Phẩm 22 Lắng Nghe

23/07/20193:22 CH(Xem: 3574)
Phẩm 22 Lắng Nghe

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Phẩm 22

LẮNG NGHE

________________________________________ 

 

Ghi nhận: Nói “lắng nghe” nghĩa là nghe pháp. Hai bản Iyer và Rockhill dịch như là danh từ, nghĩa là “Thanh văn” (the Hearer) theo nghĩa đệ tử Đức Phật, nhưng bản Sparham dịch theo nghĩa động từ “Lắng nghe” (listening) là nghe với chú tâm. Dịch thoát ý là, “nghe và tu theo lời Phật dạy,” bởi vì ngay như thời xưa, nhiều người nghe Đức Phật thuyết pháp nhưng vẫn không lìa tà kiến.

Nghe còn có nghĩa là học, do vậy nghe nhiều có nghĩa là học nhiều, học cao. Phẩm này có nhiều bài kệ nói rằng nghe (học) nhiều mà không giữ giới pháp là hỏng, trong khi nghe (học) ít mà giữ nghiêm túc giới pháp mới là bậc tôn quý nhất trong hàng Thanh văn.

Bản Rockhill trong bài kệ thứ 6 đã dịch chữ “nghe” bằng động từ “hearken” trong tiếng Anh cổ – nghĩa là nghe với chú tâm và vâng phục. Tức là, nghe cũng là một thiền pháp. Do vậy, bài kệ số 6 với ngôn phong như Thiền Đông Độ đã viết rằng, “Người lắng nghe sẽ hiểu biết về Pháp, sẽ lìa tội lỗi, sẽ đạt được Niết bàn” có nghĩa rằng, chính lắng nghe tự thân đã là một thiền pháp viên mãn; điểm này gợi nhớ tới Kinh Lăng Nghiêm, khi hàm nghĩa chính riêng hành vi lắng nghe đã hoàn tất Bát Chánh Đạo. Lắng nghe như thế là hoàn tất chỉ và quán, là cửa vào các pháp ấn vô thường, vô ngã. Vì khi lắng nghe chăm chú, là giữ được trọn giới định huệ, nhận ra tất cả các pháp đã được xả ly, không pháp (lành/dữ, có/không) nào còn dính mắc trong lắng nghe, sẽ thấy xa lìa tâm quá khứ, sẽ thấy tâm vị lai không hiện hữu, và sẽ thấy tâm hiện tại bất khả đắc, trôi theo dòng chảy siết vô thường; tức khắc nơi lắng nghe là tâm không tham sân si, và lúc đó là Niết bàn. Đó chính là tâm bình thường, là Thiền Trúc Lâm, là đối cảnh vô tâm.

Bài kệ 18 nói rằng những người nghe nhiều và thuộc nhiều (học nhiều), và đồng thời hoàn tất các pháp định (bản Sparham viết: known from all samadhis; bản Rockhil và Iyer:  acquired the essence of meditation) nhưng khi có hành động phạm giới thì vốn tu học đều trở nên vô ích. Nghĩa là, kiến thứcđịnh lực từ các tầng thiền sẽ vô ích, nếu không giữ được giới pháp (gợi nhớ Kinh AN 6.60, tôn giả Citta Hatthisàriputta tu chứng Tứ Thiền vẫn lui sụt: Vị ấy, với tâm bị tham ái tấn công, liền từ bỏ học pháp và hoàn tục…). Bởi vì tuệ mới dẫn tới giải thoát, chỉ tuệ mới nhận ra luật duyên khởi giữa các uẩn, và đó là nhận ra vô ngã, vô thường và là không.

Nhà sư Hoa Kỳ Ajahn Sumedho, tuy tu học từ truyền thống Theravada Thái Lan, về sau đã dạy Thiền pháp không khác Kinh Lăng Nghiêm, vì chăm chú nghe âm thanh của tịch lặng cũng chính là nhận ra vô thường, nhận ra bản tâm tịch lặng. Sách “Sound of Silence” của nhà sư Ajahn Sumedho, bản PDF, có thể đọc trên nhiều mạng.  

 

 

1 Để lắng nghe chăm chú, để sống ngay chính, để xuất gia tìm an lạc, để sống hạnh xả ly không dính mắc, những vị như thế xứng đáng ca ngợi là bậc sa môn.

 

2 Người ngu, người không biết, sống như là sẽ không chết; trong khi người trí ngày đêm sống với chánh pháp.

 

3-4 Nếu một người vào một căn nhà bóng tối bao trùm, dù người này có mắt vẫn không thể thấy vật trong nhà; tương tự, một người dù thông minh và sinh trong dòng quý tộc, vẫn không thể có trí tuệ nếu không được nghe Pháp về thiện và bất thiện.

 

5 Y hệt một người, có mắt và cầm cây đèn, thấy tất cả vật, là người đã nghe Pháp về thiện và bất thiện; người này sẽ đạt trí tuệ toàn hảo.

 

6 Người lắng nghe sẽ đạt tri kiến về Pháp; người lắng nghe sẽ xa lìa tội lỗi; người lắng nghe sẽ viễn ly tất cả những kẻ tội phạm; ngươi lắng nghe sẽ đạt Niết bàn.

 

7 Người nghe nhiều nhưng không giữ giới pháp (moral laws/sila), là người coi thường giới pháp, không phải bậc tôn quý nhất trong những người lắng nghe. 

 

8 Người nghe ít nhưng cẩn trọng giữ giới pháp, chính là người tôn kính giới pháp, là bậc tôn quý nhất trong những người lắng nghe. 

 

9 Người nghe rất ít và người vi phạm giới pháp, vì thiếu lòng tôn kính pháp, đều không phải bậc tôn quý.

 

10 Người nghe pháp và người cẩn trọng giữ giới pháp, cả hai vì lòng tôn kính pháp, đều là bậc tôn quý.

 

11 Người nghe [học] nhiều và hiểu Chánh pháp, có trí tuệtâm định tĩnh, không ai trách được, cũng như vàng ngọc trong cõi Diêm Phù Đề.

 

12 Ai nói về ta, đánh giá ta theo hình tướng bề ngoài, người đó bị tham trói giữ và không thực sự biết ta.

 

13 Ai biết rõ về nội đức của ta (công hạnh, chánh pháp của vị Phật), nhưng chưa thấy ngoại hình (tướng tốt của Đức Phật), người đó hãy nên nói chân thựcnhận biết công hạnh tâm ta.

 

14 Ai đã thấy ngoại hình (tướng tốt của Đức Phật) nhưng chưa nhận biết về công hạnh ta (chánh pháp do Đức Phật dạy), người đó hãy nói chân thực là đã mới thấy hình tướng bên ngoài (Đức Phật) thôi.

 

15 Ai chưa biết về nội đức của ta (chánh pháp) và chưa thấy ngoại hình ta (tướng tốt), là người ngu trong cảnh u tối, người đó hãy nói lời chân thực như thế.

 

16 Ai hiểu rõ về nội đức của ta (chánh pháp) và đã thấy ngoại hình ta (tướng tốt), là người trí, biết đường giải thoát, người đó hãy nói lời chân thực như thế.

 

17 Dù tai nghe nhiều và mắt thấy nhiều, tất cả những ai chỉ nghe và thấy pháp lại không thực sự tin pháp (ý nói: học nhiều mà không tu là hỏng).

 

18 Dù một người đã học thuộc và nghiền ngẫm nhưng lời đã nghe, và đã hoàn tất các tầng thiền định, nếu vị này có hành vi sai trái, vốn học và hiểu kia sẽ vô ích.

 

19 Những người vui với chánh pháp do bậc thánh dạy, những người sống theo pháp trong cả hành vilời nói, những người sống vui bên các pháp hữu sống kham nhẫn, những người phòng hộ các căn, đều sẽ được quả   lành từ việc nghe (học pháp) và hiểu pháp.

 

 

Hết Phẩm 22, về Lắng Nghe

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2012(Xem: 103223)
20/05/2010(Xem: 55352)
06/09/2013(Xem: 16003)
14/05/2010(Xem: 61745)
10/10/2014(Xem: 43615)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.