- Lời Người Dịch
- Lời Dẫn Tựa Pháp Hoa Đề Cương
- Tựa Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Nêu Pháp Dụ Và Đề Mục Của Kinh
- Tổng Nêu Nhân Do Tôn Chỉ Khai Thị Ngộ Nhập
- Nêu Rõ Diệu Lý Theo Mỗi Phẩm Trong Kinh Phân Giải
- Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải Và Thọ Ký
- Phẩm Dược Thảo Dụ Và Hoá Thành Dụ
- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhân Ký Và Phẩm Pháp Sư
- Phẩm Hiện Bảo Tháp
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm Trì, Phẩm An Lạc Hạnh, Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tuỳ Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức
- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực Và Phẩm Chúc Lụy Và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Phẩm Đà La Ni
- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Bạt Dẫn Đề Mục Đàu Kinh
- Chỉ Thẳng Diệu Nghĩa Của 14 Chữ Toát Yếu
PHÁP HOA ĐỀ
CƯƠNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
TÔNG CHỈ ĐỀ CƯƠNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Đức Thế Tôn, vì một đại sự nhân duyên nên xuất hiện ở đời. Bởi muốn khai thị cho chúng sanh khiến ngộ nhập Phật tri kiến đạo.Lúc mới thành Chánh giác, Ngài nói kinh Hoa Nghiêm, đem cho họ giáo Viên đốn Nhất thừa, khiến mọi người đồng lên biển Hoa Tạng. Nhưng pháp lớn cơ nhỏ, chắc chắn là khó vào. Do đó, Giáo có năm thời, Thừa chia ba tạng.Thời thứ hai, nơi vườn Lộc Dã, Ngài nói kinh A-hàm.Thời thứ ba, tại tịnh xá Kỳ Hoàn, Ngài nói kinh Bát-nhã.Thời thứ tư, trong núi Kỳ-xà-quật, Ngài nói kinh Pháp Hoa.Thời thứ năm, ở thành lớn Câu-thi, Ngài nói kinh Niết-bàn.
Hai thời trước, là phần giáo của Tiểu thừa và Nhị thừa. Đến thời Pháp Hoa, là phần giáo của Đại thừa.
Kinh nói: Phật nói kinh Đại thừa, tên “Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ-tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm”.Bởi chư Phật hộ niệm, từ lâu xa đến giờ. Nay, trong chúng đệ tử, căn cơ đã thuần thục, lưới nghi cũng trừ xong, có thể kham nhận lãnh pháp lớn, nên Phật đem Đại thừa này giao phó.
Giáo này cũng đồng với kinh Hoa Nghiêm. Do đó, kinh nói: “Thẳng bẳng bỏ phương tiện, chỉ nói đạo vô thượng. Khiến cho chúng đệ tử, nương đạo Nhất thừa này, tiến vào Tối thượng thừa, Tri kiến Phật nhất đại sự, A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-Bồ-đề”.
Nhưng, kinh Pháp Hoa cùng kinh Lăng Nghiêm đồng một ý hướng, mà kinh Pháp Hoa là mật ý xưng dương tán thán Phật tri kiến. Kinh Lăng Nghiêm là nói rõ Phật tri kiến. Đến kinh Niết-bàn thì dạy: “Sanh diệt đã hết, lặng lẽ là vui”. Chính nơi đây, niềm vui lớn mới thật rốt ráo.
Nên biết trên hội Pháp Hoa, là lúc đào giếng đã thấy đất ướt, biết chắc gần tới nước. Hội Lăng Nghiêm, là khi thấy nước rồi. Hội Niết-bàn, là lúc uống nước. Thế thì, nhân duyên một việc lớn, chính là giải thoát vậy.Nói là lớn, cũng chẳng vượt qua tâm. Nhưng, tâm lại là Tri kiến chân như, bản lai không một vật. Chúng sanh tự quên cái bản lai này, theo vọng thức, trôi giạt mãi trong biển khổ. Cho nên, Pháp của Phật nói ra, dụ như chiếc bè, hay cứu vớt chúng sanh, ngược dòng mà qua, khiến họ bỏ vọng về chân. Sau đó, mới khai thị cho họ, dạy biết cái “bản lai thanh tịnh”, ngộ nhập “Tri kiến địa chân như”.
Tỳ-kheo Thanh Đàm,
Thiền sư Giác Đạo Tuân Minh Chánh tuyển