Nhân Câu Chuyện Của Bác Sĩ Trịnh Đình Hỷ

27/12/20177:02 CH(Xem: 7922)
Nhân Câu Chuyện Của Bác Sĩ Trịnh Đình Hỷ
NHÂN CÂU CHUYỆN CỦA BÁC SĨ TRỊNH ĐÌNH HỶ
BS. Tào Trọng Nhân


Bác sĩ Trịnh Đình Hỷ có bài luận trên Thư Viện Hoa Sen mang tựa đề “VỀ CÁC BÀI PHÊ BÌNH BẢN DỊCH MỚI TÂM KINH CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH”. Tôi hoàn toàn nhất trí với nội dung bài viết này. Đối với tôi đó là những ý kiến đúng đắn và xác đáng về mặt chuyên môn Phật học. Nhưng cũng có một sai lầm về thực tế lòng người mà chính tác giả cũng đã nhận ra: chạm vào cái Ngã và Mạn của người khác là làm người ta “mích lòng”, bàn luậnxu hướng trở thành luận chiến,  không còn mùi vị  “ trao đổi ý kiến để học hỏi”.

Bổn sư tôi dậy rằng “ là thiền sinh, con phải tránh rối trí, độ rối trí tỷ lệ thuận với độ dài lý luận”. Tôi đã hơi e ngại bác sĩ Trịnh Đình Hỷ sẽ có bài lý luận phản hồi khi đọc được những bài của những tác giả bị “ mích lòng”. Tôi nghĩ phản hồi là không cần thiết, bởi quan điểm nhận thức của các quý vị mọi người đã rõ khi đọc được các bài của quý vị đã đăng, hãy để mọi người suy nghĩ và tự đánh giá. Sự e ngại này được tháo gỡ và thay vào đó bằng sự thú vị và cảm mến khi tôi đọc được “TIẾP THEO VỀ CÁC BÀI PHÊ BÌNH BẢN DỊCH MỚI TÂM KINH CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH”. Xin lỗi là đúng rồi, xin lỗi là thượng sách, xin lỗi trong tình huống này là sự khẳng định lẽ phải thuộc về mình mà bảo toàn tính từ bi lại chấm dứt được tranh luận.

Qua bài mới này, được biết tác giả là người thực tâm cầu thị học hỏi, nên tôi mạnh dạn có ý kiến trao đổi thêm cách hiểu khác về những khái niệm Cái không, Tánh ( tính) Không và Tướng Không. Thật ra đó là bàn về danh từ và tính từ, bàn về bản thểhiện tượng.

Một danh từ là tên gọi để xác định một tồn tại, một hiện hữu, một vấn đề. Người ta thường lầm tưởng hiện hữu nào cũng có một bản thể cốt lõi, và như thế , danh từ diễn đạt phần nào – diễn đạt ít nhất cũng được một cách tương đối cái bản thể của sự vật . Nhưng thực ra, các sự vật không có bản thể - vô ngã. Tất cả các sự vật thể hiện sự tồn tại riêng biệt của mình qua những tánh chất. Con người cảm nhận sự vật qua các tính chấthiện tượng của nó. Danh từ thực chất là từ tổng kết các tính từ, nhiều tánh chất của sự vật. Trong Việt ngữ, danh từ thường được cấu tạo kết hợp với những từ “ Con”, “Cái”, “Sự”, ví dụ Con dao, cái bàn , cái không, sự tiếc nuối…..


Tính từ hay tánh từ là từ để diễn đạt tính chất, hiện tượng, biểu hiện của sự vật. Con người thường chúng ta cảm nhận bằng năm giác quan, do đó có nhiều loại tính từ do ngũ quan xác định: Hình dạng, kích thước, màu sắc ( mắt), Mùi hương ( mũi), Vị ( lưỡi), âm thanh ( tai), và những cảm giác về nhiệt, mượt mà xù xì ..( xúc giác). Nói đến Tướng là nói đến tính từ cảm nhận bằng mắt ( hình dạng, kích thước , màu sắc). Tướng thực chất là một tánh từ. Chỉ khác ở chỗ Tánh hay tính là nói chung về tính chất- khái niệm tính chất bao hàm, tướng là nói tính chất khu trú hơn.

Danh từ “Cái Không” là một khái niệm đặc biệt để chỉ một tồn tại đặc biệt trong thế giới này. Khác những tồn tại khác, Cái Không chỉ có một bản thể là không, Cái “bản thể Không” này chỉ có một tánh chất là tánh không, Trong tánh không chỉ có một tướng duy nhất, một hiện tượng duy nhất là “tướng không”.Một vị duy nhất là “vị không”, âm duy nhất là “âm không”, Mùi duy nhất là “mùi không”…Hay nói cách khác, “Không” là tánh chất muốn gọi là mùi vị âm thanh xúc giác hay gì gì cũng được. BỞI CÁI SỰ ĐẶC BIỆT, TÍNH ĐẶC HIỆU MỘT BẢN THỂ đi cùng MỘT HIỆN TƯỢNG DUY NHẤT KHÔNG, MỘT DANH TỪ đi kèm MỘT TÍNH CHẤT DUY NHẤT KHÔNG, MÀ TA CÓ THỂ DÙNG DANH TỪ HAY TÍNH TỪ CŨNG KHÔNG LẪN ĐI ĐÂU ĐƯỢC, DO ĐÓ TRONG PHẬT HỌC, DÙNG CÁI KHÔNG HAY TÁNH KHÔNG HAY TƯỚNG KHÔNG THAY THẾ CHO NHAU ĐỀU ĐƯỢC VÌ ĐỒNG NGHĨA.


Bài đọc thêm:
Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo (Hoang Phong)
Các sách và bài viết về Tánh Không

Bài liên quan:
-Tâm Kinh Tuệ Giác Qua Bờ (Thích Nhất Hạnh)
-Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ (Bản gốc Làng Mai)
-Có Nên Dịch Lại Tâm Kinh Hay Không (Nguyễn Minh Tiến)
-Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (Quảng Minh dịch) 
-Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (nhiều dịch giả)
-Dẫn Vào Tâm Kinh Bát-nhã (Thích Tuệ Sỹ)
-Bản Lai Vô Nhất Vật…(Nguyên Giác)
-Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh (Nguyên Giác)
-Jayarava phê bình Thích Nhất Hạnh đã biến đổi Tâm Kinh (Bản dịch Việt của Phước Nguyên)

-Vài suy nghĩ khi đọc bài “Jayarava phê bình Thích Nhất Hạnh đã biến đổi Tâm Kinh” (Nguyễn Minh Tiến)
-Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Giải (Thích Duy Lực)
-Vài nhận xét về vấn đề dịch lại Tâm Kinh của thầy Nhất Hạnh (Lê Tự Hỷ)
-Về Các Bài Phê Bình Bản Dịch Mới Tâm Kinh Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (Trịnh Đình Hỷ)
-Vài Nhận Xét Về “ Về Các Bài Phê Bình Bản Dịch Mới Tâm Kinh Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Của Bác Sĩ Trịnh Đình Hỷ » (Lê Tự Hỷ)
-Cốt lõi bản dịch mới Tâm Kinh của thầy Nhất Hạnh qua bài viết của Trịnh Đình Hỷ (Nguyễn Minh Tiến)
-Tiếp Theo Về Các Bài Phê Bình Bản Dịch Mới Tâm Kinh Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (Trịnh Đình Hỷ)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2012(Xem: 102963)
20/05/2010(Xem: 55242)
06/09/2013(Xem: 15890)
14/05/2010(Xem: 61510)
10/10/2014(Xem: 43170)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.