Phẩm 5 Khà Ái

23/07/20193:15 CH(Xem: 3883)
Phẩm 5 Khà Ái

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

Phẩm 5
KHẢ ÁI

_____________________________________


Ghi nhận
: Khả ái là dễ thương, dễ được ưa thích. Bản Rockhill dịch là Những gì dễ thương (Agreeable things), trong khi hai bản kia cùng dịch là Vẻ đẹp, hay Nhan sắc (Beauty). Điểm chung nghĩa là, những gì làm say đắm chúng ta, như nơi mắt là nữ sắc, hoa, tranh, cảnh…, nơi tai là tiếng đàn, lời ca, giọng nói thủ thỉ… tương tự với những gì làm chúng ta say đắm nơi mũi (mùi hương), lưỡi (món ăn ngon), thân (cơ thể chạm xúc), ý nghĩ (tư tưởng, thơ văn)… Khi nơi đây dịch “khả ái” là nói chung tất cả các pháp lôi cuốn đó. Khi thấy có gì dễ thương, là thấy có “cái được tôi ưa thích,” và cả thế giới của “ngã, ngã sở” khởi dậy. Thí dụ, nghe một ca khúc hay, nhiều năm sau còn muốn nghe lại nữa; tức là bản nhạc đó đã trói buộc “thế giới tâm của tôi” qua thời gian rất dài. Để lìa các thứ khả ái, nói ngắn gọn là phải ly tham, không trụ vào bất cứ gì hết.

 

 

1 (212) Các thứ khả ái sẽ mang tới sầu khổsợ hãi; người rời bỏ các thứ khả ái, sẽ thoát sầu khổ, lìa sợ hãi.

 

2 Các thứ dễ thương sẽ mang tới sầu khổsợ hãi; khi tất cả những gì xinh đẹp đó biến đổi, thất vọng sẽ khởi lên.

 

3 Thế giới đầy phiền não –buồn, lo, tiếc nhớ... –khởi lên vì nắm giữ các thứ khả ái. Rời các thứ khả ái, phiền não biến mất.

 

4 Người hạnh phúc, lìa sầu khổ, khi không thấy gì là say đắm; không bận tâm với các thứ khả ái, sẽ ly tham  và giải thoát.

 

5 (210) Sầu khổ khởi dậy khi xa những gì mình ưa thích, khi gặp những gì mình hờn ghét; do vậy, đừng bao giờ tìm những gì dễ thương, cũng chớ bận tâm với những gì dễ ghét.

 

6 Khi buộc phải xa những gì mình ưa, khi cứ gặp những gì mình ghét, sầu khổ sẽ không chịu nổi đối với người già.

 

7 Khi người mình ưa thích lìa đời, như bà con hay bạn thân, nỗi buồn sẽ lớn và lâu dài; xa lìa người thương dẫn tới sầu đau.

 

8 Không thấy ưa với ghét sẽ không bị trói buộc; do vậy, ai thấy dễ thươngphiền não sẽ sẵn sàng từ bỏ những gì dễ ưa.

 

9 Ngưng so đo những gì ưa [với ghét], sẽ không bị buộc vào niềm vui thế tục; tìm niềm vui vượt trên tự ngã là tìm Niết bàn.

 

10 Chúng sinh cõi trời và người bị trói vào niềm vui thân xác (bodily), làm điều bất thiện, chịu khổ,  rơi vào già và chết.

 

11 Ai tinh tấn ngày đêm, lìa niềm vui thân xác, điều rất khó làm, sẽ nhổ được gốc rễ tội lỗi, thực phẩm của Ác Ma.

 

12 Kẻ bất trí xem bất thiện là thiện, xem khó ưa là dễ ưa, xem khổ là vui, chắc chắn sẽ bị hủy diệt.

 

13 Người tìm vui trong bất thiện pháp, sẽ không bao giờ biết đủ. Chớ nên làm bất thiện pháp.

 

14 Người tìm vui trong thiện pháp, sẽ tự sống biết đủ. Chớ nên làm bất thiện pháp.

 

15 Như thành quách biên trấn, có tường xây kiên cố bảo vệ; Người tự phòng hộ kiên cố sẽ sống trong niềm vui của pháp.

 

16 (157) Người trí sẽ vui sống khi tỉnh thức suốt cả ba thời; tỉnh thức liên tục chính là phòng hộ an toàn.

 

17 (315) Gác kỹ trong và ngoài, thành biên trấn sẽ bình an; tương tự, hãy tự canh gác mình liên tục, chớ để lỡ cơ hội sinh làm người, vì khi đã sinh vào địa ngục, là sẽ ân hận.

 

18 Nhìn khắp nơi, sẽ thấy mình thương mình nhất; do vậy, chớ làm cho người khác những gì mình thấy đau đớn cho mình.

 

19 Với mọi người, mạng người là quý, ai cũng sợ bị trừng phạt; do vậy, mình cũng thế, chớ đánh đập ai, chớ giết hại ai.

 

20 (219) Như người vừa đi thật xa và trở về bình an, người thân và bạn hữu đón với những tiếng reo mừng “Alala!”"

 

21 (220) Tương tự với người giới đức, khi rời đời này và sang đời khác, phước nghiệp hân hoan đón như người thân.

 

22 Do vậy, hãy làm việc lành cũng để cho đời sau; vì thiện nghiệp sẽ đón nhận các chúng sinh trong thế giới khác.

 

23 Người sống giới đức được chư thiên ca ngợi; người không có lỗi nào sẽ có niềm vui tuyệt hảo trên cõi trời.

 

24 Người thuận theo pháp, giữ giới hạnh, biết đủ, không nói dối, làm những gì nên làm, sẽ sống vui phần đời còn lại.

 

25 Người làm những gì nên làm, và người sống vui với chánh pháp, cho người khác niềm vui, sẽ an vui nơi thế giới sau.

 

26 Khuyên người khác giữ giới, và tự xa lìa tất cả sai trái – người công chính vui như thế, và không vui với điều bất chính.

 

27 Do vậy, những gì thiện và bất thiện sẽ ly biệt nơi cái chết; người ác hạnh rơi địa ngục, người thiện hạnh lên cõi trời.

 

Hết Phẩm 5, về Khả Ái

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2012(Xem: 103026)
20/05/2010(Xem: 55280)
06/09/2013(Xem: 15925)
14/05/2010(Xem: 61603)
10/10/2014(Xem: 43309)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.