- Lời Người Dịch
- Lời Dẫn Tựa Pháp Hoa Đề Cương
- Tựa Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Nêu Pháp Dụ Và Đề Mục Của Kinh
- Tổng Nêu Nhân Do Tôn Chỉ Khai Thị Ngộ Nhập
- Nêu Rõ Diệu Lý Theo Mỗi Phẩm Trong Kinh Phân Giải
- Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải Và Thọ Ký
- Phẩm Dược Thảo Dụ Và Hoá Thành Dụ
- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhân Ký Và Phẩm Pháp Sư
- Phẩm Hiện Bảo Tháp
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm Trì, Phẩm An Lạc Hạnh, Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tuỳ Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức
- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực Và Phẩm Chúc Lụy Và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Phẩm Đà La Ni
- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Bạt Dẫn Đề Mục Đàu Kinh
- Chỉ Thẳng Diệu Nghĩa Của 14 Chữ Toát Yếu
PHÁP HOA ĐỀ CƯƠNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
PHẨM NHƯ LAI THỌ LƯỢNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
PHẨM NHƯ LAI THỌ LƯỢNG
Phẩm Thọ Lượng là tiêu biểu cho Pháp thân chân thể, xưa nay trong sạch, chẳng sanh chẳng diệt, sống lâu chẳng thể nghĩ bàn. Người tu hành, nên thích thú tinh thần này, đồng thời phát tâm Bồ-đề, mong cầu được chứng. Nếu người chỉ được nghe Phật sống lâu chẳng thể nghĩ bàn, một lòng tin nhận, thì người ấy được trí tuệ chẳng thể nghĩ bàn, công đức cũng chẳng thể nghĩ bàn, đời tương lai ắt chứng được “sống lâu chẳng thể nghĩ bàn” như thế. Bởi hiển bày thức tâm sanh diệt đã diệt, thì chân tâm tịch diệt, chẳng sanh chẳng diệt hiện tiền.
Kinh nói: “Này thiện nam tử, các ông nên tin hiểu lời nói chắc thật của Như Lai”. Phật bảo ba lần như thế.Khi đó, trong chúng đại Bồ-tát, ngài Di Lặc làm thượng thủ, đồng chấp tay bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn, cúi xin Ngài nói, bọn chúng con sẽ tin nhận lời của Ngài”. Bạch rõ ba lần như vậy.
Nay kẻ tối hạ bần tiện Giác Đạo Tuân này, xin cúi đầu qui mạng lễ. (Lược phần xưng danh hiệu Phật).
Kệ rằng:
Nghe rồi xoay thấy chủ nhân ông,
Mới rõ tu chân chẳng dụng công,
Hay chuyển pháp luân, trần số chúng,
Quay về giác đạo, tịnh tâm đồng,
Được nghe Phật thọ lâu xa tit,
Phước lớn nhân duyên bằng thái không,
Tạo tác cúng dường, công hữu lậu,
Suy lường thọ mạng, đức vô song.
Văn tư hồi kiến chủ nhân ông,
Thủy giải tu chân bất dụng công,
Năng chuyển pháp luân trần số chúng,
Toàn qui giác đạo tịnh tâm đồng,
Đắc văn Phật thọ di trường viễn,
PHẨM PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC,
TÙY HỶ CÔNG ĐỨC và PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC
TÙY HỶ CÔNG ĐỨC và PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC
Phẩm Tùy Hỷ Công Đức. Do kinh này, nguyên lai là mở bày thức tâm vọng tưởng của chúng sanh, chỉ rõ tri kiến Nhất thừa Phật tuệ thanh tịnh. Nên vào đầu kinh phóng quang có hai ý:
Nhân ánh sáng mà được thấy rõ.
2- Hiện cảnh mà dẫn khởi thức tâm. Khiến hạng người chấp thức sanh nghi, để rồi theo chỗ nghi ngờ của họ mà chỉ bày.
Di Lặc đương cơ khởi nghi, ấy vì Di Lặc từ xưa đến giờ dùng thức mà tu. Nhưng thức thì nhiều lưu chuyển, niệm niệm sanh diệt.
Trong đoạn kinh trước nói: “Lòng thường ôm giải đãi, say đắm nơi danh lợi, cầu danh lợi không chán, luôn dạo nhà giàu có”.Đoạn kinh nói trên là chỉ cho thức tâm vậy. Lấy Di Lặc mà ví cho cả chúng sanh, từ vô thủy đến giờ, chấp vọng thức này làm thể. Nay trên hội được nghe kinh Pháp Hoa, khế hợp với bản tâm, chân như thanh tịnh, chẳng sanh chẳng diệt. Mới hay tâm này, là nhân chánh thành Phật. Nương nơi đây tu hành tiến vào, thì mỗi pháp mỗi pháp đều là công đức, thẳng đến thành Phật, lại chẳng còn theo vọng thức lưu chuyển nữa. Đó cũng là tiêu biểu cho nghĩa chuyển thức thành trí vậy.
Nên biết, nếu có được nghe kinh này, quyết định tương lai thành Phật. Thế nên đều phải tùy hỷ.Nhưng tùy hỷ kinh này lần lượt đến người thứ năm mươi, công đức của người này, chẳng thể đem những công đức khác, mà có thể so sánh bì kịp. Huống nữa là Pháp sư, siêng năng thọ trì đọc tụng kinh này, thì tự thấy thiên chân chẳng động, sáu căn thanh tịnh bản nhiên.
Đấy là công đức của Pháp thân, dù có tính đếm, thí dụ, cũng chẳng lường xiết.
Kệ rằng:
Dật-đa hội ngộ, chánh nhân đồng,
Xin hỏi Năng nhân, lường xét công,
Tùy hỷ vì người mà chỉ dạy,
Văn Tư Tu tự chứng viên dung,
Ví chăng thí chủ công tuy lớn,
Đâu sánh nghe kinh, đức chẳng cùng,
Huống nữa thọ trì siêng giảng thuyết,
Sáu căn thanh tịnh hiển thần thông.
Dật-đa hội ngộ chánh nhân trung,
Thỉnh vấn Năng nhân giảo lượng công,
Tùy hỷ vị tha nhi chuyển giáo,
Văn Tư Tu tự chứng viên dung,
Thí du thí chủ công tuy đại,
Hạt nhược văn kinh đức bất cùng,
Hà huống thọ trì tinh tiến thuyết,
Lục căn thanh tịnh hiển thần thông.