Phẩm 14 Ghét

23/07/20193:19 CH(Xem: 3670)
Phẩm 14 Ghét

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Phẩm 14

GHÉT

_______________________________________

 

Ghi nhận: Nhan đề phẩm này được Rockhill và Iyer dịch là “Hatred” (Ghét, khó chịu, ganh tỵ, không ưa… đối với ai) trong khi Sparham dịch là “Animosity” (rất mực căm ghét). Nơi đây dịch là “Ghét” – một chữ quen thuộc trong tiếng Việt mang nhiều mức độ “bực dọc, khó chịu, căm giận…”

Bài kệ số 6 nói về xung đột giữa Vua Brahmadatta của xứ Kaci và Dirgila của xứ Kosala, bị người kém trí xui giục chiến tranh, tàn sát, cướp bóc, rồi lại hòa nhau.

Nhiều bài kệ nơi dây dạy về chọn bạn: hãy chọn bạn lành, hiền trí; nếu không gặp, hãy sống cô tịch, như voi trong rừng.

 

 

1 Khi ghét người không làm sai và ghét người không hề ghét là tự gây tội cho mình kiếp này và kiếp sau.

 

2 Ghét, tự khổ cho mình; sau, làm khổ người khác. Như chim mồi của thợ săn, tự giam và rồi bẫy chim khác.

 

3 Ai đánh, rồi sẽ bị đánh; ai giận ghét, rồi sẽ bị giận ghét; ai mắng, rồi sẽ bị mắng; ai sân hận, sẽ gặp sân hận.

 

4 Kẻ tu sĩ kém trí không biết chánh pháp, dù đời này quá ngắn, vì khờ dại nên cứ vào tranh cãi vô ích.

 

5 Họ gây dị kiến trong tăng đoàn: Đây mới là người tốt nhất, sao lại chọn kẻ kia, vừa yếu, vừa kém trí?

 

6 Khi một xương bị gãy, họ xui giục chém giết, cướp ngựa, gia súc, bảo vật, chiếm đất, rồi lại hòa làm bạn.

 

7-8 Nhưng người trí, biết lẽ phải, nói: “Tại sao bạn không học pháp này, để học sống chân thực?” Bạn chưa có giới hạnh bậc thánh, hãy tự cẩn trọng lời nói, hãy canh gác cả cho hàng xóm về hiểm nguy lời họ có thể dẫn tới, người biết chánh pháp luôn nói từ ái dịu dàng.

 

9 (3) Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi. Ai ôm hiềm hận ấy, Hận thù không thể nguôi.

 

10 (4) Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi. Không ôm hiềm hận ấy, Hận thù được tự nguôi.

 

11 (5) Với hận diệt hận thù, Đời này không có được. Không hận diệt hận thù, Là định luật ngàn thu.

 

12 Ai sân hận đối với kẻ sân hận sẽ không bao giờ thanh tịnh; người không sân hận sẽ làm lắng dịu kẻ sân hận: sân hận mang sầu khổ tới, người trí không sân hận.

 

13 (328) Nếu được bạn hiền trí, Đáng sống chung, hạnh lành, Nhiếp phục mọi hiểm nguy, Hoan hỷ sống chánh niệm.

 

14 (329) Nếu không gặp bạn hiền trí, trung thành, thiện hạnh, y như vua rời bỏ vương quốc lớn, hãy về sống riêng cô độc, và  chớ phạm lỗi nào.

 

15 (61) Nếu không gặp bạn lành, có đời sống như mình, hãy sống đời cô tịch, chớ làm bạn với kẻ ngu.

 

16 (330) Thà sống đời cô tịch, hơn làm bạn kẻ ngu; rời bỏ mọi vướng bận trong tâm, người sống một mình, y hệt như voi trong rừng già.

 

 

Hết Phẩm 14, về Ghét

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2012(Xem: 103208)
20/05/2010(Xem: 55340)
06/09/2013(Xem: 15994)
14/05/2010(Xem: 61741)
10/10/2014(Xem: 43606)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.