Kinh Pháp Cú Bắc Truyền Quyển Hạ

26/11/20163:45 SA(Xem: 7217)
Kinh Pháp Cú Bắc Truyền Quyển Hạ

KINH PHÁP CÚ BẮC TRUYỀN
ĐTK/ĐCTT, N°. 0210
Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu
Hán dịch: Đời Ngô, Thiên Trúc Sa-môn Duy-kỳ-nan
Việt dịch: Thích Đồng Ngộ - Thích Nguyên Hùng
(QUYỂN HẠ)

 

Kinh Pháp Cú Bắc TruyềnLời thưa Cùng Pháp lữ xa gần quý mến!

Kinh Pháp cú Nam truyền đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới (1) . Riêng tiếng Việt, bản dịch sớm nhất là của hai vị cố Hoà thượng Thích Thiện Siêu, (năm 1959, dựa trên bản dịch Hán văn của Pháp sư Liễu Tham) và cố Hoà thượng Thích Minh Châu, (năm 1969, dịch từ nguyên bản Pāli). Cả hai bản dịch này hiện đã được tập hợp và in chung thành bộ Kinh Pháp CúLời Phật dạy, nxb. Hồng Đức ấn hành năm 2014.

Đến nay, Kinh Pháp cú Nam truyền đã có nhiều công trình nghiên cứu và dịch thuật khác. Tiêu biểu có Thi kệ Pháp cú kinh của Thích Tịnh Minh; Kinh Pháp cú của Phạm Kim Khánh; Kinh Lời Vàng - Thi hóa Dhammapada, của Tỳ-kheo Giới Đức (Minh Đức - Triều Tâm Ảnh); Kinh Pháp Cú, của Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thơ… Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm thi hoá, thi lược khác, như Lời vàng vi diệu của Thích Giác Toàn, Thi lược lời kinh Pháp cú của Triều Nguyên, Pháp cú tinh hoa của Vũ Anh Sương… Có thể nói, Pháp cú Nam truyền đã tạo nguồn cảm hứng vô tận cho giới học Phật, hình thành nên nghệ thuật, thi ca đầy sáng tạo, khiến cho hương hoa chánh pháp ngào ngạt muôn phương!

Trong khi đó, Kinh Pháp cú Bắc truyền, vốn được dịch từ Phạn sang Hán, hiện đang lưu giữ trong Đại tạng kinh Đại chánh tân tu, tập IV, số hiệu 0210, mới chỉ có hai công trình dịch thuật bằng văn xuôi (Kết một tràng hoa của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh, Đọc pháp cú Bắc tông của Hoà thượng Thích Trí Quang) và một bản kệ tụng trong Linh Sơn Pháp bảo Đại tạng kinh.

Nhận thấy, Pháp cú Bắc truyền có 39 phẩm, 759 bài kệ, không những chứa đủ nội dung Pháp cú Nam truyền (gồm 26 phẩm, 423 bài kệ), mà còn nhiều hơn 13 phẩm, 336 bài kệ với nhiều ý nghĩa sâu xa, thí dụ sinh động, chúng tôi mạo muội chuyển dịch tác phẩm này ra tiếng Việt với tựa đề KINH PHÁP CÚ BẮC TRUYỀN để Tăng NiPhật tử có cơ hội tiếp xúc, đối chiếu kinh điển giữa hai truyền thống, ngỏ hầu hái được những đóa hoa sắc hương trong vườn hoa Tuệ giác, làm đẹp cho đời.

Bản dịch này căn cứ trên bản Đại chánh và tham cứu thêm bản Nam Bắc truyền Phápkinh kệđối chiếu biểu của Hội xá Thất diệp Phật giáo (2) để phân chia kệ tụng. Chúng tôi cũng cho in nguyên bản ở cuối bản dịch để bạn đọc tiện đối chiếu.

Trong quá trình phiên dịch, chúng tôi nhận được nhiều khích lệ từ chư tôn đức và quý pháp hữu am tường Hán tạng; nơi đây, xin chân thành tri ân chư tôn đức và quý bằng hữu.

Trong vài thập niên đầu công nguyên, khi Phật pháp mới du nhập Trung quốc, do vốn dụng ngữ Phật học chưa nhiều, nên các dịch giả kinh Phật nói chung và dịch giả kinh Pháp cú nói riêng phải vay mượn nhiều khái niệm bản ngữ để diễn tả. Đây là một thử thách không nhỏ đối với chúng tôi, và cũng do đó nên bản dịch không sao tránh khỏi sai sót, vụng về. Kính lạy Thiện tri thức mười phương hỷ xả và chỉ dạy thêm cho.

Am Vô Nguyện

Cuối thu Bính Thân, Phật lịch 2560

Thích Nguyên Hùng

1 Xem mục Phụ bản A, Thư tịch, trang 307, Kinh Pháp cúLời Phật dạy, của HT. Thích Thiện Siêu và HT. Thích Minh Châu, nxb. Hồng Đức, năm 2014.

2 Xem ở đây: http://www.bjbci.com/fjj/974.jhtml; và ở đây: http://book.bfnn.org/books3/2075.htm#a239.

Xem nội dung:
pdf_download_2
Kinh Pháp Cú Bắc Truyên



Bài đọc thêm:
Kinh Pháp Cú Hán Tạng (Thích Nhất Hạnh)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/05/2010(Xem: 143780)
16/05/2010(Xem: 92303)
13/03/2017(Xem: 8245)
19/03/2016(Xem: 20610)
13/05/2010(Xem: 170403)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.