 念 冤 親), không phân biệt người mình thương hoặc người mình ghét. Bậc Bồ Tát vì giác ngộ khổ, không, vô thường khi thực hành phép bố thí, coi kẻ ghét người thương như nhau, bỏ qua những điều ác mà người khác đã làm đối với mình ( bất niệm cựu ác不 念 舊 惡) và không đem tâm ghét bỏ những ai đã làm ác ( bất tăng ác nhân不 憎 惡 人).
Đệ thất giác ngộ, ngũ dục quá hoạn, tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc, niệm tam y, ngõa bátpháp khí, chí nguyệnxuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn, từ binhất thiết.
Giác ngộ thứ bảy, năm loại dục là nguyên nhân gây ra tội lỗi và tai họa. Vậy tuy làm người sống ở đời mà không đắm nhiễm năm thứ vui phàm tục ấy. Tâm nghĩ đến ba y và bình bát. Tâm nguyện hướng về đời sốngxuất gia. Vì vậy, sống thanh tịnh, giữ gìnđạo hạnh, tu tậpphạm hạnh thanh cao, thương yêu tất cả muôn loài.
Năm loại dục là nguyên nhân gây ra tội lỗi và tai họa ( ngũ dục quá hoạn五 欲 過 患) đó là tài, sắc, danh, thực và thùy dục. Người không thấy được vô thường, khổ, không, vô ngã, thường chạy theo tiền tài, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp và ham muốnthụ hưởng. Chữ欲 là ham muốn, thuộc bộ nhân. Ham muốn là ham muốn của con người, chủ thể. Chữ quá過vượt quá, lỗi lầm. Chữ quá thuộc bộ sước , 辵nghĩa là chạy. Chữ患 thuộc bộ tâm là lo lắng, tai họa. Dục quá hoạn ( 欲 過 患) là chạy theodục vọng mà gây ra tội lỗi, tai họa.
Kinh dạy, đệ tử Phật dù tại gia hay xuất gia, chúng ta phải có chánh kiến không để dục lạc của cuộc đời làm cho ô nhiễm (bất nhiễm thế lạc不 染 世 樂。). Mặc dù chúng ta ở trong cuộc đời ( tuy vi tục nhân雖 為 俗 人), chúng ta phải thuận theocuộc đời để cứu độ cho người đời mà không bị nhiễm ( bất nhiễm不 染) bởi ngũ dục. Cũng như hoa sen mọc dưới bùn mà không hôi tanh mùi bùn. Nhà Phật thường lấy hoa sen làm hình tượng là vậy. Để có thời giantu tập độ cho mình và cho người khác người tu phải luôn luôn quán niệm sống y áo chỉ ba y là đủ ( niệm tam y, 念 三衣), bình bát ( ngõa bát瓦 鉢) làm phương tiệnhành trìđạo pháp ( pháp khí法 器), giữ vững ý nguyện của người xuất gia ( chí nguyệnxuất gia, 志 願 出 家 ), sống thanh tịnh, giữ gìnđạo hạnh ( thủ đạo thanh bạch守 道 清 白), tu tậpphạm hạnh thanh cao, ( phạm hạnh cao viễn梵 行 高 遠), thương yêu tất cả muôn loài ( từ binhất thiết.慈 悲 一 切).
Đệ bát giác tri, sanh tử xí nhiên, Khổ nãovô lượng, phát đại thừa tâm, phổ tếnhất thiết, nguyện đại chúng sanh, thọ vô lượng khổ, linh chư chúng sanh, tất cánhđại lạc
Giác ngộ thứ tám, lửa sanh tử bừng cháy, sanh khổ não vô lượng. phát tâmĐại thừa cứu giúp tất cả. Nguyện thay thế chochúng sanh chịu các khổ nãovô lượng ấy. Làm cho mọi loài chúng sanhđạt được niềm vui tối thượng.
Lửa sanh tử bừng cháy ( sanh tử xí nhiên生 死 熾 然), vô lượngphiền não, đau khổ ( khổ nãovô lượng 苦 惱 無 量) là những khó khăn và gian khổ đệ tử Phật hàng tại gia, xuất gia đều gặp phải. Người tu phải có hạnh nguyệnsâu rộng mới có thể vượt thắng những khó khăn và gian khổ khi thực hành lời dạy của Phật. Đau khổ của cuộc đời là vô lượng ( khổ nãovô lượng 苦 惱 無 量) thì chí nguyệnhành đạo cũng phải vô lượng. ( phổ tế nhất thiết普 濟 一 切). Bởi chí nguyệnhành đạo, Đại nhân thường nguyện thay thế chochúng sanh chịu các khổ nãovô lượng ấy ( nguyện đại chúng sanh, thọ vô lượng khổ, 願 代 眾 生。 受 無 量 苦) Làm cho mọi loài chúng sanhđạt được niềm vui tối thượng ( linh chư chúng sanh, tất cánhđại lạc , 令 諸 眾 生, 畢 竟 大 樂).
Thực hành lời Kinh không phải dễ, cho dù Kinh chỉ dạy Phật tửtụng niệm, quán chiếukhổ không, vô thường, bất tịnh, để tự độ cho mình và độ cho người khác. Vì vậy, Phật dạy chúng ta khi hành trìlời Phật dạy phải coi bệnh khổ là thuốc hay, coi hoạn nạn là sự thảnh thơi, coi chướng ngại là giải thoát, coi ma quân là bạn lữ, coi khó khăn là yếu tốthành công, coi người đối đãitệ lậu với mình là tư lương, coi kẻ chống đối là rừng cây, vườn cảnh, coi sự thi ân là một đôi dép bỏ đi, coi sự từ bỏlợi lộc là sự giàu sang, coi oan ức là cánh cửa đi vào hành động. Có như vậy thìtâm từ bi mới hiển hiện, đại lạc ( 大 樂) mới có ở thân và tâm.
Như thử bát sự, nãi thị chư Phật, Bồ TátĐại Nhân, chi sở giác ngộ, tinh tấnhành đạotừ bitu huệ, thừa pháp thân thuyền chí Niết Bàn ngạn, phục hoàn sanh tử, độ thoát chúng sanh, dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, lịnh chư chúng sanh, giác sanh tử khổ, xả ly ngũ dục, tu tâmthánh đạo. Nhược Phật đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ Đề, tốc chứng chánh giác, vĩnh đoạnsanh tử, thường trụ khoái lạc.
Tám điều như vậy, chư Phật, các vị Bồ Tát và các Bậc Đại Nhân đã giác ngộ, tinh tấnhành đạotừ bi và tu luyệntrí tuệ, nương thuyền pháp thân mà lên bờ Niết Bàn, rồi lại trở về cõi sanh tử, giúp chúng sanhđược giải thoát, lấy tám điều giác ngộ này mà chỉ dẫn cho hết thảy cho mọi chúng sanh, giác ngộ được nỗi khổ sanh tử mà buông bỏnăm dục lạc hướng tâm về con đườngThánh đạo. Nếu là đệ tử của Phật thì phải đọc tụng tám điều này. Ở trong mỗi ý niệm đều, diệt được vô lượng tội, hướng đến Bồ Đề, mau lên chánh giác. Vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử, thường ở trong sự an lạc.
Tám điều như vậy ( như thử bát sự如 此 八 事) được các vị Phật, các vị Bồ Tát và các Bậc Đại Nhân ( chư Phật諸 佛) , ( Bồ Tát菩 薩), ( Đại Nhân,大 人), thấy và hiểu ( giác ngộ覺 悟) và hành trì độ chúng sanh. Trong tám điều giác ngộ các bậc đại nhân thì bốn giác ngộ đầu tiên là giác ngộ để tự độ. Tức là tu để tự mình giải thoát. Bốn giác ngộ sau là độ chúng sinh. Tức là khi độ cho mình các vị Phật, các vị Bồ Tát và các Bậc Đại Nhân, dùng trí tuệ có được bởi giác ngộ mà độ cho người khác. Ý kinh thật là thâm thúy. Mình phải đọc và hành trì bốn giác ngộ đầu tiên, sau đó mình mới tiếp tụchọc hành trì bốn giác ngộ sau. Tu cho mình trước rồi tu cho chúng sanh sau.
Đệ tử Đồng An mông muội khi đọc đến lời Kinh dạy : các vị Phật, các vị Bồ Tát và các Bậc Đại Nhân đến bờ Niết Bàn, (thừa pháp thân thuyền chí Niết Bàn ngạn乘 法 身 船 至 涅 槃 岸), nhưng lại quay trở về cõi sanh tử, giúp chúng sanhđược giải thoát ( phục hoàn sanh tử, độ thoát chúng sanh 復 還 生 死 度 脫 眾 生), con cảm nhận được Tâm Đại Từ, Đại Bi của Phật, Bồ Tát, Đại nhân với chúng sanh. Chỉ có tâm từ bi mới làm được việc như thế.
Trong đời thường, những người làm được như thế không ít. Sau biến cố năm 1975, cả triệu người Việt, vì cuộc sống khó khăn, vì thể chế chính trị đã không ngại nguy hiểm vượt đại dương tị nạn ở khắp nơi trên thế giới. Cuộc sống dẫu khó khăn về ngôn ngữ, về địa lý nhưng nhiều người phấn đấu để thành công, bởi ở Việt Nam họ vẫn còn cha, còn mẹ, còn anh chị em đang mong đợi ở họ. Chí nguyện của họ là giúp người thân ở Việt Nam. Họ luôn quay về nơi nghèo khó giúp đỡ, đó là những bồ táttrong đời thường. Ngày nay ở Việt Namchúng ta thường thấy những Phật tửthức khuya, dậy sớm tự mình nấu cháo, tự mình đem đến các bệnh viện để mời các bệnh nhân nghèo. Họ là Bồ Tát đang quay về với những cảnh đời khó khăn để chia sẻ.
Lời Kinh dạy đơn giản, nhưng thật ý nghĩa. Mình phải đi từng bước một. Trước phải đọc hiểu kinh, rồi hành trìthực hành theo lời dạy của Kinh. Tu thì phải hành. Mình phải đem kinh nghiệm sống của mình ra mà đọc kinh. Chính kinh nghiệm sống của mình mới làm cho mình hiểu được kinh. Bởi với mỗi người mỗi nhận thức, mỗi hoàn cảnh, để mà tự đó tự giác ngộ về vô thường, khổ, không, vô ngã.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ngày 13– Tân Sửu, Tháng Tư – Quý Tỵ, Năm Bính Thân – 2016.
Vi Phật đệ tử, thường ư trú dạ, chí tâmtụng niệm, Bát Đại Nhân Giác.
Đệ nhứtgiác ngộ, thế gianvô thườngquốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấmvô ngã, sanh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu, như thịquán sát tiệm ly sanh tử.
Đệ thất giác ngộ, ngũ dục quá hoạn, tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc, niệm tam y, ngõa bátpháp khí, chí nguyệnxuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn, từ binhất thiết.
Đệ bát giác tri, sanh tử xí nhiên, Khổ nãovô lượng, phát đại thừa tâm, phổ tếnhất thiết, nguyện đại chúng sanh, thọ vô lượng khổ, linh chư chúng sanh, tất cánhđại lạc
Như thử bát sự, nãi thị chư Phật, Bồ TátĐại Nhân, chi sở giác ngộ, tinh tấnhành đạotừ bitu huệ, thừa pháp thân thuyền chí Niết Bàn ngạn, phục hoàn sanh tử, độ thoát chúng sanh, dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, lịnh chư chúng sanh, giác sanh tử khổ, xả ly ngũ dục, tu tâmthánh đạo. Nhược Phật đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú Bồ Đề, tốc chứng chánh giác, vĩnh đoạnsanh tử, thường trụ khoái lạc.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.