Phẩm 33 Bà La Môn

23/07/20193:12 CH(Xem: 3545)
Phẩm 33 Bà La Môn

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Phẩm 33

BÀ LA MÔN

 ______________________________________

 

Ghi nhận: Chữ Brāhmana tùy ngữ cảnh sẽ dịch là Phạm chí, hay Bà la môn, là người sống Phạm hạnh, tức đời thanh tịnh, dù là Phật tử hay ngoại đạo. Chữ Śramanatu sĩ, sẽ dịch là giáo sĩ nếu ngoại đạo, dịch là sa môn nếu trong tăng già.

Bài kệ 17 trong bản Rockhill ghi rằng kẻ sinh từ một bà mẹ giai cấp Bà la môn được gọi là Bhovadi, bản Iyer ghi là Bhavadi, bản Sparham ghi là " gọi tên theo những gì người ta nói"... đều không được Đức Phật gọi là Bà la môn. Tuy nhiên, người không sở hữu gì (đã sống với vắng lặng rỗng rang), và không nhận gì hết (không nắm giữ, không dính mắc) mới gọi là Bà la môn.

Bài kệ 26 và 27 nói thêm rằng người đã tịch lặng sẽ thấy xa cả “bờ này (khổ) và bờ kia (giải thoát)”… tương tự như nhiều kệ ở phẩm trước. Bài kệ 30 và 31 nói thêm ý “xa lìa cả thiện và ác” như phẩm trước đã nói trong nhiều bài kệ. Bài kệ 32 nói “xa lìa cả trước, sau và giữa” có ý rằng thời gian đã biến mất trong tâm người đã sống với không tịch.

Bài kệ 65 nói về người "without a body, who lives in a cave, who wanders about alone" (không còn thân, sống trong một hang, lang thang đơn độc) là nói về người sống được tánh không (emptiness), trong khi thế giới trở thành một cái hang do nội xứ phóng chiếu ra, và đơn độc là không có gì dính mắc.

Bài kệ 70 và 71 dùng lại ý "giết cha mẹ" là nói, giết cha vô minh và giết mẹ tham ái; nói giết hai vị vua là danh và sắc; nói chinh phục vương quốc (thân tâm) với thần dân (tâm sở).

 

 

 

1 (142) Ai sống tự trang sức, nhưng an tịnh, nhiếp phục, sống kiên trì phạm hạnh, không hại mọi sinh linh, vị ấy là phạm chí, hay sa môn, khất sĩ.

 

2 (141) Không phải sống lõa thể, bện tóc, tro trét mình, tuyệt thực, lăn trên đất, sống nhớp, siêng ngồi xổm, làm con người được thanh tịnh, nếu không trừ nghi hoặc.

 

3 Tu sĩBà la môn nào còn tham, sẽ không đoạn tận được lậu hoặc, và sẽ chịu khổ tái sinh.

 

4 Tu sĩBà la môn nào còn tham, sẽ không đoạn tận được thọ (sensation, vedanā), và sẽ chịu khổ tái sinh.

 

5 Tu sĩBà la môn nào còn tham, và hễ ai còn thấy có gì để dính mắc (tâm còn chỗ trụ), sẽ chịu khổ tái sinh.

 

6 Tu sĩBà la môn nào còn tham, họ vẫn còn là kẻ ngu, bất trí, và sẽ chịu khổ tái sinh.

7 Tu sĩBà la môn nào còn tham, họ sẽ không tìm được an lạc Niết bàn, và sẽ chịu khổ tái sinh.

 

8 (394) Kẻ ngu, có ích gì bện tóc với da dê, nội tâm toàn phiền não, ngoài mặt đánh bóng suông.

 

9 (393) Trở thành Bà la môn không phải vì đầu bện tóc, không vì sinh trong gia đình hay giai cấp nào; Ai thật chân, chánh, tịnh, mới gọi Bà la môn.

 

10 Trở thành Bà la môn không phải vì đầu bện tóc, không vì sinh trong gia đình hay giai cấp; Ai  buông hỏ hết tất cả lậu hoặc ô nhiễm, ta gọi là Bà la môn.

 

11 Trở thành Sa môn không phải vì đầu cạo trọc, trở thành Bà la môn không vì tụng chữ "Om!" Ai biết giới hạnh là gì, và sống thanh tịnh, mới là Bà la môn.

 

12 Trở thành Sa môn không phải vì đầu cạo trọc, trở thành Bà la môn không vì tụng chữ "Om!" Ai  buông hỏ hết tất cả lậu hoặc ô nhiễm, mới là Sa môn, là Bà la môn.

 

13 Trở thành thanh tịnh không phải vì tắm gội, như những kẻ thế tục trong thế giới này; Ai  buông hỏ hết tất cả lậu hoặc ô nhiễm, mới là Sa môn, là Bà la môn.

 

14 Người đã xa lìa tất cả lậu hoặc, người liên tục tự quán chiếu, người đã giác ngộ hoàn toàn về hủy diệt mọi dính mắc, vị đó là Bà la môn trong ba cõi.

 

15 Vị Bà la môn đã xa lìa tất cả lậu hoặc, sống không giả hình, sống đời thanh tịnh, đã đạt toàn hảo như ghi trong các bộ Vedas; vị này sống đời thánh hạnh, và khi nói lên, lời vị này là thánh ngữ.

 

16 Người sống chân thật, sống vô ngã, sống ly tham, sống không mong đợi gì, đã chiến thắng sân hận, vị đó đang trên đường tới Niết bàn; vị đó là một Bà la môn, một Sa môn, một Tỳ khưu.

 

17 (396) Người sinh từ một bà mẹ [quý tộc], nếu có tài sản lớn, có thể được gọi là người dòng Phạm chí, nhưng ta không gọi đó là Bà la môn; người không sở hữu gì (sống với vắng lặng rỗng rang), và không nhận gì hết (không nắm giữ, không dính mắc), ta gọi là Bà la môn.

 

18 (391) Với người thân khẩu ý, không làm các ác hạnh, ba nghiệp được phòng hộ, ta gọi Bà la môn.

 

19 Người không nặng lời, chỉ nói sự thậttừ ái, sống xa lìa lậu hoặc ô nhiễm, ta gọi là Bà la môn.

 

20 (399) Người nhẫn chịu roi đánh, trói buộc, bạo hành, với tâm luôn kham nhẫn, với sức mạnh như chủ đón khách, ta gọi là Bà la môn.

 

21 (400) Người đã hết sân, giữ giới hạnh, dịu dàng, đã lìa tham ái, thân này là thân cuối, ta gọi là Bà la môn.

22 (404) Không liên hệ cả hai, xuất giathế tục, sống độc thân, ít dục, ta gọi là Bà la môn.

 

23 Người không tìm vui gì cho tương lai, không buồn về những gì để lại trong quá khứ, người xa lìa sắc dục, đã chiến thắng Ma vương, ta gọi là Bà la môn.

 

24 Người không tìm vui gì cho tương lai, không buồn về những gì để lại trong quá khứ, người thanh tịnh, ly tham, không sầu khổ, ta gọi là Bà la môn.

 

25 Người không để chút tham nhỏ nào khởi lên, sống vắng lặng, tận lực hướng về Niết bàn, đã đoạn tận lậu hoặc, đã sạch khỏi ô nhiễm, ta gọi là Bà la môn.

 

26 (385) Người đã thấy không có cả bờ này và bờ kia, đã đoạn tận tất cả duyên khởi, ta gọi là Bà la môn.

 

27 Người đã thấy không có cả bờ này và bờ kia, đã đoạn tận ưa thích về ba cõi, ta gọi là Bà la môn.

 

28 (409) Ngươi không lấy gì nơi thế giới này, dù dài hay ngắn, mỏng hay dày, tốt hay xấu, ta gọi là Bà la môn.

 

29 Người có trí tuệ, đoạn tận sầu khổ, sống ly tham, giải thoát khỏi tất cả mọi thứ, ta gọi là Bà la môn.

 

30 Người đã buông bỏ cả thiện và ác, đã trao tặng bố thí mọi thứ, sống ly tham, an tịnh, ta gọi là Bà la môn.

 

31 Người bỏ sau lưng tất cả ưa thích về thiện và ác, đã bỏ sau lưng tất cả những ưa thích, đã giải thoát hoàn toàn, ta gọi là Bà la môn.

 

32 Người thấy không còn phía sau, phía trước và chặng giữa (3 thời: quá khứ, vị lai, hiện tại), đã sống ly tham, lìa trói buộc,  ta gọi là Bà la môn.

 

33 Người, như nước trên lá sen, như hạt cải đầu lá sậy, không dính gì vào ác, ta gọi là Bà la môn.

 

34 (401) Người, như nước trên lá sen, như hạt cải đầu lá sậy, không dính gì vào ái dục, ta gọi là Bà la môn.

 

35 Người, như nước trên lá sen, như hạt cải đầu lá sậy, đã rời niềm vui sinh hữu, ta gọi là Bà la môn.

 

36 Người, như mặt trăng, ly sắc dục, thanh tịnh, hoàn toàn trong trẻo, đoạn tận lậu hoặc, ta gọi là Bà la môn

37 (413) Người, như mặt trăng, ly sắc dục, thanh tịnh, hoàn toàn trong trẻo, đã rời niềm vui sinh hữu, ta gọi là Bà la môn.

 

38 Người đã đoạn tận lậu hoặc, như bầu trời xa vũng lầy và như mặt trăng xa bụi, ta gọi là Bà la môn.

39 Người đã xa lìa tham, như bầu trời lìa vũng lầy và như mặt trăng lìa bụi, ta gọi là Bà la môn.

 

40 Người đã lìa tất cả niềm vui sinh hữu, như bầu trời lìa vũng lầy và như mặt trăng lìa bụi, ta gọi là Bà la môn.

 

41 Người cư trú cô tịch, ly tham, thiền định, dứt lậu hoặc, làm xong những việc cần làm, sống nhu hòa, thân này là thân cuối, ta gọi là Bà la môn.

 

42 (403) Người tri kiến sâu thẳm, tâm ngay chính, biết các đường ngay chính và sai trái, đã tìm thấy an lạc lớn nhất (đường tới Niết bàn), ta gọi là Bà la môn.

 

43 Những người, bất kể họ là ai, người sống khất thực, không có gì là của riêng họ, sống bất hại, tinh tấn, sống đời thánh hạnh, trí tuệ tuyệt hảo, dạy pháp duyên khởi, ta gọi là Bà la môn.

 

44 (415) Người ly tham, sống vô gia cư trên đường xin vào tăng thân, đã đoạn tận tham, ta gọi là Bà la môn.

 

45 Người không hại bất kỳ sinh vật nào, không giết hay không góp phần giết, ta gọi là Bà la môn.

 

46 Người bao dung với cả những người không bao dung, người kham nhẫn chịu đựng hình phạt, người từ bi với tất cả chúng sinh, ta gọi là Bà la môn.

47 (407) Như hạt cải nơi đầu lá sậy, người xa lìa tham ái, sân hậnngã chấp, ta gọi là Bà la môn.

 

48 Người đã vượt thành trì ái luyến và dòng sông luân hồi, đã bước trên đường tới Niết bàn, cũng không bận tâm về chuyện đi sang bờ kia, người đã rời bỏ dính mắc, ta gọi là Bà la môn.

 

49 (410) Người không tham gì trong thế giới này hay thế giới sau, người đã đoạn tận tất cả ưa thích về sinh hữu, ta gọi là Bà la môn.

 

50 Người không còn say đắm gì cho thế giới này hay thế giới sau, người đã hết say đắm, đã hoàn toàn rời bỏ [say đắm đó], ta gọi là Bà la môn.

 

51 Người đã lìa những gì là vui và không vui, đã trở thành nguội lạnh (sống biết đủ), đã đoạn tận lậu hoặc, đã vượt thắng toàn bộ thế giới, tinh tấn, ta gọi là Bà la môn.

 

52 (417) Người lìa trói buộc cõi người, lìa trói buộc cõi trời, lìa tất cả dính mắc trói buộc, ta gọi là Bà la môn.

53 (420) Với ai, mà loài trời, người, cùng với Càn thát bà, không biết chỗ thọ sanh, lậu tận bậc La hán, ta gọi là Bà la môn.

 

54 Với người đã biết và hiểu tất cả pháp, người đã thấy những phần xa nhất của tri kiến, ta gọi là Bà la môn.

55 (423) Với người biết được kiếp trước, thấy được cõi trờiđịa ngục, người tịch tịnh đã tìm ra đường đoạn tận sinh hữu, người toàn hảo tri kiến, biết đoạn tận sầu khổ, ta gọi là Bà la môn.

 

56 Người có tâm giải thoát hoàn toàn, trí tuệ, lìa tất cả tham, đắc tam minh, ta gọi là Bà la môn.

 

57 (419) Người hiểu sự sinh, biến đổi, sự tử của tất cả chúng sinh, người có mắt nhìn xuyên suốt tất cả, đã giác ngộ hoàn toàn (Đức Phật), ta gọi là Bà la môn.

 

58 Người đã lìa tất cả những dính mắc, người không còn sầu khổ, không còn hỷ lạc, người sống quán chiếugiảng pháp cho người khác, ta gọi là Bà la môn.

 

59 (422) Bậc trâu chúa, thù thắng; Bậc anh hùng, đại sĩ; Bậc chiến thắng, không nhiễm; Bậc tẩy sạch, giác ngộ; ta gọi là Bà la môn.

 

60 Người đã rời sinh hữu, đã chiến thắng tất cả, đã vượt qua sông, đã xa lìa thế giới này, đã buông bỏ hết tất cả, và đã tới bờ bên kia; ta gọi là Bà la môn.

 

61 Người không còn chút niệm nào bất thiện, người không còn nói kém suy xét, người sống với tâm xa lìa tham; ta gọi là Bà la môn.

 

62 Người mặc y phục từ đống vải giẻ rách, người học cách sống biết đủ, người không còn tham, người sống gần cội cây; ta gọi là Bà la môn.

 

63 Người đã rời bỏ tất cả sầu khổ, đã an tịnh, đã tự thiền định về Bát chánh đạo; ta gọi là Bà la môn.

 

64 Người đã rời bỏ tất cả (thế gian), người giác ngộ, xa lìa nghi và sầu khổ, đã thấy cảnh giới toàn hảo bất tử (Niết bàn); ta gọi là Bà la môn.

 

65 Người không còn thấy có thân, sống trong một cái hang, lang thang đơn độc, kiểm soát được dòng tâm trôi chảy vốn khó kiểm soát; ta gọi là Bà la môn.

 

66 Người hiểu được [cảnh giới] vô sắc vốn không thể được nhìn thấy, cái vô cùng tận vốn không thể được nhìn thấy, cái cực vi, cái căn bản, người luôn luôn quán chiếu, người đã đoạn tận tất cả dính mắc, người đã giác ngộ toàn hảo (Đức Phật); ta gọi là Bà la môn.

 

67 Người đã cắt dây buộc, người đã rời bỏ tất cả sầu khổ, người đã thực sự giác ngộ; ta gọi là Bà la môn.

 

68 Người đã diệt lòng tham tài vật cõi này, đã diệt tâm bất thiện, đã hủy các trói buộc của con mắt thịt, đã nhổ hẳn gốc rễ tham; ta gọi là Bà la môn.

 

69 Người với nhiệt tâm đã cắt đứt dòng sông, người đã vượt thắng tất cả tham, người biết đoạn tận các uẩn, không đoạn tận lậu hoặc; ta gọi là Bà la môn.

 

70 (294) Người đã giết cha [vô minh], giết mẹ [tham ái], giết hai vua [danh, sắc], chinh phục vương quốc [thân tâm] với các thần dân [tâm sở], ly ô nhiễm, là Bà la môn.

 

71 (295) Người đã giết cha và mẹ, đã giết hai vua, đã giết con cọp bất thiện, ly ô nhiễm, là Bà la môn.

 

72 (389) Chớ bao giờ đánh một vị Bà la môn, chớ bao giờ xua đuổi một vị Bà la môn; Đánh Bà la môn là kẻ ngu, đuổi Bà la môn là kẻ ác (ngu, ác sẽ tái sinh cảnh dữ).

 

73 Người hiểu thấu các pháp, nên được vinh danh và ngưỡng mộ bởi cả trẻ và già, vì Bà la môn giữ lửa thánh.

 

74 Người hiểu thấu các pháp, nên được vinh danh và kính trọng bởi cả những người trong giới trẻ và già, vì Bà la môn giữ lửa thánh.

 

75 (392) Người hiểu thấu chánh pháp do Đức Phật dạy nên được vinh danh và ngưỡng mộ, như Bà la môn giữ lửa thánh.

 

76 Người hiểu thấu chánh pháp do Đức Phật dạy nên được vinh danh và tôn kính, như Bà la môn giữ lửa thánh.

 

77 Khi Bà la môn đã tới bờ bên kia sinh hữu, vị này đứng đơn độc, bỏ lại sau lưng tất cả nỗi sợ ma, sợ quỷ.

 

78 Khi Bà la môn đã tới bờ bên kia sinh hữu, vị này lúc đó thấy rõ ràng, và tất cả tưởng (perceptions) và thọ (sensations) đều biến mất trước mắt.

 

79 Khi Bà la môn đã tới bờ bên kia sinh hữu, vị này lúc đó thấy rõ ràng, và tất cả các nhân duyên biến mất.

 

80 Khi Bà la môn đã tới bờ bên kia sinh hữu, vị này lúc đó thấy rõ ràng, và tất cả các dính mắc biến mất.

 

81 Khi Bà la môn đã tới bờ bên kia sinh hữu, vị này lúc đó để lại phía sau là sinh, già và chết.

 

82 (387, phần 1)  Mặt trời chiếu sáng ban ngày, mặt trăng chiếu sáng ban đêm, áo giáp quân vương chiếu sáng giữa quân binh, Bà la môn chiếu sáng trong thiền định.

 

83 (387, phần 2) Mặt trời chiếu sáng ban ngày, mặt trăng chiếu sáng ban đêm; Đức Phật chiếu sáng liên tục, ngày và đêm.

84 Các vị Bà la môn đã buông bỏ hết tất cả những gì bất như ý; tương tự, tâm ta đã rời tất cả những tham muốn, ta đã thực sự đoạn tận tất cả chuyện thế gian.

 

85 Khi vị Bà la môn tinh tấn, thiền định, thấu hiểu các pháp và nguyên nhân (12 nhân duyên), và khi nhận biết này rõ ràng hoàn toàn, vị này lìa tất cả các ngờ vực.

 

86 Khi vị Bà la môn tinh tấn, thiền định, thấu hiểu sầu khổnguyên nhân (12 nhân duyên), và khi nhận biết này rõ ràng hoàn toàn, vị này lìa tất cả các ngờ vực.

 

87 Khi vị Bà la môn tinh tấn, thiền định, khám phá ra sự hủy diệt cảm thọ, và khi nhận biết này rõ ràng hoàn toàn, vị này lìa tất cả các ngờ vực.

 

88 Khi vị Bà la môn tinh tấn, thiền định, khám phá ra sự tịch diệt tất cả các nhân duyên, và khi nhận biết này rõ ràng hoàn toàn, vị này lìa tất cả các ngờ vực.

 

89 Khi vị Bà la môn tinh tấn, thiền định, khám phá ra sự tịch diệt các lậu hoặc ô nhiễm, và khi nhận biết này rõ ràng hoàn toàn, vị này lìa tất cả các ngờ vực.

 

90 Khi đối với vị Bà la môn tinh tấn, thiền định, tất cả những lời dạy này trở thành nhận biết rõ ràng toàn triệt, vị này đứng chói sáng khắp thế giới, như mặt trời chiếu sáng bầu trời.

 

91 Khi đối với vị Bà la môn tinh tấn, thiền định, nhờ tri kiến đã giải thoát xa khỏi tất cả dính mắc, tất cả những lời dạy này trở thành nhận biết rõ ràng toàn triệt, vị này đứng xua tan hết quân Ma.

 

Hết Phẩm 33, về Bà La Môn

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2012(Xem: 103021)
20/05/2010(Xem: 55280)
06/09/2013(Xem: 15924)
14/05/2010(Xem: 61598)
10/10/2014(Xem: 43308)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.