Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ

14/09/20144:20 CH(Xem: 27550)
Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ
BẢN DỊCH TÂM KINH MỚI BẰNG VĂN TRƯỜNG HÀNG

TÂM KINH TUỆ GIÁC QUA BỜ
HT. Thích Nhất Hạnh dịch

Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác qua bờ, bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không. Giác ngộ điều ấy xong, bồ-tát vượt qua được mọi khổ đau ách nạn.

“Này Śāriputra, hình hài này chính là cái không và cái không cũng chính là hình hài này. Hình hài này không phải là một cái gì khác với cái không và cái không cũng không phải là một cái gì khác với hình hài này. Điều này cũng đúng với các cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức.

“Này Śāriputra, tất cả mọi hiện tượng đều mang theo tướng không, không hiện tượng nào thực sự có sinh, có diệt, có có, có không, có dơ, có sạch, có thêm và có bớt.

“Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩnhình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức đều không có mặt như những thực tại riêng biệt. Mười tám lĩnh vực hiện tượng là sáu căn, sáu trần và sáu thức cũng đều không có mặt như những thực tại riêng biệt; mười hai khoen nhân duyên cùng sự chấm dứt của chúng, bốn đế là khổ, tập, diệt và đạo cũng không có mặt như những thực tại riêng biệt; tuệ giácchứng đắc cũng đều như thế.

“Vị bồ-tát khi thực tập phép quán tuệ giác qua bờ không thấy có gì cần được chứng đắc, nên không thấy còn có gì chướng ngại trong tâm. Và vì tâm không còn chướng ngại nên vị ấy vượt thắng được mọi sợ hãi, đập tan được mọi tri giác sai lầmđạt được nirvāṇa tuyệt hảo.

“Tất cả các Bụt trong quá khứ, hiện tạivị lai nhờ nương vào phép thực tập tuệ giác qua bờ mà đạt tới chánh giác toàn vẹn.

“Cho nên, này thầy Śāriputra, ai cũng cần biết rằng tuệ giác qua bờ là một linh chú lớn, là linh chú sáng nhất, là linh chú cao nhất, là linh chú không thể so sánh được. Đó là tuệ giác chân thực có khả năng diệt trừ tất cả mọi khổ nạn. Vì vậy ta nên đọc lên câu linh chú sau đây để tán dương tuệ giác qua bờ:

“Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi, svaha!”

BẢN DỊCH TÂM KINH MỚI, THEO KỆ 5 CHỮ

Avalokita
Khi quán chiếu sâu sắc
Với tuệ giác qua bờ,
Bỗng khám phá ra rằng:
Năm uẩn đều trống rỗng.
Giác ngộ được điều đó,
Bồ-tát vượt ra được
Mọi khổ đau ách nạn.(C)

“Này Śāriputra,
Hình hài này là không,
Không là hình hài này;
Hình hài chẳng khác không,
Không chẳng khác hình hài.
Điều này cũng đúng với
Cảm thọtri giác,
Tâm hànhnhận thức. (C)

“Này Śāriputra,
Mọi hiện tượng đều không,
Không sinh cũng không diệt,
Không có cũng không không,
Không dơ cũng không sạch,
Không thêm cũng không bớt. (C)

“Cho nên trong cái không,
Năm uẩn đều không thể
Tự riêng mình có mặt.
Mười tám loại hiện tượng
Là sáu căn, sáu trần
Và sáu thức cũng thế;
Mười hai khoen nhân duyên
Và sự chấm dứt chúng
Cũng đều là như thế;

Khổ, tập, diệt và đạo
Tuệ giácchứng đắc
Cũng đều là như thế. (C)

“Khi một vị bồ-tát
Nương tuệ giác qua bờ
Không thấy có sở đắc
Nên tâm hết chướng ngại.
Vì tâm hết chướng ngại
Nên không còn sợ hãi,
Đập tan mọi vọng tưởng,
Đạt niết-bàn tuyệt hảo. (C)

Chư Bụt trong ba đời
Nương tuệ giác qua bờ
Đều có thể thành tựu
Quả chánh giác toàn vẹn. (C)

“Vậy nên phải biết rằng
Phép tuệ giác qua bờ
Là một linh chú lớn,
linh chú sáng nhất,
linh chú cao tột,
Không có linh chú nào
Có thể so sánh được.
tuệ giác chân thực
Có khả năng diệt trừ

Tất cả mọi khổ nạn. (C)

Vậy ta hãy tuyên thuyết
Câu linh chú qua bờ:
“Gate, gate,
pāragate,
pārasamgate,
bodhi, svaha!” (CC)


LÝ DO TẠI SAO PHẢI DỊCH LẠI TÂM KINH

Các con của Thầy,

Sở dĩ Thầy phải dịch lại Tâm kinh, vì vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không đủ khéo léo trong khi sử dụng ngôn từ; do đó, đã gây ra nhiều hiểu lầm qua các thời đại.

Thầy muốn kể cho các con nghe hai câu chuyện: câu chuyện của một vị sa-di tới tham vấn một thiền sưcâu chuyện một thầy khất sĩ tới tham vấn Tuệ Trung Thượng Sĩ.

1

Vị thiền sư hỏi chú sa-di:

- Con hiểu Tâm kinh như thế nào, nói cho Thầy nghe đi.

Chú sa-di chắp tay đáp:

- Con học được rằng, tất cả năm uẩn đều là không. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp; không có sáu thức, mười tám giới cũng không có, mười hai nhân duyên cũng không có, mà cả tuệ giácchứng đắc cũng không có.

- Con có tin vào lời kinh ấy không?

- Dạ con rất tin vào lời kinh.

Thiền sư bảo:

- Con xích lại gần thầy đây.

Khi chú sa-di xích lại gần, vị thiền sư liền dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của mình nắm lấy cái mũi của chú sa-di và vặn một cái mạnh. Chú sa-di đau quá la lên:

- Thầy ơi, thầy làm con đau quá!

Vị thiền sư nhìn chú và hỏi:

- Vừa rồi chú nói rằng không có mũi. Nếu không có mũi thì cái gì đau vậy?

 

2

Tuệ Trung Thượng Sĩ là một vị thiền sư cư sĩ, đã từng làm y chỉ sư cho vua Trần Nhân Tông hồi vua còn nhỏ tuổi. Hôm ấy, có một thầy tỳ-kheo tới hỏi ngài về Tâm kinh:

- Bạch Thượng Sĩ, hình hài chính là cái không, cái không chính là hình hài, câu này có nghĩa gì?

Ban đầu, Thượng Sĩ im lặng. Sau đó, Thượng Sĩ hỏi:

- Thầy có hình hài không?

- Dạ có.

- Vậy thì tại sao lại nói hình hài là không?

Thượng sĩ hỏi tiếp:

- Thầy có thấy trong cái không gian trống rỗng kia, có cái hình hài không?

- Dạ con không thấy có.

- Vậy thì tại sao lại nói cái không tức là hình hài?

Vị khất sĩ đứng lên xá và đi ra. Nhưng thầy bị Thượng Sĩ gọi lại và đọc cho nghe bài kệ sau đây:

“Sắc tức thị không, không tức thị sắc,
Chư Bụt ba đời tạm thời bày đặt.
Không chẳng phải sắc, sắc chẳng phải không,
Thể tính sáng trong không hề còn mất.”

Căn cứ vào câu chuyện này, ta thấy Tuệ Trung Thượng Sĩ đã nói ngược lại với Tâm kinh và đã động tới cái công thức “sắc tức thị không, không tức thị sắc” linh thiêng, bất khả xâm phạm của nền văn học Bát-nhã.

Thầy thấy Thượng Sĩ đã đi quá đà. Thượng sĩ chưa thấy được rằng cái lỗi không nằm ở công thứcsắc tức thị không” mà nằm ở chỗ vụng về nơi câu “Thị cố không trung vô sắc”. Cách dùng chữ của Tâm kinh Bát-nhã ngay từ câu đầu cho đến câu: “không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt”, theo Thầy đã là tuyệt hảo. Thầy chỉ hơi tiếc là vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không thêm vào bốn chữ không có, không không ngay sau bốn chữ không sinh, không diệt mà thôi. Bởi vì bốn chữ ấy có thể giúp người thoát khỏi ý niệm có và không, và người ta sẽ không còn dễ bị kẹt vào những cái như “không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi…” Cái mũi của chú sa-di đến bây giờ vẫn còn đỏ, các con thấy không?

Vấn đề bắt đầu từ câu kinh: “Này Śāriputra, vì thế mà trong cái không, không có hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức” (tiếng Phạn: Tasmāc śāriputra śūnyatayāṃ na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārāḥ na vijñānam). Ô hay! Vừa nói ở trên là cái không chính là hình hài, và hình hài chính là cái không, mà bây giờ lại nói ngược lại: Chỉ có cái không, không có hình hài. Câu kinh này có thể đưa tới những hiểu lầm tai hại: Nó bốc tất cả các pháp ra khỏi phạm trù hữu và đặt chúng vào trong phạm trù (vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức…). Trong khi đó, thực tính của vạn phápkhông hữu cũng không vô, không sinh cũng không diệt. Kiến chấp hữu là một biên kiến. Kiến chấp vô là một biên kiến khác. Cái mũi của sư chú còn đau tới bây giờ là vì sự vụng về này. Cho đến bài kệ kiến giải tương truyền là của tổ Huệ Năng cũng bị kẹt vào ý niệm đó:

bản lai vô nhất vật!”:

“Cây bồ đề vốn chưa bao giờ từng có
Đài gương sáng cũng vậy
Từ xưa nay, chưa thực sự có một cái gì
Vậy thử hỏi bụi bặm có chỗ nào để bám?”

Thật là:

“Một áng mây qua che cửa động
Bao nhiêu chim chóc lạc đường về.”

Tuệ giác Bát nhã là thứ tuệ giác siêu việt giúp chúng ta vượt thoát mọi cặp ý niệm đối lập như sinh diệt, có không, nhiễm tịnh, thêm bớt, chủ thể đối tượng, v.v... và tiếp xúc được với thực tại bất sinh bất diệt, phi hữu phi vô, v.v... : thực tại này chính là thực tính của vạn pháp. Đó là trạng thái của sự mát mẻ, lắng dịu, bình an, vô úy, có thể chứng nghiệm được ngay trong đời sống hiện tại với hình thể năm uẩn của mình. Đó là nirvāna. “Chim chóc ưa trời mây, hươu nai ưa đồng quê, các bậc thức giả ưa rong chơi nơi niết bàn.” Đây là một câu rất hay trong phẩm Nê Hoàn của Kinh Pháp Cú trong tạng kinh chữ Hán.

Tuệ giác Bát nhãsự thật tuyệt đối, là thắng nghĩa đế, vượt lên trên mọi sự thật ước lệ. Nó là cái thấy cao nhất của Bụt. Những đoạn kinh nào trong Đại Tạng, dù là trong các bộ Kinh Bát Nhã đồ sộ, nếu không phản chiếu được tinh thần trên, thì đều còn nằm trong bình diện sự thật ước lệ, chưa phải là đệ nhất nghĩa đế. Rủi thay, ngay trong Tâm Kinh, ta cũng thấy có một đoạn khá dài như thế.

Cũng vì vậy mà trong bản dịch mới này, Thầy đã đổi luôn cách dùng chữ trong nguyên văn tiếng Phạn và bản dịch chữ Hán của thầy Huyền Trang. Thầy dịch: “Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩnhình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức đều không có mặt như những thực tại riêng biệt, (They do not exist as separate entities). Các pháp từ duyên khởi mà biểu hiện, không có tự tính riêng biệt, không thể tự riêng mình có mặt; đó là điều kinh Bát-nhã muốn tuyên giải. “Cả tuệ giácchứng đắc cũng không có mặt như những gì riêng biệt.” Câu kinh này cũng sâu sắc không kém gì câu “sắc tức thị không”. Thầy cũng đã thêm vào bốn chữ không có, không không vào sau bốn chữ không sinh, không diệt. “Không có, không không” tuệ giác siêu việt của Bụt trong kinh Kātyāyana (Ca Chiên Diên), khi Bụt đưa ra một định nghĩa về chánh kiến. Bốn chữ này sẽ giúp cho các thế hệ sa-di tương lai không còn bị đau lỗ mũi.

Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. Câu kinh: “Chính vì vậy mà trong cái không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức…” rõ ràng là đang bị kẹt vào ý niệm vô, cho nên câu kinh ấy không phải là một câu kinh liễu nghĩa. Ngã không (ātma sūnyatā) chỉ có nghĩa là sự trống rỗng của cái ngã, mà không phải là sự vắng mặt của một cái ngã, cũng như chiếc bong bóng trống rỗng bên trong chứ không phải là không có chiếc bong bóng. Pháp không (dharma sūnyatā) cũng thế, nó chỉ có nghĩa là sự trống rỗng của các pháp mà không phải là sự vắng mặt của các pháp, cũng như bông hoa chỉ được làm bằng những yếu tố không phải hoa chứ không phải là bông hoa đang không có mặt.

Tâm kinh Bát-nhã ra đời muộn khi tín ngưỡng mật giáo đã bắt đầu thịnh hành. Vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã muốn tín đồ Mật giáo đọc tụng Tâm kinh, nên trong đoạn cuối đã trình bày Tâm kinh như một linh chú. Đây cũng là một phương tiện quyền xảo. Thầy sử dụng cụm từ “tuệ giác qua bờ”, vì trong câu linh chú ấy có từ pāragate có nghĩa là qua tới bờ bên kia, bờ của trí tuệ. Pārāyana cũng như Pāramitā đều được dịch là Đáo Bỉ Ngạn. Trong Kinh Tập (Sutta Nipāta), có một kinh gọi là Pārāyana được dịch là đáo bỉ ngạn, qua tới bờ bên kia.

Chúc các con tập tụng bản dịch mới cho hay. Mình đã có bản dịch tiếng Anh rồi và thầy Pháp Linh đang phổ nhạc mới. Thế nào trong ấn bản mới của Nhật Tụng Thiền Môn, ta cũng đưa bản dịch mới này vào. Hôm qua dịch xong, có một ánh trăng đi vào trong phòng Thầy. Đó là khoảng ba giờ khuya ngày 21.08.2014.

 

Viết tại Viện Vô Ưu, Waldbrӧl,
Thầy của các con, thương và tin cậy


BẢN DỊCH TÂM KINH MỚI BẰNG TIẾNG ANH

The Insight that Brings Us to the Other Shore

Avalokiteshvara
while practicing deeply with
the Insight that Brings Us to the Other Shore,
suddenly discovered that
all of the five Skandhas are equally empty,
and with this realisation

he overcame all Ill­being.

“Listen Shariputra,
this Body itself is Emptiness
and Emptiness itself is this Body.
This Body is not other than Emptiness
and Emptiness is not other than this Body.
The same is true of Feelings,
Perceptions, Mental Formations,

and Consciousness.

“Listen Sariputra,
all phenomena bear the mark of Emptiness;
their true nature is the nature of
no Birth no Death,
no Being no Non­being,
no Defilement no Immaculacy,

no Increasing no Decreasing.

“That is why in Emptiness,
Body, Feelings, Perceptions,
Mental Formations and Consciousness

are not separate self entities.

The Eighteen Realms of Phenomena
which are the six Sense Organs,
the six Sense Objects,
and the six Consciousnesses

are also not separate self entities.

The Twelve Links of Interdependent Arising
and their Extinction

are also not separate self entities.

Ill­being, the Causes of Ill­being,
the End of Ill­being, the Path,
insight and attainment,

are also not separate self entities.

Whoever can see this

no longer needs anything to attain.

“Bodhisattvas who practice
the Insight that Brings Us to the Other Shore
see no more obstacles in their mind,
and because there are no more
obstacles in their mind,
they can overcome all fear,
destroy all wrong perceptions

and realize Perfect Nirvana.

“All Buddhas in the past, present and
future by practicing
the Insight that Brings Us to the Other Shore
are all capable of attaining

Authentic and Perfect Enlightenment.

“Therefore Sariputra,
it should be known that
the Insight that Brings Us to the Other Shore
is a Great Mantra,
the most illuminating mantra,
the highest mantra,
a mantra beyond compare,
the True Wisdom that has
the power
to put an end to all kind of
suffering.
Therefore let us proclaim
a mantra to praise

the Insight that Brings Us to the Other Shore:

Gate, Gate, Paragate, Parasamgate,

Bodhi Svaha!”


(Làng Mai)


BÀI ĐỌC THÊM:
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Việt, Anh Pháp, Đức và Hoa)
The Heart Sutra (In Sanskrit and English) heart-conze
Bát Nhã Tâm Kinh (HT. Viên Minh) mới


Translations of the The Heart Sutra

Translation by E. Conze

Om Homage to the Perfection of Wisdom the Lovely, the Holy !
Avalokita, the Holy Lord and Bodhisattva, was moving in the deep course of the Wisdom which has gone beyond.
He looked down from on high, He beheld but five heaps, and He saw that in their own-being they were empty.
Here, O Sariputra,
form is emptiness and the very emptiness is form ;
emptiness does not differ from form, form does not differ from emptiness, whatever is emptiness, that is form,
the same is true of feelings, perceptions, impulses, and consciousness.
Here, O Sariputra,
all dharmas are marked with emptiness ;
they are not produced or stopped, not defiled or immaculate, not deficient or complete.
Therefore, O Sariputra,

in emptiness there is no form nor feeling, nor perception, nor impulse, nor consciousness ;
No eye, ear, nose, tongue, body, mind ; No forms, sounds, smells, tastes, touchables or objects of mind ; No sight-organ element, and so forth, until we come to :
No mind-consciousness element ; There is no ignorance, no extinction of ignorance, and so forth, until we come to : There is no decay and death, no extinction of decay and death. There is no suffering, no origination, no stopping, no path.
There is no cognition, no attainment and no non-attainment.
Therefore, O Sariputra,
it is because of his non-attainmentness that a Bodhisattva, through having relied on the Perfection of Wisdom, dwells without thought-coverings. In the absence of thought-coverings he has not been made to tremble,
he has overcome what can upset, and in the end he attains to Nirvana.
All those who appear as Buddhas in the three periods of time fully awake to the utmost, right and perfect Enlightenment because they have relied on the Perfection of Wisdom.
Therefore one should know the prajnaparamita as the great spell, the spell of great knowledge, the utmost spell, the unequalled spell, allayer of all suffering, in truth -- for what could go wrong ? By the prajnaparamita has this spell been delivered. It runs like this :
gate gate paragate parasamgate bodhi svaha.
( Gone, gone, gone beyond, gone altogether beyond, O what an awakening, all-hail ! -- )
This completes the Heart of perfect Wisdom.



Translation by the Nalanda Translation Committee

Thus have I heard. Once the Blessed One was dwelling in Rajagriha at Vulture Peak mountain, together with a great gathering of the sangha of monks and a great gathering of the sangha of bodhisattvas. At that time the Blessed One entered the samadhi that expresses the dharma called "profound illumination," and at the same time noble Avalokiteshvara, the bodhisattva mahasattva, while practicing the profound prajnaparamita, saw in this way: he saw the five skandhas to be empty of nature.

Then, through the power of the Buddha, venerable Shariputra said to noble Avalokiteshvara, the bodhisattva mahasattva, "How should a son or daughter of noble family train, who wishes to practice the profound prajnaparamita?"

Addressed in this way, noble Avalokiteshvara, the bodhisattva mahasattva, said to venerable Shariputra, "O Shariputra, a son or daughter of noble family who wishes to practice the profound prajnaparamita should see in this way: seeing the five skandhas to be empty of nature. Form is emptiness; emptiness also is form. Emptiness is no other than form; form is no other than emptiness. In the same way, feeling, perception, formation, and consciousness are emptiness. Thus, Shariputra, all dharmas are emptiness. There are no characteristics. There is no birth and no cessation. There is no impurity and no purity. There is no decrease and no increase. Therefore, Shariputra, in emptiness, there is no form, no feeling, no perception, no formation, no consciousness; no eye, no ear, no nose, no tongue, no body, no mind; no appearance, no sound, no smell, no taste, no touch, no dharmas, no eye dhatu up to no mind dhatu, no dhatu of dharmas, no mind consciousness dhatu; no ignorance, no end of ignorance up to no old age and death, no end of old age and death; no suffering, no origin of suffering, no cessation of suffering, no path, no wisdom, no attainment, and no non-attainment. Therefore, Shariputra, since the bodhisattvas have no attainment, they abide by means of prajnaparamita.

Since there is no obscuration of mind, there is no fear. They transcend falsity and attain complete nirvana. All the buddhas of the three times, by means of prajnaparamita, fully awaken to unsurpassable, true, complete enlightenment. Therefore, the great mantra of prajnaparamita, the mantra of great insight, the unsurpassed mantra, the unequaled mantra, the mantra that calms all suffering, should be known as truth, since there is no deception. The prajnaparamita mantra is said in this way:

OM GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODHI SVAHA

Thus, Shariputra, the bodhisattva mahasattva should train in the profound prajnaparamita.

Then the Blessed One arose from that samadhi and praised noble Avalokiteshvara, the bodhisattva mahasattva, saying, "Good, good, O son of noble family; thus it is, O son of noble family, thus it is. One should practice the profound prajnaparamita just as you have taught and all the tathagatas will rejoice."

When the Blessed One had said this, venerable Shariputra and noble Avalokiteshvara, the bodhisattva mahasattva, that whole assembly and the world with its gods, humans, asuras, and gandharvas rejoiced and praised the words of the Blessed One.



Translation by the Buddhist Text Translation Society

When Bodhisattva Avalokiteshvara was practicing the profound Prajna Paramita, he illuminated the Five Skandhas and saw that they are all empty, and he crossed beyond all suffering and difficulty.

Shariputra, form does not differ from emptiness; emptiness does not differ from form. Form itself is emptiness; emptiness itself is form. So too are feeling, cognition, formation, and consciousness.

Shariputra, all Dharmas are empty of characteristics. They are not produced, not destroyed, not defiled, not pure; and they neither increase nor diminish. Therefore, in emptiness there is no form, feeling, cognition, formation, or consciousness; no eyes, ears, nose, tongue, body, or mind; no sights, sounds, smells, tastes, objects of touch, or Dharmas; no field of the eyes up to and including no field of mind consciousness; and no ignorance or ending of ignorance, up to and including no old age and death or ending of old age and death. There is no suffering, no accumulating, no extinction, and no Way, and no understanding and no attaining.

Because nothing is attained, the Bodhisattva through reliance on Prajna Paramita is unimpeded in his mind. Because there is no impediment, he is not afraid, and he leaves distorted dream-thinking far behind. Ultimately Nirvana! All Buddhas of the three periods of time attain Anuttara-samyak-sambodhi through reliance on Prajna Paramita. Therefore know that Prajna Paramita is a Great Spiritual Mantra, a Great Bright Mantra, a Supreme Mantra, an Unequalled Mantra. It can remove all suffering; it is genuine and not false. That is why the Mantra of Prajna Paramita was spoken. Recite it like this:

Gaté Gaté Paragaté Parasamgaté

Bodhi Svaha!

End of The Heart of Prajna Paramita Sutra

Copyright © 1997 Buddhist Text Translation Society



Translation by the Kuan Um School of Zen

Avalokitesvara Bodhisattva
when practicing deeply the Prajna Paramita
perceives that all five skandhas are empty
and is saved from all suffering and distress.

Shariputra,
form does not differ from emptiness,
emptiness does not differ from form.
That which is form is emptiness,
that which is emptiness form.

The same is true of feelings,
perceptions, impulses, consciousness.

Shariputra,
all dharmas are marked with emptiness;
they do not appear or disappear,
are not tainted or pure,
do not increase or decrease.

Therefore, in emptiness no form, no feelings,
perceptions, impulses, consciousness.

No eyes, no ears, no nose, no tongue, no body, no mind;
no color, no sound, no smell, no taste, no touch,
no object of mind;
no realm of eyes
and so forth until no realm of mind consciousness.

No ignorance and also no extinction of it,
and so forth until no old age and death
and also no extinction of them.

No suffering, no origination,
no stopping, no path, no cognition,
also no attainment with nothing to attain.

The Bodhisattva depends on Prajna Paramita
and the mind is no hindrance;
without any hindrance no fears exist.
Far apart from every perverted view one dwells in Nirvana.

In the three worlds
all Buddhas depend on Prajna Paramita
and attain Anuttara Samyak Sambodhi.

Therefore know that Prajna Paramita
is the great transcendent mantra,
is the great bright mantra,
is the utmost mantra,
is the supreme mantra
which is able to relieve all suffering
and is true, not false.
So proclaim the Prajna Paramita mantra,
proclaim the mantra which says:

gate gate paragate parasamgate bodhi svaha
gate gate paragate parasamgate bodhi svaha
gate gate paragate parasamgate bodhi svaha.



Translation by the Reverend Xuan-Zang, Translated into English by Dr. Yutang Lin

Whenever Bodhisattva Avalokitesvara practices deeply sublimation through Transcendent Wisdom, he intuitively perceives that the five aggregates are of Blank Essence, thus transcending all suffering and difficulties. "Shariputra, phenomena are inseparable from Blank Essence, and Blank Essence is inseparable from phenomena; phenomena are identical to Blank Essence, and Blank Essence is identical to phenomena. Feeling, conceptualization, motivation and consciousness are also inseparable from and identical to Blank Essence."

"Shariputra, the characteristics of Blank Essence of all these things are: neither born nor deceased, neither dirty nor clean, neither increasing nor decreasing. Therefore in Blank Essence there are no phenomena, no feeling, conceptualization, motivation, consciousness; no eye, ear, nose, tongue, body, mind; no color, sound, odor, flavor, touch, impression; no eye-species up to and including no perceptual-consciousness-species; no Ignorance and no elimination of Ignorance, up to and including no senility and death and no elimination of senility and death; no suffering, its causes, its transcendence, the path toward its transcendence; no Wisdom and no attainment. Since there is no attainment, by sublimation through Transcendent Wisdom, a Bodhisattva's mind has no attachment. Since there is no attachment, there is no fear. There is freedom from pervasive delusions, and Nirvana is realized."

"Buddhas of the past, present and future attain the Unsurpassable Right and Full Enlightenment by sublimation through Transcendent Wisdom. Therefore sublimation through Transcendent Wisdom is known to be the great wondrous mantra, the great open mantra, the unsurpassable mantra, the no-equal-rank mantra, capable of eliminating all suffering, truthful and without deceit. Hence, the mantra of sublimation through Transcendent Wisdom is to be proclaimed." So He utters the mantra:

Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha



Tibetan version, Lama Yeshe Archive

Homage to the exalted Three Jewels!

Thus have I heard at one time. The Blessed One was dwelling in Rajagriha on Vulture Mountain together with a great assembly of monks and a great assembly of bodhisattvas. At that time, the Blessed One was absorbed in the concentration of the countless aspects of phenomena called “profound illumination.”

At that very time the Superior Avalokiteshvara, the bodhisattva, the great being, was looking perfectly at the practice of the profound perfection of wisdom, perfectly looking at the emptiness of inherent existence of the five aggregates also.

Then, through the power of Buddha, the Venerable Shariputra said to the Superior Avalokiteshvara, the bodhisattva, the great being, “How should a child of the lineage train who wishes to engage in the practice of the profound perfection of wisdom?”

Thus he spoke, and the Superior Avalokiteshvara, the bodhisattva, the great being, replied to the Venerable Shariputra as follows:

“Shariputra, whatever son or daughter of the lineage wishes to engage in the practice of the profound perfection of wisdom should look perfectly like this: subsequently looking perfectly and correctly at the emptiness of inherent existence of the five aggregates also.

"Form is empty, emptiness is form. Emptiness is not other than form. Form is not other than emptiness. In the same way feeling, discrimination, compositional factors, and consciousness are empty. Shariputra, like this all phenomena are empty, without characteristics, that is, they are not produced and do not cease; they have no defilement and no separation from defilement; they have no decrease and no increase.

“Therefore, Shariputra, in emptiness there is no form, no feeling, no discrimination, no compositional factors, no consciousness. There is no eye, no ear, no nose, no tongue, no body, no mind; no visible form, no sound, no smell, no taste, no object of touch, no mental phenomenon. There is no eye element and so forth up to no mind element, up to no element of mental consciousness. There is no ignorance and no cessation of ignorance and so forth up to no aging and death and no cessation of aging and death. Likewise, there is no suffering, no origin, no cessation, and no path; no exalted wisdom, no attainment, and also no nonattainment.

“Therefore, Shariputra, because there is no attainment, bodhisattvas rely on and abide in the perfection of wisdom, and because their minds have no obstructions, they have no fear. Passing utterly beyond error they attain the final state beyond sorrow. All the buddhas who reside in the three times, by relying upon the perfection of wisdom, become manifest and complete buddhas in the state of unsurpassed, perfect, and complete enlightenment.

“Therefore, the mantra of the perfection of wisdom, the mantra of great knowledge, the unsurpassed mantra, the equal-to-the-unequaled mantra, the mantra that thoroughly pacifies all suffering, since it is not false, should be known as the truth. The mantra of the perfection of wisdom is proclaimed:

tayata gate gate paragate parasamgate bodhi soha!

“Shariputra, this is how a bodhisattva, a great being, should train in the profound perfection of wisdom.”

Then the Blessed One arose from that concentration and said to the Superior Avalokiteshvara, the bodhisattva, the great being: “Well said, well said, O child of the lineage. So it is. The profound perfection of wisdom should be practiced exactly as you have taught, and the tathagatas will rejoice.”

When the Blessed One had said this, the Venerable Shariputra, the Superior Avalokiteshvara, the bodhisattva, the great being, and the entire assembly as well as worldly beings— gods, humans, demigods, gandharvas, and others—were filled with admiration and highly praised what had been spoken by the Blessed One.

So ends the noble discourse on the essence of the wisdom gone beyond.
(Souce: http://www.dharmanet.org/HeartSutra.htm)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.