Jayarava Phê Bình Thích Nhất HạnhChính Đáng Không?

17/11/20173:03 CH(Xem: 14236)
Jayarava Phê Bình Thích Nhất Hạnh Có Chính Đáng Không?
JAYARAVA PHÊ BÌNH THÍCH NHẤT HẠNH
CHÍNH ĐÁNG KHÔNG?

BS. Tào Trọng Nhân

bat nha tam kinh 2
Ngài Phước Nguyên có sai sót trong bản dịch đầu, đối với tôi những sai sót này không lớn lắm. Vì tôi vẫn thường đối chiếu nguyên tác và bản dịch. Đọc đi đọc lại các bài, suy nghĩ tình cảm của tôi vẫn không thay đổi. Và tôi đã cảm kích nhiều trước sự nhận lỗi rất nghiêm túc chân thành của ngài.
Xin Phép diễn đàn Thư Viện Hoa Sen cho tôi được trao đổi thêm với các  Đạo hữu mấy ý kiến sau:

1/ Học giả Jayarava đặt tựa đề ( tức là xác định nội dung của bài mình viết): Thich Nhat Hanh's Changes to The Heart Sutra”- NHỮNG THAY ĐỔI TÂM KINH CỦA THÍCH NHẤT HẠNH. Nhưng nội dung bài viết đã không đơn thuần cung cấp cho người đọc biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thay đổi Tâm Kinh ra sao, mà thực chấtnhấn mạnh, xoáy sâu phê bình cách trình bày nội dung làm thay đổi bài kinh này theo kiểu riêng của Thiền sư. Tôi đồng ý với Phật tử trí thức Nguyễn Minh Tiến: “Trước khi đi vào phân tích và phê phán bản dịch Anh ngữ của thầy Nhất Hạnh, tác giả đã dạo đầu bằng cách chỉ trích chung chung hầu hết các bản dịch Anh ngữ của Tâm kinh trong thời hiện đại. Ông viết:

Rất nhiều bản dịch mới [của Tâm kinh] được thúc đẩy bởi sự kiêu mạn hoặc ý muốn xác lập uy tín của mình như một "thiền sư". Những bản dịch này không giúp ích gì thêm cho kiến thức của chúng ta về Tâm kinh và cũng không đóng góp gì cho lĩnh vực văn học. Chúng thường là một kiểu “Anh ngữ hỗn chủng Phật giáo” tệ hại nhất.”.

Jayarava viết như thế này, một đứa con nít đọc cũng dễ dàng hiểu rằng trong cái “ chung chung” ấy, có cái bản dịch của Thích Nhất Hạnh, và chính cái riêng của Thích Nhất Hạnh này mới là cái trung tâm, cái bia nhắm của những câu văn phê phán quyết liệt kia.  Rõ ràng rằng đó chỉ là những cảm nhận, nhận định hoàn toàn chủ quan xuất phát từ những suy diễn  của bản thân Jayarava. Hoàn toàn không có cơ sở khách quan nào cả. Học giả sẽ không bao giờ trả lời được những câu hỏi phản biện, ví dụ : ông căn cứ vào đâu để nhận định rất nhiều bản dịch mới được thúc đẩy bởi tính kiêu mạn? Cơ sở nào để ông nhận định các bản dịch mới không giúp ích gì cho kiến thức của chúng ta? …v v…

Rất là bất ngờ vì những nhận định khôi hài đến mức đáng thương của Jayarava: Học trò của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ngợi khen bản dịch của thầy mình thì bị ông chê là tâng bốc,nịnh bợ, không chính xác, thiếu tầm nhìn. Còn người nào chê bản dịch của TNH là huyênh hoang dị hợm thì ông phong liền là người có đầu óc khách quan!.

2/ Là một Phật tử, tôi thích nhất bản dịch Tâm kinh của ngài Huyền Trang, không thấy cần có thêm bản dịch nào khác. Nhưng, là một Phật tử nên tôi biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một bậc thầy lớn, rất lớn đã tu học lâu năm và đặc biệt có rất nhiều đệ tử theo học. Cho nên có thể đức Thầy đã thấy ( riêng tôi không thấy) nhiều người đọc bản kinh mà tôi đang thích đó, lại hay hiểu sai, và thầy thấy cần phải viết lại cách khác thì mới phù hợp hơn cho nhiều học trò của mình. Vì vậy, tôi không hồ đồ nhận định việc viết lại kinh của đức Thầy là vì kiêu mạn, muốn chứng tỏ ta đây là thiền sư….Mà chỉ nghĩ đơn giản là: Thầy muốn viết lại kinh vì sự nghiệp hoằng pháp. Tôi không cho khởi lên trong đầu mình những suy nghĩ u ám để rồi cho ra những lời bình người khác một cách đậm màu tiêu cực.
Là một Phật tử, tôi biết một học giả khó mà hiểu kinh Phật bằng một nhà tu hành chân chính. Học giả muốn phê bình một Thiền sư thì nên uốn lưỡi trăm lần trước khi nói.

3/ Là một Phật tử, tôi hiểu người thầy giỏi là người thầy có thể giúp học trò hiểu được cái phức tạp bằng lời ý đơn giản, hiểu cái cao siêu bằng những ý mộc mạc và gần gũi. Những lời Thầy dạy cũng dễ thực hành. Đức Phật là người thầy vĩ đại, tôi đọc kinh Phật để học cái ý đơn giản, tôi hành những việc nhỏ bé. Tất cả chỉ để thoát khổ có hiệu quả thiết thực.
Khác hẳn các học giả, các ngài cứ chăm chăm tìm kiếm cái cao siêu huyền bí trong những câu từ đơn giản, thậm chí tự sáng tạo ra các ý nghĩa rồi gán cho lời Phật. Để rồi phê bình nhau bằng những câu khó hiểu, những bài lớn lao, những ý khổng lồ, nhuốm màu khói lửa. Chẳng ngó ngàng, không phục vụ gì cái chuyện vượt khổ cả.

Cùng một mục đích, nhưng có thể có nhiều con đường đi đến khác nhau với những hình thức khác nhau. Đừng khó chịu khi thấy những thứ trái ý thích và nếp quen của mình. Những con đường khác nhau có thể dẫn đến những cái đích khác nhau, bởi vậy Phật dạy “ phàm làm những việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả của việc làm đó”.  Cái người đọc cần Jayavara nêu ra là bản dịch mới của Thích Nhất Hạnh sẽ dẫn người tu học đi đến đâu, sai lầm và nguy hại ở chỗ nào – rất cụ thể, chứ không cần những lời đánh giá ý nghĩa việc dịch, nhận định phẩm chất đạo đức của Thích Nhất Hạnh một cách rất dễ dãi (những thứ trừu tượng, chỉ là cảm tính chủ quan của Jayarava).

4/ Là một Phật tử, tôi biết rằng cùng một khái niệm mà đức Phật dùng để chỉ dạy có thể có nhiều người với nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm nào cũng mang tánh không và hình thành bằng cơ chế duyên khởi. Do đó, để hiểu tương đối (chỉ tương đối thôi – không bao giờ hiểu đúng tuyệt đối được cả) ý nghĩa của một khái niệm của đức Phật đưa ra, phải đọc nhiều bài kinh khác nhau để biết nhiều tình huống cụ thể đức Phật đã dùng khái niệm đó. Ví dụ ,khái niệm Sunyata dịch ra Việt ngữ là “ Không” là trật lất, dịch ra tiếng Anh là Emptiness ( trống rỗng) cũng sai bét, nhưng ta vẫn phải tạm hài lòngchấp nhận. Bởi sẽ chẳng bao giờ tìm ra được từ để phiên dịch cho đúng. Chúng ta miệng nói “ Không” nhưng trong đầu thì hiểu không phải là ý nghĩa “không” mà ngoài đời đang hiểu hàng ngày. Chúng ta đọc được từ Emptiness trong phật học,  bắt buộc hiểu theo kinh nghiệm đọc được từ Kinh Phật, không phải là trống rỗng của người ngoại đạo hằng tưởng tượng. Ngay cả từ Sunyata đức Phật dùng cũng không mang ý nghĩa như Sunyata thông thường của tiếng Sanskrit. Nói như thế để nhấn mạnh rằng tu học Phật pháp, chúng ta kiêng kỵ chuyện chấp dính vào từ ngữ. Đánh giá việc hiểu đúng đắn khái niệm Phật học bằng thành quả tu tập vượt khổ, chứ không thể và không bao giờ bằng phân tích, lý luận , tranh cãi phản biện cái nội hàm của văn từ. Do đó, không có chuyện bài kinh trình bày bằng văn xuôi mới đúng, hay thơ vần là sai,  hoặc không chấp nhận diễn đạt kinh bằng hình thức giả kịch vấn đáp hay tranh vẽ.

5/ Cuộc đời, thế gian này là thể thống nhất của những mâu thuẫn. Bản chất của sự thậtmâu thuẫn. Cái bản chất mâu thuẫn này được thể hiện tinh tế khéo léo, ngắn gọn chính xác một cách đáng khâm phục, đáng ngợi ca trong kinh Phật. Với những người đã hiểu rõ bản chất mâu thuẫn của cuộc đờiý nghĩa của nhận thức mâu thuẫn này trong tu học Phật phápđời sống hàng ngày, họ không đòi hỏi sửa kinh cũ. Thậm chí có người cho rằng việc tìm cách xóa tính mâu thuẫn trong câu kinh là hoàn toàn sai lầm, là trọng tội. Nhưng tôi thì cho rằng, bản thân tôi giữ nguyên, tôi vẫn thông cảm vì hiểu được vì sao có những thiền sư muốn xóa tính mâu thuẫn để mọi chuyện trở nên thống nhất logic hơn, giúp một bộ phận người nào đó thấy dễ hiểu hơn, hiểu đúng hơn và dễ tu học hơn.
Tôi đọc bản dịch mới của thiền sư Thích Nhất Hạnh với tinh thần không chấp từ ngữ, thấy rằng không có gì sai cả, có cái cảm giác lạ tai lạ miệng nhưng hoàn toàn không có cảm giác khó chịu.

6/ Thay lời kết luận: Bài phê bình Thích Nhất Hạnh thay đổi Tâm kinh của Jayarava, là một công trình nghiên cứu công phu của học giả mang tính học thuật văn hóa, phê bình một thiền sư mang tính hành đạo. Vì vậy đọc thấy có chỗ  chéo ngoe, không đảm bảo tính khoa học và Phật học, nhưng cũng mang lại nhiều suy nghĩ và….thú vị!

Bài đọc thêm:
Tâm Kinh Tuệ Giác Qua Bờ (Thích Nhất Hạnh)
Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ (Bản gốc Làng Mai)
Có Nên Dịch Lại Tâm Kinh Hay Không (Nguyễn Minh Tiến)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (Quảng Minh dịch) 
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (nhiều dịch giả)
Dẫn Vào Tâm Kinh Bát-nhã (Thích Tuệ Sỹ)
Bản Lai Vô Nhất Vật…(Nguyên Giác)
Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh (Nguyên Giác)
Jayarava phê bình Thích Nhất Hạnh đã biến đổi Tâm Kinh (Phước Nguyên)
Vài suy nghĩ khi đọc bài “Jayarava phê bình Thích Nhất Hạnh đã biến đổi Tâm Kinh” (Nguyễn Minh Tiến)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/04/2010(Xem: 131275)
14/05/2010(Xem: 440003)
23/04/2023(Xem: 33050)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.