Thư Viện Hoa Sen

Kinh Viên Giác

18/11/202012:59 CH(Xem: 8133)
Kinh Viên Giác

Phật lịch 2541 – (1997)
KINH VIÊN GIÁC
Việt dịch:    Thích Huyền-Vi

 KInh Viên Giác - Thích Huyền Vi

MỤC LỤC 

Lời Tựa
Quyển Thượng
Quyển Hạ
Ý Kiến Giải Kinh Viên Giác
Ban đánh máy: Phương An & Diệu Vân
Layout bản điện tử: Tâm Từ & Nguyên Thanh

Bài Tựa

 

***

 

            Luận về những gì thuộc huyết khí thì phải có tính biết, phàm có tính biết chắc chắn đồng thể. Thế nên ‘chơn tịnh minh diệu, hư triệt linh thông’ sáng suốt hằng còn.  Đó là nguồn gốc của chúng sanh, nên gọi là tâm địa.  Là chỗ chứng đắc của chư Phật, nên gọi là bồ đề.  Giao lưu suốt khắp, dung thông nhiếp hóa, nên gọi là pháp giớiVắng lặng, thanh tỉnh chơn thường , chơn lạc gọi là niết bàn.  Chẳng rơ chẳng rĩ, gọi là trong sạch.  Không hư vọng, không biến đổi gọi là chơn như.

            Lìa lỗi dứt quấy, gọi là Phật tánhỦng hộ thiện, ngăn chặn ác, gọi là tổng trì.  Ẩn che trùm nhiếp, gọi là như lai tạng.  Siêu diệt cánh cửa nhiệm mầu, gọi là mật nghiêm.  Thống lảnh các đức độ mà vẹn toàn; phá hết các bóng tối để chỉ còn ánh sáng chiếu soi, gọi là viên giác.  Sự thật đều là nhứt tâm.

            Trái việc đó là phàm. thuận theo việc đó (nhứt tâm) thành Thánh;  mê việc đó thì sanh tử bắt đầu, ngộ việc đó thì chấm dứt luân hồi; đích thân tìm việc đó thì đủ chỉ quán, định huệ, xét cho thật rộng thì đủ sáu độ, muôn hạnh, hướng dẩn thành trí, sau đó được chánh trí, nương theo đó làm nhơn, về sau thành chánh nhơn, kỳ thật đều chỉ có một pháp.

            Trọn ngày sống với viên giác, nhưng chưa từng biết viên giác.  Đó là phàm phu; muốn chứng viên giác nhưng chưa đến viên giác.  Đó là Bồ Tát; đầy đủ viên giác mà lại ở nơi viên giác.  Đó là Như Lai; lìa viên giác không có lục đạo, bỏ viên giác không có tam thừa, phi viên giác không có Như Lai, dứt viên giác không có chơn pháp, kỳ thật đều có một con đường mà thôi.  Chỗ chứng ngộ của các Đức Phật trong ba đời, bao trùm trong sự chứng nầy;  Như Lai vì một đại sự ra đời bao trùm tánh viên giác nầy; ba tạng, mười hai bộ kinh, tất cả bài kinh, đều bao trùm tánh viên giác nầy.  Song đức Thích Ca Như Lai để lại giáo pháp có hiển có mật, lập nghĩa có rộng có hẹp, thừa và thời có trước có sau, đương cơ có cạn có sâu, không phải là hàng thượng căn viên trí, ai mà có thể thông suốt được.  Vì thế, nên đức Thích Ca Như Lai ở trong quang minh tạng cùng mười hai vị đại sĩ nói lý cao sâu, nhưng diễn giải rõ ràng, thông suốtrộng rãi để ấn định giáo pháp viên giác, là tôn chỉ của tất cả khế kinh vậy.

Kinh Viên Giác - Thích Huyền Vi





.

Tạo bài viết
23/04/2023(Xem: 34554)
30/06/2017(Xem: 19506)
07/06/2010(Xem: 89813)
07/06/2010(Xem: 77481)
11/03/2017(Xem: 48803)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: